Phải chăng chúng ta nên đặt ra một giả thiết là phải chăng những chủ thể cấp trên của các cơ quan báo chí này không còn đủ sức "bao tiêu", nuôi sống được chính họ buộc họ phải "bơi trong cơ chế thị trường"? hay những danh xưng "trực thuộc" kia cũng chỉ là cái vỏ cần và đủ để nó có thể dễ dàng xin được giấy phép hoạt động từ Bộ 4T (Bộ Thông tin & truyền thông)?
Đây là hai câu hỏi hết sức mới và nóng bởi nó sẽ liên quan thêm đến một vấn đề là việc xử lý của Bộ 4T nhưng cơ quan cấp trên của các cơ quan báo chí này thì trách nhiệm của họ ra sao? Việc báo điện tử Đất Việt và báo điện tử Kiến thức thì trách nhiệm đặt ra cho Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam là như thế nào? Trả lời được những câu hỏi này đồng nghĩa chúng ta sẽ tìm phương cách hạn chế những hoạt động báo chí có tính trực thuộc như trên (Báo điện tử Trí thức trẻ cũng là hoạt động theo hình thức báo chí trực thuộc).
................................
Sau báo điện tử Tri thức trẻ bị đình bản và phạt nặng đến lượt Báo điện tử Đất Việt thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Báo điện tử Kiến thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, và Báo Tiền Phong cũng dính vào tình trạng tương tự. 180 triệu đồng vì cho đăng tải thông tin sai sự thật là cái giá mà 03 cơ quan báo chí này phải lãnh nhận cho sự yếu kém đến khó tin trong kiểm duyệt nội dung báo chí trước khi cho xuất bản. Tuy nhiên, câu chuyện đặt ra là có phải những cơ quan báo chí này chỉ đơn thuần phạm phải những sai sót cơ bản trong quá trình duyệt, đăng tin bài hay điều này đang bị chi phối bởi một yếu tố lớn hơn: Thu nhập và lợi nhuận mà ba cơ quan báo chí thu được. 
Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, các cơ quan báo chí đã ít hoặc không còn được hưởng thụ những khoản kinh phí mang tính bao cấp như trước đây. Họ buộc phải tự "bơi" nếu muốn tồn tại và tất nhiên cuộc cạnh tranh mang tính thương mại trong việc giành dật, tranh giành công chúng cũng vì vậy trở nên quyết liệt và gay cấn hơn bao giờ hết. Cơ chế này đã thực sự là một giải pháp tạo ra không ít những động lực để hoạt động báo chí phát triển cả về phương diện hình thức và nội dung. Không ít những điển hình cơ quan báo chí đã thành công nhờ những sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm trong đổi mới hình thức và nội dung đăng tải và nhân tố con người (đội ngũ phóng viên, Biên tập viên...) được đầu tư kỹ về kỹ năng và phẩm chất cá nhân...Như một cuộc chạy đua, sẽ có kẻ thắng và người thua; và trong một chừng mực nhất định niềm vui của người báo này đồng nghĩa với nỗi buồn của báo kia nhưng không ai có thể trách ai bởi đó là quy luật của cạnh tranh và là một cơ chế đảm bảo tính công bằng cho những chủ thể làm nghề.
Với những cơ quan báo chí dành được nhiều sự quan tâm đón đọc của công chúng thì chắc không cần phải nói nhiều. Những nguồn thu nhập đó không chỉ đủ để họ có thể tái sản xuất, tiếp tục hoạt động mà đời sống của những chủ thể trong đó cũng được tăng lên. Nhưng đã ai nghĩ đến tình cảnh của những cơ quan báo chí xếp hàng cuối trong thứ tự áp chót trong bảng xếp hạng ăn không nên làm không ra chưa. Sự bê bát là điều dễ được thấy nhất. Những đồng lương bèo bọt vốn dĩ đã tạo ra không ít những trạng huống dở khóc, dở cười khi cũng với từng đó thôi những biết bao khoản mà họ sẽ phải chi tiêu cho đời sống gia đình và cho cả những mối quan hệ. Không ít số người trong đó đã nghĩ đến chuyện bỏ nghề thay vì theo đuổi một cái nghề mà nó không thể nuôi sống nổi bản thân mình. Và trong một bối cảnh khó khăn như thế, thật trân trọng những người dám bám trụ với nghề nhưng sẽ biết nói sao đây khi họ "bám trụ" với nghề không bởi những kỹ năng báo chí đơn thuần; họ chỉ cố khai thác cho kỳ được những nhu cầu, thị hiếu nhất thời của một bộ phận công chúng để khỏa lấp những "sự thiếu" mà nếu cạnh tranh công bằng họ khó có thể giành được thứ hạng.
Người đứng đầu hoặc những người có chức năng quản lý, định hướng nội dung đăng tải thay vì thực hiện đúng chức năng tự quản của mình lại quay ra làm những điều mà luật và các văn bản dưới luật cấm thực hiện. Vốn là một sản phẩm hướng đến đối tượng là công chúng, do công chúng đánh giá và kiểm chứng nên chính những phản hồi của công chúng đóng một vai trò quan trọng trong thực hiện các chế tài đối với những chủ thể có hành vi vi phạm.
Trở lại với sai phạm của ba cơ quan báo chí vừa qua. Rõ ràng, Báo điện tử Đất Việt thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Báo điện tử Kiến thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, và Báo Tiền Phong đã rơi vào một trạng huống không giống ai. Bởi, trên thực tế thì ba báo này hoạt động không đến nỗi và do đặc thù hướng vào những chủ thể cũng rất "đặc thù" (2 trong 3 báo nói trên là cơ quan của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam). Do vậy, dù bước vào vòng quay của nền báo chí đương đại nhưng so với các cơ quan báo chí khác thì họ ít bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh và cả những tác động từ thị hiếu; thậm chí họ còn được bao tiêu một phần kinh phí cho hoạt động. Điều đáng được đặt ra là cho dù có những nhân tố hết sức thuận lợi nhưng họ vẫn có sai phạm? Phải chăng chúng ta nên đặt ra một giả thiết là phải chăng những chủ thể cấp trên của các cơ quan báo chí này không còn đủ sức "bao tiêu", nuôi sống được chính họ buộc họ phải "bơi trong cơ chế thị trường"? hay những danh xưng "trực thuộc" kia cũng chỉ là cái vỏ cần và đủ để nó có thể dễ dàng xin được giấy phép hoạt động từ Bộ 4T (Bộ Thông tin & truyền thông)?
Người đứng đầu hoặc những người có chức năng quản lý, định hướng nội dung đăng tải thay vì thực hiện đúng chức năng tự quản của mình lại quay ra làm những điều mà luật và các văn bản dưới luật cấm thực hiện. Vốn là một sản phẩm hướng đến đối tượng là công chúng, do công chúng đánh giá và kiểm chứng nên chính những phản hồi của công chúng đóng một vai trò quan trọng trong thực hiện các chế tài đối với những chủ thể có hành vi vi phạm.
Trở lại với sai phạm của ba cơ quan báo chí vừa qua. Rõ ràng, Báo điện tử Đất Việt thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Báo điện tử Kiến thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, và Báo Tiền Phong đã rơi vào một trạng huống không giống ai. Bởi, trên thực tế thì ba báo này hoạt động không đến nỗi và do đặc thù hướng vào những chủ thể cũng rất "đặc thù" (2 trong 3 báo nói trên là cơ quan của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam). Do vậy, dù bước vào vòng quay của nền báo chí đương đại nhưng so với các cơ quan báo chí khác thì họ ít bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh và cả những tác động từ thị hiếu; thậm chí họ còn được bao tiêu một phần kinh phí cho hoạt động. Điều đáng được đặt ra là cho dù có những nhân tố hết sức thuận lợi nhưng họ vẫn có sai phạm? Phải chăng chúng ta nên đặt ra một giả thiết là phải chăng những chủ thể cấp trên của các cơ quan báo chí này không còn đủ sức "bao tiêu", nuôi sống được chính họ buộc họ phải "bơi trong cơ chế thị trường"? hay những danh xưng "trực thuộc" kia cũng chỉ là cái vỏ cần và đủ để nó có thể dễ dàng xin được giấy phép hoạt động từ Bộ 4T (Bộ Thông tin & truyền thông)?
Đây là hai câu hỏi hết sức mới và nóng bởi nó sẽ liên quan thêm đến một vấn đề là việc xử lý của Bộ 4T nhưng cơ quan cấp trên của các cơ quan báo chí này thì trách nhiệm của họ ra sao? Việc báo điện tử Đất Việt và báo điện tử Kiến thức thì trách nhiệm đặt ra cho Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam là như thế nào? Trả lời được những câu hỏi này đồng nghĩa chúng ta sẽ tìm phương cách hạn chế những hoạt động báo chí có tính trực thuộc như trên (Báo điện tử Trí thức trẻ cũng là hoạt động theo hình thức báo chí trực thuộc).
Một nền báo chí chuyên nghiệp thì phải hướng đến việc tự nuôi sống mình, tách ra khỏi những sự lệ thuộc từ những cơ quan chủ quản nhưng với sự tồn tại của hình thức báo chí trực thuộc các cơ quan chuyên môn, xã hội nghề nghiệp (chuyên ngành hẹp) như hiện nay thì nên chăng nên có một sự phân luồng và có những quy định chặt chẽ hơn. Thay vì thoải mái chạy theo những nhu cầu, thị hiếu đơn thuần của công chúng như hiện nay thì cần có những quy định mang tính bó hẹp hơn đối với chủ đề, đề tài mà các cơ quan báo chí này được phép đăng tải. Việc đưa ra ý tưởng này ít nhiều sẽ bị quy chụp đó là hình thức ngăn cản, cản trở hoạt động của báo chí chuyên nghiệp nhưng đã ai tự hỏi rằng, mục đích đầu tiên để cho ra đời các cơ quan báo chí "trực thuộc" này là gì chưa? Phải chăng đó là cơ quan ngôn luận cũng như thông tin chuyên sâu trên một ngành nghề, một lĩnh vực cụ thể chứ không phải đi phục vụ những mục tiêu thông tin giải trí... Cho dù trí tưởng tượng có phong phú đến đâu thì khó mà tìm được mối liên hệ giữa "Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa', 'Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa', 'Thư gửi bố: Chú CA phường ngày nào cũng đến ăn cơm'... những công việc hướng tới của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam?
Nói tóm lại, việc xử phạt là hết sức cần thiết để tăng tính răn đe và cảnh báo những chủ thể có thể dính vào những sai phạm tương tự. Nhưng chừng đó thôi chưa đủ; đã đến lúc báo chí nên có sự phân biệt giữa những cơ quan báo chí thực thụ (hoạt động trên một phạm vi rộng và đa dạng) với những hình thức báo chí đóng vai trò là cơ quan "trực thuộc" của những tổ chức khác. Đồng thời liền với nó chính là việc hình thành cơ chế chịu trách nhiệm liên đới của những cơ quan cấp trên mà các chủ thể để xảy ra sai phạm trước khi cấp giấy phép hoạt động cũng như quy định luôn phạm vi, chủ đề, đề tài được đăng tải đối với những hình thức báo chí chuyên biệt này.
Một nền báo chí chuyên nghiệp thì phải hướng đến việc tự nuôi sống mình, tách ra khỏi những sự lệ thuộc từ những cơ quan chủ quản nhưng với sự tồn tại của hình thức báo chí trực thuộc các cơ quan chuyên môn, xã hội nghề nghiệp (chuyên ngành hẹp) như hiện nay thì nên chăng nên có một sự phân luồng và có những quy định chặt chẽ hơn. Thay vì thoải mái chạy theo những nhu cầu, thị hiếu đơn thuần của công chúng như hiện nay thì cần có những quy định mang tính bó hẹp hơn đối với chủ đề, đề tài mà các cơ quan báo chí này được phép đăng tải. Việc đưa ra ý tưởng này ít nhiều sẽ bị quy chụp đó là hình thức ngăn cản, cản trở hoạt động của báo chí chuyên nghiệp nhưng đã ai tự hỏi rằng, mục đích đầu tiên để cho ra đời các cơ quan báo chí "trực thuộc" này là gì chưa? Phải chăng đó là cơ quan ngôn luận cũng như thông tin chuyên sâu trên một ngành nghề, một lĩnh vực cụ thể chứ không phải đi phục vụ những mục tiêu thông tin giải trí... Cho dù trí tưởng tượng có phong phú đến đâu thì khó mà tìm được mối liên hệ giữa "Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa', 'Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa', 'Thư gửi bố: Chú CA phường ngày nào cũng đến ăn cơm'... những công việc hướng tới của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam?
Nói tóm lại, việc xử phạt là hết sức cần thiết để tăng tính răn đe và cảnh báo những chủ thể có thể dính vào những sai phạm tương tự. Nhưng chừng đó thôi chưa đủ; đã đến lúc báo chí nên có sự phân biệt giữa những cơ quan báo chí thực thụ (hoạt động trên một phạm vi rộng và đa dạng) với những hình thức báo chí đóng vai trò là cơ quan "trực thuộc" của những tổ chức khác. Đồng thời liền với nó chính là việc hình thành cơ chế chịu trách nhiệm liên đới của những cơ quan cấp trên mà các chủ thể để xảy ra sai phạm trước khi cấp giấy phép hoạt động cũng như quy định luôn phạm vi, chủ đề, đề tài được đăng tải đối với những hình thức báo chí chuyên biệt này.
Phương Nam OP
tôi rất ủng hộ những vụ xử mấy cái báo con vịt đó trong khi nâng cao tính thần tự tôn của dân tộc thì chưa nâng cao được mà dùng những lời nói chia rẽ ngu xuẩn không có óc phân tích như thế thì phải đáng lên án một cách mạnh mẽ, việc xử này cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng và cần định hướng báo chí cho đúng đắn không phải thích nói gì thì nói khạc bậy khạc bạn mà ảnh hưởng đến sự đoàn kết toàn dân cũng như vơ đũa cả nắm để chửi bậy bạ
Trả lờiXóaVẫn còn rất nhiều báo lá cải đăng tin vịt, cần tiếp tục xử phạt những báo khác nữa để góp phần dọn dẹp đống rác trên các trang mạng
Trả lờiXóaviệc xử phạt là hết sức cần thiết để tăng tính răn đe và cảnh báo những chủ thể có thể dính vào những sai phạm tương tự. Nhưng chừng đó thôi chưa đủ; đã đến lúc báo chí nên có sự phân biệt giữa những cơ quan báo chí thực thụ (hoạt động trên một phạm vi rộng và đa dạng
Xóaqua sự việc trên cho thấy công tác quản lý báo (nhất là báo mạng) của ta bắt đầu có sự lỏng lẻo, cần phải có chế tài nặng hơn, phải thường xuyên kiểm tra, xử phạt hơn nữa để giảm bớt tình trạng này.
Trả lờiXóaPhải tóm được kẻ cầm đầu, nếu không thì mỗi ngày nó đẻ ra hàng tá trang tin vịt. Đăng ký + tạo chúng quá đơn giản và nhanh chóng, tất tần tật từ con số 0 đến khi trang đấy xuất hiện trên top tìm kiếm của google chỉ mất khoảng 2 ngày mà thôi! Không có những biện pháp xử lý như vậy thì chẳng mấy chốc trên những trang tìm kiếm chỉ toàn trang tin của bọn chúng! Phát chặn toàn bộ lại, bắt kẻ chủ mưu cầm đầu, đưa ra trước pháp luật xử lý thật nghiêm minh
Trả lờiXóanhững vụ xử mấy cái báo con vịt đó trong khi nâng cao tính thần tự tôn của dân tộc thì chưa nâng cao được mà dùng những lời nói chia rẽ ngu xuẩn không có óc phân tích như thế thì phải đáng lên án một cách mạnh mẽ,Phải tóm được kẻ cầm đầu, nếu không thì mỗi ngày nó đẻ ra hàng tá trang tin vịt. Đăng ký + tạo chúng quá đơn giản và nhanh chóng
Trả lờiXóabao da galaxy note 7
Trả lờiXóaxe điện bánh to tphcm
Trả lờiXóa