THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

26 tháng 7 2014

KHI NHỮNG CON BUÔN LÀM CHÍNH TRỊ

by An Chiến  |  at  26.7.14

Video các ông Nghị, bà Nghị Ukraine choảng nhau tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=4Ak_-ovPBGA. Ukraine đang trong nội chiến, bộ máy công quyền và những quan chức Chính phủ đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Không biết những người này đang làm gì? 

Cuộc vui hay đến mấy rồi cũng đến hồi tàn canh. Chính trường Ukraine đã rúng động và hơn một năm qua "những con buôn chính trị" đã vây quanh chiếc xác mà chúng biết chắc nếu có lao vào cũng không làm gì nên chuyện. Nhưng rồi cũng lao vào như đó chính là sinh mệnh của họ vậy. Và tưởng chừng với những mỹ từ đẹp được những chính khách con buôn đưa ra họ sẽ tạo nên một điều gì đó khác biệt hơn những con người thuộc về bộ máy tiền nhiệm. 

Với sự giúp sức từ EU và Mỹ thì việc bộ máy mới của Ukraine chuyển hướng đất nước sang phương Tây thay vì "thân Nga" và "phụ thuộc vào Nga" là điều được báo trước. Khi những nguy cơ tưởng chừng chỉ còn phụ thuộc vào thời gian, khi mà toàn bộ nền kinh tế Ukraine sẽ có sự bảo trợ từ Phương Tây, những cuộc khủng hoảng nợ sẽ không còn dai dẳng, không lối thoát như hiện nay thì chính nước Nga cũng đang có những động thái tự lo cho chính mình. 

Những chiến lược cố kết những quốc gia chịu ảnh hưởng còn lại xung quanh được đưa ra và việc khu vực Crime tự nguyện thông qua một cuộc trưng cầu dân ý để sát nhập vào Nga khiến nước này có những an ủi trong canh bạc Ukraine....Nhiều người đã tưởng thế là hết trong mối quan hệ Nga - Ukraine và người Nga sau những gì đã qua cũng sẽ không áy náy bởi suy cho cùng họ cũng đã có được những thứ mà trước đây họ từng ao ước. 

Nhưng rồi, như một điều vốn đã được dự báo trước, những khó khăn với Chính phủ tạm quyền và chính quyền được lập nên sau bầu cử Tổng thống tại Ukraine dường như chỉ mới bắt đầu vậy. Những cá nhân chịu trách nhiệm gồng gánh đất nước chưa hiểu được nên bắt đầu từ đâu và liệu rằng phần trăm thắng lợi trong chính sách do chính họ đưa ra. Và giữa bối cảnh phe nổi dậy tại các vùng miền chưa có một dấu hiệu chịu đầu hàng (mặc dù chính quyền Trung ương Ukraine đang có những chính sách mạnh tay và quyết liệt nhất từ khi xảy ra nội chiến đến nay) thì vụ chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaisya bị bắn hạ ngay trên bầu trời của Ukraine một lần nữa lại đẩy tình trạng nội chiến vào thế lưỡng nan. Khi mà việc điều tra nguyên nhân cũng như thủ phạm gây nên thảm kịch với sự ra đi của gần 300 sinh mạng chưa có đáp án thì chừng ấy cuộc nội chiến ở nước này sẽ chưa có những kết quả khả quan. 

Trong quá khứ, thế giới đã phải nghiêng mình trước sự đoàn kết và tương trợ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn của người dân Nhật Bản trước sự hủy hoại và tàn phá ghê gớm của sóng thần. Người Nhật đã cho thế giới thấy rằng, sở dĩ họ vượt qua được bất cứ khó khăn nào và có thể vững tâm chịu đựng, chinh phục được sự hung dữ của thiên nhiên đơn giản vì họ có sự đồng lòng từ những quan chức Chính phủ, Chính quyền địa phương cho đến những người dân. Tuy nhiên, nhìn qua thì tại Ukraine cơ hồ đã không có một tí nào gọi là đoàn kết hay những sự tương trợ cần thiết đó. 

Nếu ai đó chứng kiến cuộc nội chiến diễn ra từ đầu chắc hẳn sẽ đồng tình với quan điểm nêu trên của tôi. Những cảnh tượng binh lính tàn sát và sẵn sàng nả súng vào những người dân thường vô tội và cả những tình cảnh ngược lại. 

Vốn dĩ mọi cuộc chiến đều gây nên những thương vong và khó tránh khỏi những vết thương lòng nhưng ai dám đảm bảo rằng sau những gì đã qua những người dân Ukraine tại các vùng miền sẽ cùng ngồi chung ghế và bàn về những điều có ích, có lợi cho dân tộc. Nói như vậy để thấy rằng, sự đồng tâm, hiệp lực và tinh thần một ý chí để vượt qua giai đoạn của người dân Ukraine  là điều không nền mong đợi. 

Thủ phạm không ai khác chính là Quân đội của Chính phủ. Những cảnh tượng tàn sát thương tâm những người dân vô tội, những sự hủy hoại ghê gớm tới những công trình dân sinh đa khiến những người dân chán ghét và hệ quả đi liền là hố sâu ngăn cách thù hằn dân tộc, kỳ thị giữa cư dân các vùng miền. 

Điều đáng buồn nhất đã đến với đất nước Ukraine. 
Giữa những cảnh hỗn loạn và chuyện chết chóc đang xảy ra thường xuyên, chính những người là nghị sỹ, là dân biểu, là những ông thủ tướng kia không chỉ đang tâm đánh mất những niềm tin mà còn thực hiện những hành động ngu xuẩn, cấm kỵ nhất. Lẽ ra, họ phải là những người vững tâm nhất và thấy được sự kỳ vọng của người dân vào chính mình nhưng rốt cuộc họ cũng chỉ làm được mỗi chuyện cãi vả, choảng nhau và đi đến những động thái vô trách nhiệm là từ chức

Họ đi đến những thái độ bức xúc, những động thái quyết liệt như vậy phải chăng giữa họ đang có những bất đồng, những cuộc cãi vã liên quan đến những quyết quyết sách được áp dụng trong thời gian tới? 

"Từ những tranh cãi về ngân sách quốc gia, các ông nghị quay sang tranh cãi về vấn đề tiếp tục mở rộng chiến tranh hay dừng lại? Khối nghị sĩ Cộng sản và Khối nghị sĩ Đảng các khu vực kiên quyết phản đối chiến tranh. Họ công khai gọi cuộc chiến này là cuộc chiến của người Ukraina giết người Ukraina. Quan điểm này không vừa lỗ nhĩ của các nhóm ông nghị thộc các phái dân tộc cực đoan và kết cục là các ông nghị choảng nhau, mà không phải choảng nhau một đôi lần mà là liên tục choảng nhau". 

Hóa ra chính những cơ quan, những con người làm quyết sách, ban hành đường lối lại là nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn nhất. Cho đến nay khi Tổng thống nước này (được sự đồng ý của Quốc hội) đã ra những đòn nặng tay với phe nổi dậy thì đã quá muộn chăng khi hiện nay những cá nhân có chức trách mới ngồi lại cùng nhau để bàn luận về một chuyện đã được thực thi. Từ chuyện này thì không mấy khó khăn để những người hiểu chuyện đặt ra những nghi: có hay không việc Tổng thống đương nhiệm Ukraina thực hiện cuộc chiến nội bộ kiểu "tiền trạm hậu tấu" và liệu rằng đứng trước những vấn đề mang tính sống còn, để lại nhiều hệ lụy Quốc hội nước này có thực sự nghiêm túc hay họ đã quên mất nhiệm vụ của chính mình?

Vị Chủ tịch Quốc hội - ông Turtrinov Турчинов đã làm gì trong những cơn bấn loạn và những cuộc ẩu đả vô tiền khoáng hậu ấy?
"Ông Chủ tịch Quốc hội Turtrinov Турчинов đứng về phe dân tộc cực đoan, tắt mic đang phát biểu của ông nghị Đảng Các khu vực và tuyên bố đuổi ông này ra ngoài". Thử hỏi sau hành động này ai dám còn tin vào Quốc hội Ukraina sẽ cho ra được một quyết sách mang tính đồng thuận cao. Ngay cả ông Chủ tịch Quốc hội cũng không e ngại công bố mình ủng hộ một trong hai bên đang ẩu đả với nhau kia. 
Chủ tịch Quốc hội Turtrinov
Chưa hết, sau hành động mang tính chia rẽ nhược tiểu ấy, ông này còn có những động thái xoáy và khoét sâu những mâu thuẫn vốn dĩ đã quá sâu: "Hầu hết nghị sĩ khối Cộng sản cũng rời hội trường để phản đối. Chủ tịch Quốc hội Turtrinov đòi Quốc hội thông qua nghị quyết truất quyền đại biểu của tất cả khối Cộng sản. Cùng với đó, sáng nay, Viện Công tố Trung ương và Cơ quan An ninh quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với các thành viên của Đảng Cộng sản với hơn … 300 tội danh hình sự. Bên ngoài phòng họp của Quốc hội, phe dân tộc cực hữu tổ chức biểu tình, trương các khẩu hiệu kết tội những ông nghị cộng sản là “khủng bố”, “gián điệp của Nga”…

Nói không ngoa Quốc hội Ukraina đang như một cái chợ. Những người ôn hòa nhất chỉ còn hi vọng những người tham gia ẩu đả kia mệt và rút lui, còn không viễn cảnh đáng buồn kia vẫn sẽ tồn tại.

Giữa những ngổn ngang chưa có lời hóa giải người đứng đẩu Chính phủ Ukraina chọn cách trốn tránh trong im lặng. 

"Thủ tướng Chính phủ Arseny Yatsenyuk chiều nay phát biểu công khai trên nghị trường Quốc hội về việc từ chức. Và không phải chỉ có một mình ông Thủ tướng từ chức mà là cả chính phủ của ông từ chức".


Thủ tướng Chính phủ Arseny Yatsenyuktừ chức
Nhiều chuyên gia bình luận thời sự quốc tế cho rằng, ông Arseny Yatsenyuk đã khôn ngoan trong việc chọn cho mình một lối thoái lui an toàn. Nhưng, thử hỏi rằng, đất nước Ukraine đâu phải là một cái chợ mà chọn lối đi khôn ngoan hay không khôn ngoan. Nên chăng xem đó là một cuộc tháo chạy hết sức vị kỷ, vô trách nhiệm cho những con người từng có những lời hứa, lời tuyên bố làm mê hoặc lòng người với những mỹ từ có cánh. Đến đây, nhiều người dù hơi lờ mờ nhưng cũng nhận ra rằng những con người cụ thể đó cũng chỉ là con buôn trong địa hạt chính trị. 
Thủ tướng tạm quyền Vladimir Groisman

Hiện tại, Ukraine đã có tân Thủ tướng tạm quyền thay cho ông Arseny Yatsenyuk nhưng phải chăng ông Vladimir Groisman lên nắm quyền mà chưa biết hết những khó khăn mà chính quyền trung ương nước này đang gặp phải. "Theo Hiến pháp Ukraina, trong vòng một tháng kể từ 24/7/2014, các khối nghị sĩ phải tự thương lượng để hình thành một liên minh đa số- có quyền thành lập một chính phủ mới. Hết một tháng, nếu không hình thành được một liên minh đa số thì Quốc hội sẽ giải thể và tiến hành cuộc bầu cử đại biểu quốc hội trước thời hạn. Thế nhưng, ngay từ bây giờ đã có thể nhìn thấy cả 2 phương án trên là cực kỳ khó khăn: Rất khó cho việc các ông nghị có thể ngồi lại với nhau để tạo ra một liên minh đa số; Đồng thời, việc bầu cử đại biểu Quốc hội trước thời hạn trong tình hình đất nước rối ren thế này cũng là điều cực khó, và cái khó đầu tiên là … tiền đâu? Vừa rồi, Mỹ đã bao cấp cho cuộc bầu cử Tổng thống, vậy chẳng lẽ lần này lại ngửa tay xin? Mà xin chắc gì Mỹ đã cho? Mà dù Tổng thống Mỹ đồng ý thì liệu dân chúng Mỹ có đồng tình?". 


Với một giải pháp mang ý nghĩa tình thế và tạm thời khi bản thân ông Vladimir Groisman chưa có nhiều kinh nghiệm chính trường, không loại trừ sẽ có một cuộc tháo chạy tiếp theo sau ông Arseny Yatsenyuk!!!
Phương Nam OP.


10 nhận xét:

  1. Càng tiến hành thì chính quyền Ukraine lại có những sự rối ren. Phải chăng những người dân đã trao gửi quyền lãnh đạo đất nước cho những kẻ là con buôn chính trị.

    Trả lờiXóa
  2. Không ai dám chắc vị Thủ tướng tạm quyền sẽ tạo nên một điều khác biệt cho chính trường Ukraine hiện tại. Không loại trừ sẽ có một cuộc tháo chạy tiếp theo sau ông Arseny Yatsenyuk!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính trường Ukraine đã rúng động và hơn một năm qua "những con buôn chính trị" đã vây quanh chiếc xác mà chúng biết chắc nếu có lao vào cũng không làm gì nên chuyện. Nhưng rồi cũng lao vào như đó chính là sinh mệnh của họ vậy. Và tưởng chừng với những mỹ từ đẹp được những chính khách con buôn đưa ra họ sẽ tạo nên một điều gì đó khác biệt hơn những con người thuộc về bộ máy tiền nhiệm.

      Xóa
  3. Nói không ngoa Quốc hội Ukraina đang như một cái chợ. Những người ôn hòa nhất chỉ còn hi vọng những người ẩu đả mệt thì họ sẽ về và tạm thời chấm dứt cuộc ẩu đả tại đó.

    Trả lờiXóa
  4. Hóa ra chính những cơ quan, những con người làm quyết sách, ban hành đường lối lại là nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn nhất. Cho đến nay khi Tổng thống nước này (được sự đồng ý của Quốc hội) đã ra những đòn nặng tay với phe nổi dậy thì đã quá muộn chăng khi hiện nay những cá nhân có chức trách mới ngồi lại cùng nhau để bàn luận về một chuyện đã được thực thi. Từ chuyện này thì không mấy khó khăn để những người hiểu chuyện đặt ra những nghi: có hay không việc Tổng thống đương nhiệm Ukraina thực hiện cuộc chiến nội bộ kiểu "tiền trạm hậu tấu" và liệu rằng đứng trước những vấn đề mang tính sống còn, để lại nhiều hệ lụy Quốc hội nước này có thực sự nghiêm túc hay họ đã quên mất nhiệm vụ của chính mình?

    Trả lờiXóa
  5. Thật đáng buồn cho Ukraine: Thủ phạm không ai khác chính là Quân đội của Chính phủ. Những cảnh tượng tàn sát thương tâm những người dân vô tội, những sự hủy hoại ghê gớm tới những công trình dân sinh đa khiến những người dân chán ghét và hệ quả đi liền là hố sâu ngăn cách thù hằn dân tộc, kỳ thị giữa cư dân các vùng miền.

    Trả lờiXóa
  6. Hóa ra chính những cơ quan, những con người làm quyết sách, ban hành đường lối lại là nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn nhất. Cho đến nay khi Tổng thống nước này (được sự đồng ý của Quốc hội) đã ra những đòn nặng tay với phe nổi dậy thì đã quá muộn chăng khi hiện nay những cá nhân có chức trách mới ngồi lại cùng nhau để bàn luận về một chuyện đã được thực thi. Từ chuyện này thì không mấy khó khăn để những người hiểu chuyện đặt ra những nghi: có hay không việc Tổng thống đương nhiệm Ukraina thực hiện cuộc chiến nội bộ kiểu "tiền trạm hậu tấu" và liệu rằng đứng trước những vấn đề mang tính sống còn, để lại nhiều hệ lụy Quốc hội nước này có thực sự nghiêm túc hay họ đã quên mất nhiệm vụ của chính mình?
    Haizzz. một chính quyền Ukraina thật rối rắm !!!

    Trả lờiXóa
  7. Cuộc vui hay đến mấy rồi cũng đến hồi tàn canh. Chính trường Ukraine đã rúng động và hơn một năm qua "những con buôn chính trị" đã vây quanh chiếc xác mà chúng biết chắc nếu có lao vào cũng không làm gì nên chuyện. Nhưng rồi cũng lao vào như đó chính là sinh mệnh của họ vậy. Và tưởng chừng với những mỹ từ đẹp được những chính khách con buôn đưa ra họ sẽ tạo nên một điều gì đó khác biệt hơn những con người thuộc về bộ máy tiền nhiệm.

    Với sự giúp sức từ EU và Mỹ thì việc bộ máy mới của Ukraine chuyển hướng đất nước sang phương Tây thay vì "thân Nga" và "phụ thuộc vào Nga" là điều được báo trước. Khi những nguy cơ tưởng chừng chỉ còn phụ thuộc vào thời gian, khi mà toàn bộ nền kinh tế Ukraine sẽ có sự bảo trợ từ Phương Tây, những cuộc khủng hoảng nợ sẽ không còn dai dẳng, không lối thoát như hiện nay thì chính nước Nga cũng đang có những động thái tự lo cho chính mình.
    Những tay sai của Mỹ và phương Tây ...

    Trả lờiXóa
  8. Đến quốc hội còn như 1 cái chợ thì đất nước hỏi sao không rối ren được chứ, mỗi người 1 ý cuối cùng chẳng ông nào vừa lòng ông nào dẫn đến tình trạng loạn chứ sao. ở Việt Nam có thấy tình trạng này bao giờ đâu, đó chính là tác hại của việc đa nguyên đa đảng. Cứ như Việt Nam 1 đảng duy nhất, lãnh đạo sáng suốt, thế là quá đủ cho 1 nước đang trong thời kỳ phát triển

    Trả lờiXóa
  9. những con người làm quyết sách, ban hành đường lối lại là nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn nhất. Cho đến nay khi Tổng thống nước này (được sự đồng ý của Quốc hội) đã ra những đòn nặng tay với phe nổi dậy thì đã quá muộn chăng khi hiện nay những cá nhân có chức trách mới ngồi lại cùng nhau để bàn luận về một chuyện đã được thực thi. Từ chuyện này thì không mấy khó khăn để những người hiểu chuyện đặt ra những nghi ngo

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.