Vẫn là ý tưởng cũ liên quan đến chuyến đi Mỹ của Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị. Trong khi không thể nào bấu víu vào những lí do hết sức nông cạn và cả những câu chuyện "tiếu lâm chính trị" do những kẻ trong nước rêu rao thì những kẻ đang cố tình xuyên tạc chuyến đi của Bí thư Nghị lại nương nhờ đến một chủ thể khách quan hơn là một vị học giả người nước ngoài trong hành trình "giải mã chuyến đi Mỹ của Bí thư Hà Nội".
Một xu hướng cho thấy tinh thần "sính ngoại" đơn thuần.
Phóng viên Quốc Phương/ BBC đã có cuộc trò chuyện và tiếp xúc với Giáo sư Carl Thayer (nhà phân tích từ Úc) về chuyến đi của Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Quang Nghị.
Trên thực tế, tôi rất xem trọng ý tưởng này vì suy cho cùng tiếng nói Giáo sư Carl Thayer sẽ giúp cho những người quan tâm có một cái nhìn đa diện về chuyến đi, tránh những cách nhìn nhận một chiều của những con người cùng phông nền kiến thức và hệ tư tưởng (Á đông). Và tôi cũng đã hi vọng, cái nhìn đến từ một đất nước tiến bộ (Úc) sẽ giải mã tại sao chuyến đi của ông Nghị là một chuyến đi thành công trên cả hai khía cạnh: Mục đích chuyến đi và ý nghĩa ngoại giao và nhất là nó sẽ tránh được những kiểu quy kết mang tính chụp giật, quy kết vô lối, không có căn cứ chứng minh. Trên tinh thần đó, tôi đã bắt đầu một cuộc tìm kiếm một lời giải chính xác nhất cho những gì đã qua.
Và tôi đã thất vọng khi vị giáo sư đáng kính đến từ nước Úc vẫn lặp lại những giai điệu quen thuộc. Ông Thayer nói: "Đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cho thấy ông Phạm Quang Nghị như là một ứng cử viên mà ông Trọng đề cử kế tục ghế Tổng Bí thư và ông Nghị cần kinh nghiệm đối ngoại. Đây là bước mở đầu để thử thách năng lực của ông".
Trong xu thế đương đại, quan hệ quốc tế đã tiếp tục chứng minh và làm rõ nhiều vấn đề, những vị lãnh đạo được đánh giá có tầm sẽ không xuất ngoại, công du nước ngoài nếu không có những mục đích rõ nét. Chuyến công du của đương kim Bí thư Hà Nội ngay từ đầu đã bị đặt nghi ngại xung quanh thân phận của con người này. Ông Nghị được giới thiệu là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Hà Nội và cương vị mà ông mang theo khi sang thăm nước Mỹ chính là trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - một vai trò thoát khỏi yếu tố Đảng phái. Đây cũng chính là lí do nội dung làm việc của Bí thư Phạm Quang Nghị không chỉ là nội dung liên quan hợp tác, đối thoại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam (ông là người đại diện) với các chính đảng của nước Mỹ (Dân chủ và Cộng hòa).
Tuy nhiên, điểm lớn nhất trong vai trò của Bí thư Nghị chính là Bí thư của một địa phương (Hà Nội). Vì vậy, rất có thể chuyến đi sẽ mang tính cá nhân (quảng bá) cho cá nhân hơn là một chuyến đi công vụ. Và rằng, chuyến đi của ông Nghị sẽ là một sự thông báo rất đỗi tế nhị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về một ứng viên sáng giá cho chức danh cao nhất (Tổng bí thư). Đây cũng chính là một điều có thể dễ nhận thấy từ quan niệm và cách nghĩ của người phương Tây nói chung và vị Giáo sư Carl Thayer có thể là số đông những người bị ảnh hưởng dẫn đến việc hiểu sai vấn đề.
Ông Phạm Quang Nghị gặp gỡ Thượng nghị sỹ John McCain.
Trong quan niệm của người Phương Tây nói chung, khái niệm đảng phái chính trị cũng chỉ là một điều nói lên yếu tố xuất thân mà không hẳn sẽ đồng nghĩa với việc vị thế và vai trò của một con người. Úc và nhiều nước Phương tây đã vận hành chế độ và trật tự xã hội theo những điều cố nhiên được mặc nhận đó. Theo đó, chức danh hành chính mới là điều quan trọng nhất và nó sẽ là một tín hiệu cho thấy vị thế bản thân ở một cá nhân. Lí do này cũng chính là nhân tố hàng đầu khiến rất nhiều nước phương Tây khuyến cáo, thậm chí là tác động để Việt Nam thay đổi điều này.
Từ cách hiểu xa rời tinh thần, tình hình chính trị tại Việt Nam đó, không khó hiểu để Giáo sư Carl Thayer hiểu sang một nội dung khác. Giáo sư đã quên mất vị trí trong Đảng mới là yếu tố đặc thù tại Việt Nam. Và dù không phải là người có cương vị đứng đầu Đảng, Nhà nước nhưng tư cách Ủy viên Bộ chính trị cho thấy, vai trò của Bí thư Phạm Quang Nghị trên đất Mỹ không hề nhỏ tí nào. Trước khi chuyến đi, dự báo trước những điều có thể diễn ra gây bất lợi cho chuyến đi, nhất là việc hiểu nhỏ, hiểu lầm vai trò nên việc các "chức danh hỗ trợ" và việc làm việc vượt ra khỏi vai trò của Đảng cũng nằm trong tính toán đó. Song thật đáng tiếc khi một người có trình độ học thuật uyên thâm và từ lâu được biết tới như một chuyên gia phân tích chính trị lại vô tình hay cố ý lái vấn đề sang một nội dung mới.
Tất nhiên, nếu chuyến công du được tiến hành với mục đích gì đều không quan trọng nhưng điều tôi hi vọng ở Giáo sư Carl Thayer là một cái nhìn khác; một cái nhìn khác với những "người Việt trong nước, khác với những lí lẽ vốn đã được dẫn dắt.
Nhân loại đang tiến tới những nấc thang giá trị mang tên cá nhân. Con người có quyền bày tỏ chính kiến về những vấn đề, nội dung quan tâm nhưng chúng ta cũng nên suy nghĩ thật nghiêm túc việc đưa ra những chính kiến của bản thân; lệ thuộc vào tư tưởng của bên ngoài khiến nhìn nhận bị ám màu mặc cảm, áp đặt sẽ vô tình khiến chúng ta sống trong những mớ định kiến có ngay từ đầu. Nghe những gì Giáo sư Carl Thayer nói tôi ngờ rằng, chính ông mới là người đã gieo rắc vào những Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy...những cái nhìn phiến diện đó. Chúng (cả BBC tiếng Việt) đã tìm đến Giáo sư Carl Thayer như một minh chứng cứu vớt cuối cùng nhưng họ đã thất bại./.
Phương Nam OP
thử hỏi có khi nào đài BBC ra mặt mà tử tế nói đúng 100% đâu, 50% đầu anh nói cho mọi người tin, 50% sau anh nói lừa mọi người tin, anh phải bỏ tiền ra thuê hẳn giáo sư về bình luận thì phải biết rồi đấy, cái thể loại giáo sư chính trị kiểu này ngồi cách hẳn nửa trái đất mà lại bình luận mỗi một việc có ông thành ủy sang Mỹ thì biết cái độ chày cối của anh rồi đấy, chẳng có một cái đài nào vác loa hàng tổng như thế nữa cả
Trả lờiXóakể cũng lạ thật, Mỹ một năm cử bao nhiêu lãnh đạo sang nước ta công du, nào là ngoại trưởng, đại sự quán...có thấy ai ho he ý kiến gì đâu, sao không sủa nhặng lên rồi phân tích phân bón đi, bảo người ta sính ngoại, sính phương đông, sính VN đi, sang đấy du lịch thì chẳng nói được gì, người ta sang vì chuyện công thế là nhảy vào đả kích ngay, đúng là con dao hai lưỡi, gần tàu cũng nói theo cộng, sang Mỹ thì bảo sính ngoại
Trả lờiXóaNói chung là với những thông tin của đài BBC thì không thể tin nổi. Mang tiếng là đài khách quan đưa thông tin về các nước trên thế giới nhưng toàn có những cái nhìn thiếu thiện cảm về những nước Xã hội chủ nghĩa. Đủ để thấy không tin được rồi
Trả lờiXóaNgười ta đi đâu là quyền của người ta, mắc cớ gì các bạn bàn luận nhiều đến thế.
Trả lờiXóaChính trị cũng mệt đầu chứ không phải đùa đâu.
Dù ai đi đâu, nói gì, mình cũng chỉ mong dân đen bớt khổ. Các giá thu hạ xuống, cuộc sống an lành. Thế là đủ. Đánh nhau nhiều làm gì cho mệt.
Trả lờiXóaNếu chuyến công du được tiến hành với mục đích gì đều không quan trọng thì hi vọng ở Giáo sư Carl Thayer có một cách nhìn khác; một cách nhìn khác với những người Việt trong nước, khác với những lí lẽ vốn đã được dẫn dắt trước đó.
Trả lờiXóaTinh thần sính ngoại là một tinh thần rất phổ biến với nhân dân Việt Nam ta, mà có lẽ không chỉ ở nước mình mà tất cả các nước khác cũng đều như vậy thôi, sính ngoại cũng đâu có xấu, nhưng sính cái tốt còn được, còn mang những thứ trái với thuần phong mĩ tục của Việt Nam ta thì tốt nhất là hãy ném bỏ nó đi trước khi quá muộn
Trả lờiXóaSính ngoại nhưng đừng có mang những thứ văn hóa nhố nhăng về thì cũng được, và quan trọng hơn chúng ta cần hòa nhập chứ không hòa tan, đừng tàn phá những văn hóa của mình khi du nhập quá nhiều tư tưởng sính ngoại nhé. Chúng ta cũng có văn hóa truyền thống tốt đẹp cơ mà
Trả lờiXóa