THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

29 tháng 9 2014

NHỮNG TIẾNG Ì XÈO SAU TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

by An Chiến  |  at  29.9.14

Từ góc độ lịch sử khách quan sau hơn 60 năm qua, câu chuyện về Cải cách ruộng đất (CCRĐ), về mặt bản chất chính là việc hoàn thành mục tiêu cách mạng đề ra đó là “cách mạng ruộng đất, người cày có ruộng”, xóa bỏ hoàn toàn tàn dư, lạc hậu của chế độ phong kiến trên đất nước ta, vẫn là bài học đắt giá đối với Nhà nước Việt Nam. Và cho đến nay, dù đã hơn 60 năm trôi qua, những biến chuyển của thời gian và sự đổi thay của xã hội vốn dĩ đã làm hao mòn nhiều thứ nhưng những gì về một cuộc cải cách lớn nhất sau khi giành được chính quyền vẫn in đậm. Người ta nói, bàn về cái được, cái thắng lợi của CCRĐ với một không khí vui vẻ nhưng cũng là chuyện cải cách đó nhưng khi được bóc tách dưới khía cạnh hạn chế, tồn tại thì nó vẫn còn không ít vấn đề, nội dung để nói. 

Trên thực tế, đã xuất hiện không ít những cái nhìn về CCRĐ theo hướng phủ nhận sạch trơn, người ta sẵn sàng bỏ qua tất thảy những cái được, cái lợi khi người dân sau cách mạng được làm chủ chính mình, làm chủ tư liệu sản xuất và vắng bóng những cảnh tượng bóc lột tàn khốc, vô nhân tính; để rồi, trong mắt họ, CCRĐ đơn thuần chỉ là việc Chế độ đương thời vẽ nên, dựng nên để trả thù máu, để thỏa nỗi căm tức về những ngày đã qua. Và với một tâm thế phiến diện như thế nên không có gì là lạ khi một bộ phận thiểu số đã mặc chấp tất thảy, tự cho mình cái quyền được lên án mạnh mẽ về một trong những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng ở một số địa phương đã trở thành một cuộc “thanh trừng” đẫm máu và quy kết đó chính là bản chất của một nhà nước sau khi họ đã thực sự cầm quyền. Tuy nhiên, nhìn nhận về một sự kiện, một vấn đề đã thuộc về lịch sử như CCRĐ nên chăng một thái độ phiến diến và một chiều nói trên hẳn đã đủ, phải chăng bài học từ lịch sử chỉ được hình thành và có giá trị hiện sinh khi nói về cái xấu, cái chưa hoàn hảo? Bản thân mỗi sự việc đều có hai mặt, cái xấu - tốt, được - chưa được luôn đan xen và thay vì chúng ta đi nhìn cái kết quả để quy kết vấn đề thì nên chăng bắt đầu việc nhìn nhận vấn đề bằng cả quá trình trước đó - nghĩa là cái gì đã khiến nó có lúc, có khi chệch hướng và bị hiểu sai? Giải quyết được những vấn đề này tôi tin rằng, những ai cùng quan tâm về CCRĐ sẽ có một đáp án sát đúng nhất có thể. 

Trở lại với CCRĐ hơn 60 năm về trước. Xét đến cùng của vấn đề, chủ trương và mà mục tiêu được đề ra trong CCRĐ không có vấn đề gì để phải bàn, mà sai lầm ở đây chính việc nắm bắt và triển khai theo khuynh hướng cực đoan, tả khuynh ở một số người, một số địa phương với phương châm “trí phú địa hào, đào tận gốc”, đồng nhất tất cả các thành phần địa chủ, trí thức đều là phản cách mạng. Hậu quả của cải cách ruộng đât chính là việc nhiều gia đình địa chủ, trí thức yêu nước, có cống hiến với cách mạng phải chịu một án oan sai, mà đến tận bây giờ một phần con cháu họ có mâu thuẫn sâu sắc với chính quyền cách mạng. Cũng dễ hiểu “oan có đầu nợ có chủ”, tuy nhiên không thể quy kết sai lầm của một vài cá nhân thành lỗi hệ thống của tập thể. Đảng ta ngay lúc đó đã thẳng thắn nhận khuyết điểm chính là việc thiếu kiểm soát và quản lý thực hiện chủ trương này và đã tiến hành sửa sai trên cả nước. Bởi vậy, hiện tại chúng ta cần có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về “ Cải cách ruộng đất”, tránh rơi vào xét lại lịch sử, nhìn quá khứ bằng đôi mắt phiến diện.

Về triển lãm cải cách ruộng đất được tổ chức từ ngày 08 đến ngày 11/9 tại Hà Nội, khiến nhiều người có cái nhìn rộng lượng, thấm thía hơn với những gì đã qua, chúng ta không né tránh sai lầm, không giấu diếm những khuyết điểm, mà thẳng thắn nhìn nhận và tự sửa đổi. Bản thân việc mở triển lãm là một chủ trương đầy ý nghĩa trong việc làm cho mỗi người dân hiểu hơn về cải cách ruộng đất, có cái nhìn đa chiều hơn về lịch sử. Chúng ta không vội quy kết toàn bộ công cuộc cải cách ruộng đất là hoàn toàn sai lầm, rập khuôn máy móc và tả khuynh. Ấy thế mà, lắm kẻ đặt điều, ì xèo, xôm tụ nói này bàn nọ về triển lãm, thậm chí lợi dụng khoét sâu thêm những vấn đề vốn đã được thời gian và những cố gắng Đảng ta xoa dịu, sửa chữa và hàn gắn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khóc xin lỗi quốc dân đồng bào về những sai lầm trong CCRĐ
1. Cho rằng mở triển lãm cải cách ruộng đất là “bới đống rác lâu ngày theo cách nào đó, sao cho mọi người cảm thấy thơm”. Chưa cần bàn đến điều gì, câu từ này cho thấy bản thân cái miệng người phát ngôn không đàng hoàng. Một chủ trương lớn, với mục đích đầy ý nghĩa mang lại ruộng đất cho dân cày, xóa bỏ triệt để sự bóc lột, áp bức của địa chủ phong kiến phản cách mạng đối với dân cày nghèo trong mỗi làng quê được so sánh giống như một “đống rác”. Tôi có thể hiểu độ rác rưởi của những lời lẽ trên khi nghĩ về lịch sử đất nước. Người ta không thể trưởng thành trên những thành công mà không có những va vấp, sai lầm. Sai lầm làm cho con người ta sống kinh nghiệm hơn. Trong quá trình lãnh đạo của mình, Đảng không tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm. Đáng quý, chính là việc Đảng ta dũng cảm thẳng thắn nhận ra sai lầm, không phủ nhận thực tế, từ những điều còn thiếu sót đó để rút kinh nghiệm, rút ra bài học đắt giá trong việc lãnh đạo đất nước và toàn xã hội. Vài người đương thời hình dung ra cải cách ruộng đất chỉ toàn là máu và nước mắt thì sẽ là một thiếu sót và một sự xúc phạm lớn với sự thật lịch sử bởi người ta chỉ nhìn thấy một góc cạnh của vấn đề.

“Thơm” hay “ Thối” là ở cảm nhận, đánh giá và phán xét riêng của mỗi người, mở triển lãm cũng không phải là việc Đảng tự minh oan cho mình hay tránh né điều gì cả, mà mục đích chính là việc cho người dân và cả những người trong cuộc tự cảm nhận, tự thấm thía và có cái nhìn lịch sử biện chứng và khách quan hơn. Điều khốn khiếp không phải là thừa nhận thực tế đã trải qua dù có đắng cay hay sai lầm mà chính là việc ngồi ở hiện tại, chẳng hiểu đếch gì về chuyện đời mà đã vội cong cớn lên chửi bới, kích động, gào thét bằng chính cái não ngắn ngồi sau màn hình máy tính. Nhìn những đau thương của đất nước bằng ánh mắt nhạo báng và lòng dạ khinh rẻ như “đống rác” thì bới đâu ra sự chân thành?

2. Trả lời cho các em câu hỏi “ Tại sao họ cho mở triển lãm?”. Nãy giờ anh nói thì các em hẳn đã hiểu ra phần nào mục đích mở triển lãm này. Điều mà nhiều vẫn kẻ lăn tăn chính là việc có phải bây giờ Đảng mới đủ dũng cảm để công khai, chủ động đề phòng trước những áp lực này nọ, không để cho người ta cái cớ để có thể tranh thủ chống phá, là chịu tác động từ phía Tàu tây gì đó. Cũng chẳng ai mang ý nghĩ này trừ khi là tư tưởng của những tên bội bạc, phản phúc vong ân bội nghĩa với Đảng. Nhân dân luôn có cái nhìn tỉnh táo và bao dung, rộng lượng hơn so với các vị suy nghĩ. Người ta có thể chia sẻ và cảm thông với đất nước từ đau thương mất mát, từ những thời gian khó khăn, đến những sai sót trong quá khứ, có thể trách móc nhưng không vì thế mà thù hận, hằn học, chà đạp lên tất cả. Đưa đến cái nhìn tôn trọng là điều tôi cảm nhận được rõ nhất khi mở ra buổi triển lãm này, trân trọng quá khứ, không phủ nhận quá khứ dù có đôi chỗ sai lầm, dũng cảm tự khắc phục nhận lấy khuyết điểm và tự chỉnh đốn trong hiện tại. Thiết nghĩ, chủ trương đưa người dân tiếp cận sâu sắc hơn với những sự kiện vốn nhiều người còn mơ hồ, đại khái và đồng nhất tất cả lầm lạc, để con người tự nhìn nhận, tự đánh giá một cách khách quan theo chính kiến của mình thì còn gì phải bàn quá nhiều ở đây. Trên thế giới, đếm được bao nhiêu nước dám tự mình đứng ra như thế, có chăng chỉ có ở Việt Nam.

“Nếu ta bắn vào quá khứ bằng một khẩu súng lục, thì tương lai sẽ nã đại bác vào chính chúng ta”, ai đó đã phát biểu hùng hồn như thế. Việc mở triển lãm không phô trương, không ồn ã, càng không xuyên tạc sự thật lịch sử, trên tinh thần tôn trọng quá khứ liệu có xứng đáng được một vài kẻ ở đời làm dơ bẩn, xem như rác rưởi lâu ngày bới ra. Đây là dịp của không ít kẻ “ biến mù thành mưa”, lợi dụng sự công khai vết thương lòng trong quá khứ của Đảng ta để bôi xấu, kích động, phủ nhận chủ trương tích cực của Đảng. Đương nhiên, một việc làm sai hay đúng, xấu hãy dở đã có dự luận phán xét, còn ý kiến trái chiều chủ quan, lệch lạc và bóp méo sự thật của một vài cá nhân thì tự họ phải nhận lấy cái tát chóng vánh của xã hội. Tôi chỉ nói để những ai còn mơ hồ, huyễn hoặc, những ai ngồi lâu và thở lâu trong bầu không khí của thù hận và những ai đang bị gieo rắc tư tưởng phản phúc vong ân bạc nghĩa, cần tỉnh táo và có đôi mắt nhân văn hơn./.
Lam Giang.

14 nhận xét:

  1. Bác Hồ cả cuộc đời cống hiến cho đất nước,ngay cả trước khi đi ngủ điều làm bác chăn trở nào là sao cứu đòi miền bắc,sao thông nhất miền nam,sao cho đất nước ai cũng có cơm ăn áo mặc.ngày tuần lễ vàng cứu đói,bác cũng nhịn đói như bao người,,là chủ tích nhưng bác vần đơn sơ với đôi dép cao su đơn sơ chiếc áo sờn vai rách tay,người ta vẫn cảm thấy một con người vĩ đại hào nhoáng sáng trong tâm hồn chứ không phải chỉ là cái bộ quần áo hay vẻ bề ngoài.

    Trả lờiXóa
  2. Tác giả chưa trả lời câu hỏi : Vì sao cuộc triển lãm diễn ra mới 3 ngày lại phải đóng cửa. Xin nói lý do "có vấn đề vầ ánh sáng" không thuyết phục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã bảo đóng cửa do sự cố ... mà còn hỏi.Ngoan cố à?

      Xóa
  3. Đã bảo là không thuyết phục. Ngu thế!
    ĐÂM MẤY THẰNG GIAN BÚT CHẲNG TÀ.

    Trả lờiXóa
  4. cải cách ruộng đất mà từ góc nhìn thời nay để nhận xét thời mới sơ khai có ruộng đất mà trồng cấy thì tất nhiên thấy nhiều bất cập khiếm khuyết rồi, các bác cứ chê làm việc tắc trách thôi chứ có hiểu được hoàn cảnh đất nước lúc ấy nó thế nào đâu, cán bộ đa số là bộ đội phục viên hay là người có uy tín trong tập thể, kiến thức không nhiều, có quyền chức thì có một số cá nhân thoái hóa, con người mà, trách sao được cả chế độ vì vài cá nhân cơ chứ

    Trả lờiXóa
  5. cải cách ruộng đất mà từ góc nhìn thời nay để nhận xét thời mới sơ khai có ruộng đất mà trồng cấy thì tất nhiên thấy nhiều bất cập khiếm khuyết rồi, các bác cứ chê làm việc tắc trách thôi chứ có hiểu được hoàn cảnh đất nước lúc ấy nó thế nào đâu, cán bộ đa số là bộ đội phục viên hay là người có uy tín trong tập thể, kiến thức không nhiều, có quyền chức thì có một số cá nhân thoái hóa, con người mà, trách sao được cả chế độ vì vài cá nhân cơ chứ

    Trả lờiXóa
  6. tôi dám cá rằng mấy ông địa chủ thời trước bị oan về tịch thu ruộng đất nhưng số lượng không thể nhiều bằng số địa chủ hà hiếp dân lành, bóc lột ngang nhiên sức lao động của người dân được, họ giàu lên trên sức lao động của người khác, dạng địa chủ như thế đáng bị tịch thu, người dân đồng tình cũng chỉ vì ghét họ quá lâu mà thôi, đến lỗi không phân biệt trắng đen trong lúc tức giận, làm oan một số địa chủ không tham lam, nhưng nói thật chỉ là số ít thôi, mắc lỗi dù ít thì vẫn để lại ấn tượng xấu

    Trả lờiXóa
  7. trong khoảng lịch sử 60 hòa bình qua, cái việc cải cách ruộng đất có sai thì cũng trong 10 năm đầu mà thôi, chưa kể những ngày đầu bà con đi ra tự đo đạc ruộng đất, cắm biển nhận đất nó hào hứng thế nào, rồi thì một vài trường hợp sai phạm cũng xảy ra trong những năm đó, sai phạm được xử lý dân chủ, người dân cũng nguôi ngoai nỗi giận không có tàn dư nào cả, chúng ta đã sai và chính bác cũng nhận, người dân chẳng còn ý kiến gì nữa thì ai dám ý kiến đây

    Trả lờiXóa
  8. Bác đã dậy chúng ta rồi, cần phải nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình, là con người thì bản chất là dễ mắc lỗi rồi, mắc rồi thì phải xửa, phải đền bù lại công sức mình hơn cả lỗi, chứ cứ có lỗi là mang ra tránh móc, xử lẫn nhau, ân oán có bao giờ là tốt đẹp gì, còn những người dựa vào sai lầm của người khác mà phán xét chế độ thì không được xét trong diện này rồi, tôi tự hào vì là dân tộc một nước thẳng thắn, có sai không dấu diếm, không sợ mất mặt mà chỉ sợ không biết mặt nhau

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  10. công nhận thời đấy đau xót thật cho chế độ non trẻ của nước mình, toàn người nhiệt huyết với công cuộc xây dựng đất nước mình, dù bàn tay trắng nhưng bao hy vọng lớn lao vẫn luôn cháy trong tim mọi người, mỗi người mỗi việc làm lại từ vạch xuất phát, có ai ngờ lại xảy ra vụ cải cách ruộng đất có những sai lầm tai hại như thế cơ chứ, đau xót là chỉ vài cá nhân mà lại ảnh hưởng đến danh dự của bao cán bộ tâm huyết, thử hỏi mình đang cống hiến tốt mà lại bị ô danh lây, không dám nhìn ai thì có xót không

    Trả lờiXóa
  11. xin thưa với mấy ông bác học lịch sử đen tối, hãy nhìn vào tương lai để phản ánh lịch sử, vì tương lai là kết quả của lịch sử, lịch sử đen tối như các ông trình bày thì làm sao lại có cái tương lai mà tôi thấy sáng sủa như thế này, chẳng lẽ các ông không thể thay đổi được hiện tại lên muốn quay ngược thời gian để thay đổi quá khứ sao, tôi thấy giống trong phim khoa học viễn tưởng quá, dù các ông có xé to cái lỗi trong quá khứ thì không thể làm gì hiện tại được đâu

    Trả lờiXóa
  12. xin thưa với mấy ông bác học lịch sử đen tối, hãy nhìn vào tương lai để phản ánh lịch sử, vì tương lai là kết quả của lịch sử, lịch sử đen tối như các ông trình bày thì làm sao lại có cái tương lai mà tôi thấy sáng sủa như thế này, chẳng lẽ các ông không thể thay đổi được hiện tại lên muốn quay ngược thời gian để thay đổi quá khứ sao, tôi thấy giống trong phim khoa học viễn tưởng quá, dù các ông có xé to cái lỗi trong quá khứ thì không thể làm gì hiện tại được đâu

    Trả lờiXóa
  13. ruộng đất thì mãi mãi vẫn là vấn đề nóng và hay nảy sinh mâu thuẫn trong lòng người dân nhất, ngày trước thì cải cách ruộng đất, giờ thì sắp cải cách ruộng đất công nghiệp rồi, đất càng có giá thì người dân lại càng sôi sục hơn, con người vì lợi ích mà mất đi lý trí là chuyện bình thường, đến cả anh em họ hàng còn đánh nhau được nữa là, thế nên không thể trách ai khi chính người dân vì tham lam mà gây nên hỗn loạn trong tranh chấp ruộng đất được

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.