THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

03 tháng 9 2014

SAU THÔNG BÁO SỐ 05/HNBĐL NGÔ NHẬT ĐĂNG KHÔNG CÒN LÀ THÀNH VIÊN CỦA "HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP"

by An Chiến  |  at  3.9.14

LTS: Ngay từ đầu "Hội nhà báo độc lập" vốn dĩ đã không nên tồn tại dù đó là một tổ chức không chính danh. Bởi, một khi những vấn đề trong nội bộ chưa giải quyết nổi thì những chuyện "quốc gia đại sự" còn lâu mới được nói và bàn tới. Kể từ sau ngày thành lập đến nay (dù đã được hơn 4 tháng) nhưng "thành tựu" của 'Hội nhà báo độc lập" không ngoài những tiếng ì xèo, đấu đá nội bộ trong thành phần chủ chốt và việc người đứng đầu - "Chủ tịch Phạm Chí Dũng" cho ra các Thông báo từ 1 đến 5; và riêng thông báo số 5 có một ý nghĩa hết sức đặc biệt: Khai tử trang tin "Việt Nam thời báo" do Ngô Nhật Đăng - "Ủy viên Hội nhà báo độc lập Việt Nam" đảm nhận. Về mặt hình thức, từ thông báo số 5 "từ ngày 1/9/2014, trang Facebook mang tên Việt Nam Thời Báo do ông Ngô Nhật Đăng điều hành không còn mang danh nghĩa là một trang báo của Hội NBĐLVN, cũng không còn mối liên quan nào với Hội NBĐLVN về quan điểm, nội dung, nhân sự và tài chínhnhưng thực chất đó là việc Hội này ra tay thanh trừng Ngô Nhật Đăng. 
Xin giới thiệu bài viết: "Hội nhà báo độc lập, nỗi sỉ nhục việc giành ghế chưa kịp kê" của tác giả Nguyễn Hoàng Đức (Một thành viên của "Hội nhà báo độc lập".
.....................................................

Tôi vốn yêu xã hội dân sự, ở đó con chim được bay, con cá được bơi, con sáo được hót, còn con công thì được múa bộ lông sặc sỡ của mình. Nghĩa là ai cũng được sống theo sở trường. Có người mời tôi vào Văn đoàn độc lập, nhưng tôi từ chối không mảy may do dự “Tôi không vào, vì năng lực của nhà văn là sáng tạo độc lập, chứ đâu cần hội hè như sự canh ty thành nhóm để trục lợi hay ức hiếp người khác”.

Tôi vốn luôn cố gắng để trở thành người ngoan đạo, vậy mà khi nhà thờ mời tôi tham gia Hội Đức Giáo Hoàng Jean Paul II, tôi đã từ chối thẳng tưng: “Thưa các cha, giáo hội cần nhiều người hoạt động sốt sắng để phục vụ công việc truyền giáo, nhưng con là nhà văn, nên phục vụ theo chuyên môn ngòi bút thì hơn là thao tác chân tay hay phong trào. Mà nhà văn thì phải trau dồi bản lĩnh độc lập, cô đơn thì ngòi bút mới hay. Chứ nhà văn mà cống hiến theo lối cây bút tập đoàn thì có khác gì thoát khỏi mậu dịch của nhà nước lại chui vào ‘mậu dịch’ của đoàn thể. Theo nhiều nghiên cứu, đặc biệt là của Giám mục Hoàng Đức Oanh, thì trong vài trăm năm qua, có nghĩa là hầu trọn lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, cho dù thơ của Hàn Mạc Tử rất xuất sắc, nhưng vẫn thiếu vắng ngay cả một truyện ngắn văn xuôi viết về sự nghiệp tin mừng hay cứu độ. Vậy thì con muốn được là nhà văn thuần khiết phục vụ giáo hội còn hơn là hội viên này hội viên kia?! ”

Nhưng khi nghe, có người gọi điện thoại mời tôi tham gia Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, tôi không chần chừ ngay cả một giây trên điện thoại: tham gia liền. Mặc dù tôi biết đó là một sự phiêu lưu bị đẩy lên tuyến đầu trong xã hội đảng trị mà người ta kiên quyết dẹp tan từ trong trứng theo tinh thần chuyên chính vô sản tất cả những hội nhóm nào không phải là cành lá chính thống của chế độ. Tôi tham gia vì nghĩ mình phải có đóng góp cho công lý và dân tộc!

Nhưng kìa, than ôi, Hội NBĐL chưa ra đời sau một tháng đã ì xèo những bất đồng về nội bộ, và nhân sự, xoay quanh cái gì? Cụ thể ngày 01/09/2014, chưa đầy 2 tháng sau ngày thành lập cái kim trong bọc cũng tòi ra, ông Phạm Chí Dũng Chủ tịch hội đã ra thông báo số 5 của Hội với nội dung:

“Căn cứ Điều lệ Hội NBĐLVN về đường lối hoạt động và thẩm quyền của lãnh đạo Hội, ngày 1/9/2014, Ban lãnh đạo Hội đã họp bất thường và đưa ra quyết định với đa số thống nhất:
1. Từ ngày 1/9/2014, trang Facebook mang tên Việt Nam Thời Báo do ông Ngô Nhật Đăng điều hành không còn mang danh nghĩa là một trang báo của Hội NBĐLVN, cũng không còn mối liên quan nào với Hội NBĐLVN về quan điểm, nội dung, nhân sự và tài chính”…

Việc này anh Ngô Nhật Đăng đã trao đổi với tôi qua FB nhiều lần, tôi thường xuyên khuyên anh: “Hãy kiên nhẫn! Hãy bình tâm! Hội thành lập mới được có mấy tuần, chia rẽ, chành chọe, tranh giành người ta cười cho, thậm chí người ta nhổ vào mặt cho, vì cái ham hố của các anh không kìm nén được…”

Nhưng than ôi, cái bản tính của người Việt nói chung, thấp hèn, tiểu nông đắc chí, tranh giành ghế, tranh giành miếng ăn, nó đã là những gì thâm căn cố đế. Nội dung chính là gì? Có thể nói gọn một câu: Tranh nhau chiếu ăn mặt tiền.

Tôi xin chứng minh. Tôi được mời đến ăn cỗ một làng nghề đồng ở ngay Hà Nội. Người ta dựng rạp từ trong đình ra tận cổng. Người ta mời chúng tôi ngồi ngay bàn bên ngoài rất thoáng mát, nhưng anh bạn mời, cứ dẫn chúng tôi lách vào trong đình. Anh ta bảo “ngồi ăn ngoài sân, đừng đi còn hơn!” Vào trong đình thì phải ngồi đợi, mâm nào đứng lên, mâm khác mới vào. Và đầy rẫy những đàn ông tiểu nông phố thị chen vai thích cánh vào, nói oang oang những câu chém gió, ra vẻ rằng: ta đang nói để được “vua biết mặt, chúa biết tên!”

Tâm lý này đã được nhà văn Nguyễn Tuân tả cái cảnh người ta bon chen ra sân đình ăn cỗ, ganh đua nhau xem mình được ngồi chiếu nào? Cái mỏ gà phải chặt làm sao thành 32 miếng, miếng nào cũng phải dính tí mỏ, vì tí mỏ đó không biểu hiện cho thực phẩm mà là biểu tượng của sự tôn trọng uy quyền. Thật bé nhỏ!

Báo chí là nơi thời vụ diễn ra trong ngày, từ vinh quang đến nhuận bút, và đã trở thành miếng ăn sốt nóng nhất để tranh giành trong tâm lý bé nhỏ yếu ớt, hèn kém nô tài của người Việt. Qua những cuộc đi biểu tình, nhiều người thấy, người Việt tranh giành cò kè nhau từng đúp ảnh, từng lời nói, nghĩa là háo danh, háo chức…

Tại sao ta không nghĩ: Báo chí chỉ là cái sân thể hiện! Một tiểu nông, cứ dẫn anh ta lên thẳng sân khấu, chỉ vào các nhạc cụ như violon, piano, kèn… mời anh ta biểu diễn, anh ta có run rẩy và sợ hãi không? Nhưng một anh tiểu nông, chỉ cần cầm cái lá gấp thành kèn, nghê nga vừa thổi vừa khoe vợ con, thì anh ta cứ muốn ôm sân khấu đó cả ngày, rồi ngày này sang tháng khác chẳng chịu dời xa.

Hội vừa mở ra, lại tranh nhau ‘chiếu chèo’ để biểu diễn, lại lên án nhau ‘chiếu của anh không phải chiếu chính thống’. Trời ơi có hai cái chiếu đã muốn chiếu của mình duy nhất hay. Cứ cho là chiếu của anh hay đi, những đoàn kịch đang diễn vở, rồi cũng có lúc phải để đoàn kịch khác vượt lên, chỉ vì, trong lúc anh diễn thì người ta đang tập vở mới. Báo cũng vậy, bài viết của anh hay mảng này, thì người ta cần một tờ báo khác để kế tiếp những việc khác.

Một lần nữa cái bản tính “tham bát bỏ mâm”, ăn vặt, khôn vặt, tranh giành vặt, mưu danh văt, vinh quang vặt đầy chất lõm bõm tiểu nông của người Việt lại lộ ra. Thật là đáng thất vọng! Và đáng xấu hổ! Mong rằng mấy nhà báo độc lập với cái hội mới nhú của mình mà người Việt gọi là “chưa vỡ bụng cứt” nên nghiêm trang ngắm lại bản thân mình. Có hai cái chiếu nhỏ bé đó, đã là gì đâu mà phải ra tuyên bố giành giật của nhau?!

“ Tri túc bất nhục! Tri sỉ bất đãi! Xin các vị nên biết nhìn nhận lại sự ham hố của mình. Một tờ báo ư? Ở xã hội khác nó chỉ là một tờ giấy phép tất yếu nằm trong luật.

Ở đây quí vị đừng tự cho mình cái quyền cấp giấy phép cho người khác viết báo và in báo?!

Đừng nên làm nhà độc tài trá hình, hay độc tài nhân danh độc lập!
NHĐ 02/09/2014 (Nguồn: "Việt Nam thời báo"). 

1 nhận xét:

Proudly Powered by Blogger.