THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

16 tháng 8 2014

ĐẠO DIỄN ĐỖ MINH TUẤN: SAU CUỘC THOÁI LUI, ANH VẪN LÀ CHÍNH MÌNH

by An Chiến  |  at  16.8.14

"Văn đoàn độc lập Việt Nam" đang xuất hiện một tình trạng đáng báo động: Những kẻ bên trong thì mong muốn thoái lui sau những gì đã qua còn những kẻ bên ngoài thì hăm hở được ghi tên và có cho mình cái danh phận rõ ràng. Không hiểu di và vào mới là điều đúng trong hoàn cảnh hiện nay. 
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. 
Sau khi "Văn đoàn độc lập" (xin gọi tắt là "Văn đoàn") thành lập, Nhà thơ của thi phẩm "Quê hương" đã công khai có một bức thư gửi đến người giữ chức "Chủ tịch" Văn đoàn từ khi thành lập đến nay - Nhà văn Nguyên Ngọc để xin một cái danh phận chính thức. Kể là, nhiều người bàn tán chuyện Nhà thơ Đỗ Trung Quân giữ cương vị Thư ký của "Văn đoàn" nhưng chính nhà thơ lại chưa hề biết mình giữ một cương vị "không to nhưng không kém phần quan trọng" đến thế. Và sau "Thư ngỏ lần thứ nhất", "Thư ngỏ lần thứ hai" đích thân Nhà văn Chủ tịch Nguyên Ngọc đã có thư trả lời cá nhân nhà thơ Đỗ Trung Quân và đó được xem là một văn bản kết nạp chính thức của "Văn đoàn" đối với một cá nhân. Đáng lưu ý hơn, bức thư của Nhà văn Nguyên Ngọc đã tát nước theo mưa khi không có một tí phủ nhận về chức danh "Thư ký" mà Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói dù cho từ khi thành lập đến nay "Văn đoàn" chưa đề cử một cá nhân nhà văn nào vào cương vị đặc biệt này. Việc hợp lý hóa đầy bất ngờ cho thấy, "Văn đoàn" và cá nhân Nhà văn Nguyên Ngọc hết sức bị động trong công tác nhân sự; chỉ cần một bức thư của một nhà văn nói về những lời đồn đại cũng khiến "Văn đoàn" phải phá lệ để chấp nhận một điều chưa được thảo luận và thống nhất. Không hiểu, nếu những trường hợp tương tự cứ diễn ra thì bộ máy của "Văn đoàn" sẽ "phình to" đến cỡ nào và không biết Ban tài chính sẽ cân đối ngân sách ra sao?

Trên đây là tiêu biểu cho một cá nhân Nhà thơ tiến bước chân vào "Văn đoàn" với một thứ thủ đoạn "vô tiền khoáng hậu" và cũng rất khó để bắt chước, làm theo. Tuy nhiên, cái nghịch lý lớn nhất của "Văn đoàn" cũng bắt đầu từ đó. Có kẻ "xin vào" và cũng có kẻ tự thoái lui. Nó cứ diễn ra như thể những văn nghệ sỹ này đang tiến hành những quy luật vốn có và cho nó cái vẻ đời thường vẫn diễn ra. Trường hợp hai nhà văn, nhà thơ vào ra (Đỗ Trung Quân và Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn) còn cho phép chúng ta có thể suy luận về những nghi ngại xung quanh hai nhà văn này? Liệu hai ông có mâu thuẫn hay bất đồng gì không khi tiến hành những hành động rất đỗi đối ngịch và khó lí giải như thế?

Trong một xu thế mà như Nhà văn Nguyên Ngọc nói: Sức sống của một tổ chức Hội đối lập với Hội Nhà văn Việt Nam đang bắt đầu cho một cuộc thoán ngôi lớn nhất từ trước đến nay thì việc một thành viên có mặt từ "thuở trứng nước" như đạo diễn Đỗ Minh Tuấn có một cuộc tháo lui là điều không hề bình thường (nếu không nói là có uẩn khúc). Không chừng sẽ có những tiếng "vào - ra" sau hành động có phần đột ngột ấy. Có người sẽ chê anh dại khi sắp có thành quả thì đột ngột rút lui và sẽ có người sẽ cho anh "ham sống sợ chết" không dám chung lưng đấu cật cùng những thành viên còn lại và sợ bị chính quyền xử lý? Song tất cả đã không cản được việc vị đạo diễn này có thư "xin rút khỏi "Văn đoàn độc lập". 

Trong thư Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn có đoạn viết: "Tôi nghĩ rằng việc ghi tên vào danh sách Ban vận động cũng chỉ là một cách tỏ thái độ ủng hộ việc này, chứ tôi chưa hề có một đóng góp cụ thể nào cho công việc của Ban vận động. Không làm được gì cho Văn đoàn mà lại làm cho những người thân bạn bè và xã hội lo lắng, hồ nghi và xa lánh. Mặt khác, cũng đã có nhiều anh chị em tâm huyết và có vai trò tích cực hơn tôi đã xin rút tên do nhiều lý do khác nhau". Tạm thời bỏ qua những gì liên quan "Văn đoàn độc lập", xét trên khía cạnh nhân văn, nhân bản nhất, có lẽ, điều đầu tiên khi tiếp cận bức thư, chúng ta nên trân trọng nhân cách của anh (đạo diễn Đỗ Minh Tuấn) bởi chính sự bộc trực và cương nghị khi đối diện với chính tổ chức mà anh "vinh dự" được có tên. Anh đã từ chối vì "chưa hề có một đóng góp cụ thể nào cho công việc của Ban vận động" và trong tương lai bản thân anh cũng "Không làm được gì cho Văn đoàn". Hay nói cách khác, đấy mới là đỉnh cao của một con người có "tâm" với những gì mình tham gia, góp tên. Vị đạo diễn này đã từ chối kiểu "đánh trống ghi tên" của không ít văn nghệ sỹ đương đại. Theo cách nói của anh Tuấn thì chỉ không có anh, còn vô số những con người đang ở trạng huống tương tự anh và chắc hẳn họ còn đang có mặt trong "Văn đoàn". Bản thân anh không giống họ và đó cũng chính là nguyên nhân anh "thoái lui" lặng lẽ thay vì "không cống hiến". Cũng chắc chắn rằng, đằng sau hành động của anh sẽ khiến không ít những người giống anh phải suy nghĩ nhưng nó sẽ không tạo nên sự khác biệt về số lượng tham gia "Văn đoàn" ngoài trường hợp của anh.

Nếu ai đọc kỹ bức thư chắc hẳn sẽ không thể không quan tâm một chi tiết dù rằng nó được viết sau liên từ "Mặt khác": "Mặt khác, cũng đã có nhiều anh chị em tâm huyết và có vai trò tích cực hơn tôi đã xin rút tên do nhiều lý do khác nhau". Đã ai tự hỏi rằng, nhiều lý do khác của những "anh chị em tâm huyết và có vai trò tích cực" xin rút tên kia là gì chưa? Không lẽ người tự cho mình không đóng góp và trong tương lai cũng sẽ không đóng góp được gì cho "Văn đoàn" như anh Tuấn rút lui đã đành, những người "tâm huyết và có vai trò tích cực ấy" cũng cho mình làm cái điều tương tự là sao? Lí do của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đã hết sức rõ ràng nhưng những con người kia thì vì lí do gì? Xin giành những băn khoăn đó gửi tới đạo diễn Đỗ Minh Tuấn bởi chỉ có anh mới hiểu những gì anh nói?

"Văn đoàn" sau ngày thành lập vốn đã không có ít chuyện tai tiếng và dù chưa có một công bố chính thức nhưng có lẽ vấn đề nhân sự và những uẩn khúc mang tính nổi bộ đang là điều làm khó những người đứng đầu như nhà văn Nguyên Ngọc. "Văn đoàn" có vượt qua "cơn bạo bệnh", thử thách đầu tay để đứng vững hơn trong tương lai hay nó cũng sẽ chết yểu như những tổ chức xã hội dân sự đã ra đời trước đó là điều để dành cho thời gian trả lời? Đó cũng là đáp án hoàn hảo nhất cho những băn khoăn xung quanh vấn đề nội bộ của tổ chức này. 

Có lẽ người ta sẽ trân trọng hơn Đỗ Minh Tuấn khi nghe ông viết những đoạn cuối trong bức thư: "Do vậy, sau một thời gian suy nghĩ, cân nhắc, tôi viết thư này xin được rút tên khỏi danh sách Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập với ý nguyện rằng khi Văn đoàn được chính thức cấp phép thành lập với các tiêu chí rõ ràng và các tiêu chuẩn hội viên cụ thể tôi sẽ nộp đơn xin được tham gia với tư cách là Hội viên của Văn đoàn." Đỗ Minh Tuấn đã tự cho mình thoái lui vì những lí do hết sức cá nhân; nó chỉ gói gọn trong khuôn khổ cá nhân anh nhưng hơn hết, Đỗ Minh Tuấn vẫn giữ được thái độ "thượng tôn" cũng như sự "tôn trọng cần thiết đối với "Văn đoàn". Tôi nghĩ rằng, rất hiếm một văn nghệ sỹ có tâm như anh; anh từ chối không tham gia nữa nhưng cũng nói không với việc phá hoại chính tổ chức mà mình đã từng tham gia. Và tôi cũng nghĩ rằng, những điều anh biết về "Văn đoàn" sẽ theo anh "xuống mồ" chứ không tiết lộ cho bất cứ ai. 

Vậy nên, sẽ là công bằng nếu như những người đọc bức thư rút lui khỏi "Văn đoàn" của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn biết rằng, anh đang đại diện cho một lớp văn nghệ sỹ biết sống sao cho đúng mực, cân bằng và hài hòa với những gì thuộc về quá khứ và hiện tại. Anh đã sẵn sàng che dấu cả những điều uẩn khúc, khó nghĩ liên quan đến "Văn đoàn" để giữ cho mình thái độ đúng mực sau một cuộc rút lui; để người đời không phán xét anh là "kẻ đào tẩu" sẵn sàng bung hết những chuyện vốn dĩ thuộc về bí mật. Và sau những gì đã qua đã đến lúc chúng ta nên hiểu anh ở khía cạnh khác thay vì lật tung lên những ngôn từ anh viết trong bức thư. Đó mới là hiểu văn, hiểu người.

Chỉ có thể hiểu "Văn đoàn" không tốt nên chứng kiến ngày càng có nhiều sự thoái lui. Không biết ai dám can đảm làm điều tương tự như Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn!!!
Phương Nam OP

8 nhận xét:

  1. Nhìn ông Đỗ Minh Tuấn này nhìn mặt sợ thế. Chúc ông sớm vào tù Cộng sản.

    Trả lờiXóa
  2. "Văn đoàn" sau ngày thành lập vốn đã không có ít chuyện tai tiếng và dù chưa có một công bố chính thức nhưng có lẽ vấn đề nhân sự và những uẩn khúc mang tính nổi bộ đang là điều làm khó những người đứng đầu như nhà văn Nguyên Ngọc. Bây giờ là ông Tuấn !!!

    Trả lờiXóa
  3. Những gì đang diễn ra, chứng tỏ rằng, nội bộ văn đoàn có vấn đề. nếu như mục đích và tôn chỉ của hội rõ ràng, tất cả thành viên có một điểm chung, mục đích chung thì chắc chắn không có nhiều chuyện gây dư luận như hiện nay. không cần người khác phải tìm hiểu, điều tra thì tự những thành viên của hội đã cho người ta thấy một cách ràng

    Trả lờiXóa
  4. May mà ông Tuấn còn tỉnh ngộ kịp thời

    Trả lờiXóa
  5. Hãy là ông Tuấn với nghề nghiệp là đạo diễn đi ông ơi! Chúng tôi chỉ thích xem phim ông đạo diễn chứ không phải là mấy cái hội này, hội kia.

    Trả lờiXóa
  6. Người có học, có đào tạo không tham gia những hoạt động như thế, và ông Tuấn đã có quyết định cho bản thân mình thật sáng suốt. Đảng và Nhà nước mình nên trọng dụng những người như thế!

    Trả lờiXóa
  7. Người ta già rồi, người ta đã trải qua bao sóng gió của cuộc đời rồi, người ta không dễ dàng bị sa chân lỡ vận như thế đâu. Dù sao, cũng mừng cho đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.