Sau vụ kiện bất thành Nhà báo Thu Uyên, người dẫn chính của chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" (một chương trình hướng đến việc chia sẻ nỗi đau cho những người bị thất lạc người thân và giúp họ được đoàn tụ sau những năm tháng xa cách) Luật sư, Tiến sỹ Trần Đình Triển chắc vẫn còn ấm ức; đường đường một người đứng đầu của một văn phòng Luật sư có tiếng tại Việt Nam (Văn phòng Luật sư Vì dân) lại thua kiện một người có chuyên môn làm báo?

Sự việc từ Luật sư Triển đã được khai mở và đưa ra ánh sáng và nhiều nghi vấn đã được làm sáng tỏ và nhiều người đã biết được, những sai lầm đó thuộc về chủ quan và hoàn toàn không có chuyện "đầu cơ trục lợi" như Luật sư Triển đã từng cáo buộc. Cho nên, một điều nhận thấy là sau những câu chuyện ầm ĩ liên quan đến chuyện tìm kiếm kiếm hài cốt liệt sỹ, những người đã mất thông qua phương pháp ngoại cảm học và cả những kiện cáo rùm beng liên quan đến Nhà báo Thu Uyên, Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly vẫn được lên sóng đều đặn. Nhà báo Thu Uyên và ê kíp chương trình vẫn tiếp tục công việc tương đối thầm lặng mà cần thiết ấy.
Và sở dĩ chương trình không bị tạm phát sóng do những lỗi trong quá trình tác nghiệp bởi những người dân, công chúng đã nhanh chóng thông cảm cho Thu Uyên và ê kíp thực hiện chương trình. Họ đã biết rằng, với số lượng người nhờ Chương trình tìm kiếm người thân tương đối lớn trong khi đội ngũ những người tham gia chương trình lại có hạn; không gian tìm kiếm lại trải rộng trên toàn đất nước, một số trường hợp ê kíp Chương trình đã phải lặn lội sang tận Campuchia, Thái Lan để thực hiện công tác tìm kiếm....với những khó khăn mang tính khách quan như vậy thì chuyện sai sót là điều có thể xảy ra. Cũng sự khách quan, sự công bằng trong nhận định, đánh giá, sự ghi nhận những cố gắng của nhà Đài chính là những "cửa sinh" đối với chương trình. Và đương nhiên, khi một chủ thể chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" tồn tại không ảnh hưởng nhiều đến danh tiếng cũng như tiếng tăm của Văn phòng Luật Vì dân của ông Triển. Thậm chí một số người còn đánh giá cao những nỗ lực đi tìm kiếm những lẽ công bằng cho cuộc sống; song với Luật sư Trần Đình Triển không đơn giản chỉ có từng ấy.
Dường như sự thất bại đương nhiên của một người có thâm niên lâu năm hành nghề luật lâu năm đã khiến ông bị tổn thương không nhỏ. Ông không thể hiểu nổi được "cái tình" vẫn hiện hữu và nguy cơ sống sót không hề nhỏ bất chấp những sự tường minh của những căn cứ được luật hóa. Việc ông Triển nhớ về sự kiện liên quan chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" và cá nhân Nhà báo Thu Uyên không phải không có lí, nhất là sau sự kiện "nhà báo Rui Chenggang (37 tuổi) là một phát thanh viên khá nổi tiếng của đài CCTV, Trung Quốc vừa bị bắt về tội tham nhũng" nhưng nhắc lại chuyện cũ để mà tiến bộ, để mà hiểu hơn về chuyện đời thì nên làm còn nhắc lại với một thái độ tương đối hằn học và giữ nguyên thái độ cũ như ông Triển thì thiết nghĩ không nên làm.
Chia sẻ trên trang cá nhân, trong một bài viết với tiêu đề "Tôi không yêu Trung Quốc, nhưng nên học học xử lý bọn tham nhũng", Luật sư Trần Đình Triển viết: "Vụ việc của Rui Chenggang, chẳng khác gì vụ VTV bán sóng cho Thu Uyên của Công ty truyền thông Sài Gòn buổi sáng ( Cty của gia đình Thu Uyên ) đội lốt VTV làm chương trình " Như chưa hề có cuộc chia ly",... để ăn chia tiền tài trợ, quảng cáo,...mặc dù chương trình này dễ bị lời dụng, tôi và các bạn họ có thể hiểu mọi tung tích vì mang danh VTV nhờ CA và chính quyền cung cấp hồ sơ lý lịch. Tôi đã lên tiếng về nguy cơ lộ bí mật quốc gia, tham nhũng,... nhưng rồi,..!!!". Thiết nghĩ, ông Triển nên học cách chấp nhận những gì đã qua, những gì vốn dĩ đã được phán xét. Nhắc lại chuyện cũ với một tâm trạng không hề vui, thậm chí hằn học, bới móc chuyện cũ một cách đơn phương có chăng chỉ làm giảm danh dự, uy tín của cá nhân ông và Văn phòng Luật do ông đứng đầu. Đó cũng là điều nên làm nếu ông hiểu hết ý tứ sâu xa của câu: "Tốt đẹp phô ra, xấu xa che lại".
Đọc thêm: http://tintuconline.com.vn/vn/phongsukisu/20131128092836543/nha-bao-thu-uyen-rat-nhieu-trang-mang-ca-nhan-phi-nho-toi.html.
Phương Nam OP.
0 nhận xét: