Bắt đầu cho cuộc dấn thân của mình, "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" chọn một sự kiện đầy tính thời sự: Ra tuyên bố "về việc 6 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc giam cầm".
Chuyện TQ liên tiếp gây hấn và thực hiện "quyền tài phán trên Biển Đông" đang gây không ít những bất bình cho những người Việt Nam yêu nước chân chính. Đã có không ít những hình thức phản đối được đưa ra và tất cả đều được tổ chức trong ôn hòa, hòa bình. "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" vừa ra đời không lâu và tổ chức chính danh này cũng không bỏ qua một cơ hội hiếm hoi để gây tiếng vang cho mình bởi ngoài việc đăng tải một ít hình ảnh cùng chút ít thông tin về buổi thành lập, lễ ra mắt cũng chỉ cho người ta biết về một cái tên và những con người trong đó; ngoài ra chưa có một yếu tố nào minh chứng "tổ chức ấy" vẫn tồn tại trên thực tế và có ích cho xã hội hôm nay.
Trong bài trả lời báo chí không lâu sau khi kết thúc lễ thành lập, "Ủy viên" Ngô Nhật Đăng, quản trị viên của "Việt Nam thời báo" đã hớ hênh khi cho rằng, "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" hoạt động mà không cần ai công nhận, không cần hợp lý hóa tư cách pháp nhân và ngớ ngẩn đến nỗi "họ tự công nhận cho chính mình". Sau sự kiện ấy, Ngô Nhật Đăng chưa xuất hiện lần thứ hai và người ta hiểu đó là một sự trốn tránh "vô tiền khoáng hậu" của một kẻ nắm quyền phát ngôn của một tổ chức đang trong thời kỳ trứng nước, chưa có một cái gì để định hình tên tuổi và danh tính.
Việc cho ra đời cái gọi là "Tuyên bố số 1 của "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" về việc 6 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc giam cầm" vì thế mang ý nghĩa không hơn gì ngoài hành động chữa cháy có động cơ. Và những người đứng đầu có đầu óc như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Minh Quốc...đã thu hút công chúng, xóa nhòa đi những vết nhơ do một kẻ "Ủy viên" thiếu đầu óc Ngô Nhật Đăng gây nên. Nhưng, dù làm gì thì người ta cũng chưa thể quên được việc tự cho mình cái quyền "đứng ngoài pháp luật" vừa qua và dù hi vọng tạo ra một sự kiện rồi đưa tin ầm ĩ để người ta quên đi chuyện cũ nhưng hoàn toàn vô vọng. Bởi, ngoài việc để lại một cái sự kiện đọng quá nhiều dấu ấn thì hành động kiểu "tát nước theo mưa" khi học đòi những tổ chức chính thông ra tuyên bố về những vấn đề liên quan Biển Đông.
Thật đang buồn hơn, cái tuyên bố của họ đã chứa đựng những lí lẽ khai mở cho những mối bất đồng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ chỉ đơn thuần mượn một sự kiện gây ra nhiều sự chú ý để chuyển tải một nội dung đã trở thành mục tiêu của "Hội nhà báo độc lập Việt Nam". Sau những dòng cảm khái quen thuộc đã được nhiều tổ chức đưa ra trước đó (Cứ mỗi 24 giờ người thân bị giam cầm, nỗi đau đớn của các gia đình ngư dân nghèo bị xâm hại và hàng triệu trái tim người Việt lại nhân lên gấp đôi: ánh mắt thất thần hướng biển trong những dự cảm bị cướp bóc, tra tấn và chưa rõ chết sống của những ngư dân từng được nhà nước khuyến khích bám biển; cùng sự thất vọng cùng cực trước thái độ không thể mô tả khác hơn là hổ nhục của những người vẫn tuyên bố về “tình hữu nghị viển vông” hay “không để mất chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”), Tuyên bố đột ngột chuyển hướng một cách đột ngột: "Tất cả những gì cho tới nay mà chính quyền Việt Nam hé môi vẫn chỉ là tìm cách “xác định tọa độ” nơi ngư dân bị bắt giữ, mà không có nổi một lời lên án Bắc Kinh tấn công và bắt cóc đồng bào mình. Phải chăng đó là tâm địa và phương cách của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và giới tuyên giáo Việt Nam khi vẫn thản nhiên kêu gọi “sẽ bảo vệ ngư dân mưu sinh”? Cũng không có nổi một nghị quyết dù chỉ là ám chỉ về mối “xung đột Biển Đông” sau Hội nghị trung ương 9 và kỳ họp quốc hội thứ 7 năm 2014, cũng chưa từng biểu hiện manh mối nào để chứng tỏ cho 90 triệu đồng bào là “sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế”, những người đang nắm quyền và chịu trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc đang muốn đưa Tổ quốc Việt Nam vào số phận phụ thuộc ngoại bang thê thảm đến mức nào?".
Giữa cái lúc, nhiều người đang được gây chú ý bởi những câu cảm khái giàu tính nhân văn của những người tham gia ra Tuyên bố thì những lời chỉ trích đã thực sự làm thức tỉnh nhiều điều. Đó vẫn là những câu văn, câu trả lời rất quen thuộc của những Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Minh Quốc và Lê Ngọc Thanh trên những diễn đàn họ tham gia. Thế mới biết, dẫu mỗi một con người cụ thể trong họ xác định viết để chữa cháy nhưng chính họ không thể thoát nổi con người thực sự của chính họ. Vẫn là thói ăn thua và hằn học kiểu "trẻ con chưởi đổng" ấy, những con người cụ thể ấy đã biến một bản tuyên bố của một tổ chức hẳn hoi thành những lời tự bạch đầy tính kích động và thể hiện sự bạc nhược đến đê hèn của chính họ.
Thương thay cho Tuyên bố của "Hội Nhà báo độc lập Việt Nam".
Phương Nam OP.
--------------------------------------
Toàn bài, chỉ ngụy biện và vu khống vô căn cứ.
Trả lờiXóađừng bao giờ làm những chuyện đáng buồn như thế đừng bao giờ làm những chuyện mà kiến cho người khác không thể nào có thể chấp nhận được như thế. Trong khi tình hình đất nước còn nhiều gặp nhiều khó khăn thì lại có những người mang dòng máu việt thực hiện những việc sai trái và không có một chút ích gì. Quả thực hãy làm sao sống cho đúng là con người chứ sống như thế thì không đáng được làm con người. Hãy sống và phục vụ cho đất nước chứ không phải là đất nước
Trả lờiXóađừng bao giờ làm những chuyện mà kiến cho người khác không thể nào có thể chấp nhận được như thế. Trong khi tình hình đất nước còn nhiều gặp nhiều khó khăn thì lại có những người mang dòng máu việt thực hiện những việc sai trái và không có một chút ích gì. Giữa cái lúc, nhiều người đang được gây chú ý bởi những câu cảm khái giàu tính nhân văn của những người tham gia ra Tuyên bố thì những lời chỉ trích đã thực sự làm thức tỉnh nhiều điều.
Trả lờiXóa