THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

25 tháng 9 2014

TÒA GIÁM MỤC KON TUM ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT? (Tiếp theo và hết)

by An Chiến  |  at  25.9.14

Xin mạn đàm tiếp hai lí do còn lại trong chuỗi các lí do mà một số trang tin liên quan đạo Công giáo như Lương Tâm Công giáo, Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam cho rằng: "Sở Nội Vụ tỉnh Kon Tum gây khó khăn cho ngày lễ Hành hương Đức Mẹ Măng Đen" để chứng minh rằng đó là một sự áp đặt của những kẻ tự cho mình đứng trên pháp luật; coi thường pháp luật như thông tin đã đưa.
Ở lí do thứ ba, các trang tin này cho rằng: "Sở Nội Vụ đã lộng quyền về việc quyên góp. Theo Pháp lệnh Tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP thì Điều 36 quy định “trường hợp tổ chức quyên góp trong phạm vi một xã, thì cơ sở tôn giáo sẽ thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp”, hoặc trong phạm vi Quận/ huyện sẽ thông báo với Quận/ huyện. Trong văn bản của TGM Kon Tum khẳng định, “tổ chức cuộc lễ tại khu vực tượng Đức Mẹ ở thôn Măng Đen, xã Đak Long, huyện Kon Plông”, nên TGM Kon Tum chỉ cần thông báo trong với UBND xã Đak Long là được. Như vậy, sở nội vụ lộng quyền khi cho rằng, TGM Kon Tum không được quyên góp". 
 
Như đã nói ở hai bài viết trước: http://vietnamngayve.blogspot.com/2014/09/chieng-cha-vrns-thong-chua-cuu-tp-ho.html; http://vietnamngayve.blogspot.com/2014/09/toa-giam-muc-kon-tum-ung-tren-phap-luat.html cuộc lễ diễn ra tại khu vực tượng Đức Mẹ ở thôn Măng Đen, xã Đak Long, huyện Kon Plông vốn không phải là một hoạt động tôn giáo có thín thường niên và trên thực tế, do tính chất, quy mô tổ chức lớn, có sự tham dự của các chức sắc, giáo dân từ các địa phương khác nên cần thiết phải có sự đồng ý của Chính quyền địa phương nơi diễn ra. Đúng là theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP tại điều 36 có quy định: "trường hợp tổ chức quyên góp trong phạm vi một xã, thì cơ sở tôn giáo sẽ thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp”, hoặc trong phạm vi Quận/ huyện sẽ thông báo với Quận/ huyện" nhưng ai dám chắc rằng, hoạt động tôn giáo này chỉ diễn ra "tại khu vực tượng Đức Mẹ ở thôn Măng Đen, xã Đak Long, huyện Kon Plông” như văn bản của Tòa Giám mục Kon Tum nói đến. Rõ ràng, đang có một sự đánh đồng, đánh tráo về mặt khái niệm trong diễn đạt nội dung này của Tòa Giám mục Kon Tum bởi không thể xem xét quy mô của một hoạt động sinh hoạt dựa trên không gian vị trí địa lý và thực tế chứng minh thì rất hiếm gặp một hoạt động sinh hoạt tôn giáo diễn ra quá không gian của một xã, phường, thị trấn. 

Và nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí này để xem xét đánh giá quy mô cuộc lễ tôn giáo thì e rằng những người đảm trách việc xây dựng Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn thi hành đã quá cẩn trọng chăng? Theo công văn của Tòa Giám mục Kon Tum được gửi đến Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum có những yếu tố cho thấy rằng, quy mô tổ chức lễ thuộc phạm vi điều chỉnh của các ban, ngành cấp tỉnh chứ không phải cấp huyện, xã như đã nói. Ngoài sự có mặt của đông đảo của bà con giáo dân giáo phận Kon Tum (một nhân tố vượt quá phạm vi của một xã, phường) thì còn xuất hiện những vị chức sắc cao cấp từ các địa phương khác đến; trong đó đáng chú ý có Giám mục Nguyễn Thái Hợp - Giám mục Giáo phận Vinh có mặt với tư cách đồng tế trong cuộc lễ... Và chỉ riêng với hai điều này thì đã là một căn cứ để Tòa Giám mục Kon Tum phải báo cáo, đề nghị theo đúng quy định của pháp luật. Cho nên, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum đương nhiên có quyền điều chỉnh tất thảy các hoạt động liên quan đến cuộc lễ, kể cả hoạt động "Quyên góp". 

Đối với lí do thứ tư thì chắc không cần bàn cãi nhiều bởi tôi nghĩ rằng, người viết nên những lập luận này chưa hề tiếp cận Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 92/NĐ-CP. Họ đã cho rằng: "Sở Nội Vụ cũng tưởng họ “có quyền” yêu cầu TGM Kon Tum “không được đặt tên cuộc Lễ là “Hành Hương…”, trong khi Luật không qui định cho phép “từ chối hay chấp thuận tên… cuộc Lễ” trong khi điều 31 của Nghị định 92-NDD/CP lại quy định như sau:

 "Điều 31. Các cuộc lễ của tổ chức tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo

1. Tổ chức tôn giáo khi tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Văn bản đề nghị nêu rõ tên cuộc lễ, người chủ trì, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô, thành phần tham dự cuộc lễ. 
 
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. 
 
2. Việc tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc đến từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo. 
 
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do". 
 
Theo đó, mặc dù các văn bản luật, dưới luật điều chỉnh lĩnh vực này không thể hiện không cho phép “từ chối hay chấp thuận tên… cuộc Lễ”. Tuy nhiên, đây cũng được xem là một nhân tố để cấp có thẩm quyền đưa ra để xem xét. Trên thực tế, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum đã khuyến nghị và yêu cầu Tòa Giám mục Kon Tum điều chỉnh tên cuộc lễ mà không có hai chữ "hành hương" bởi UBND tỉnh này chưa có một văn bản nào cho phép khu vực tượng Đức Mẹ ở thôn Măng Đen, xã Đak Long, huyện Kon Plông là nơi diễn ra hoạt động hành hương. Và như thế, việc thêm hai chữ 'hành hương" vào tên cuộc lễ trong kiến nghị Tòa Giám mục Kon Tum đã cố tình buộc chính quyền tỉnh Kon Tum công nhận một điều chưa thể.
 
Nguyên nhân mấu chốt và cũng là quan trọng nhất dẫn tới sự bất đồng này chính là do việc tiếp cận các văn bản luật, dưới luật điều chỉnh trong lĩnh vực tôn giáo của Tòa Giám mục tỉnh Kon Tum còn quá nhiều thiếu sót. Và từ việc không hiểu thông, thấy tường những quy định đã được luật hóa đã dẫn đến tình trạng chủ thể được giao trách nhiệm quản lý nhà nước và chủ thể bị quản lý không thể tìm được tiếng nói chung. Thiết nghĩ, câu chuyện không chỉ là lời cảnh tỉnh "tương đối muộn" với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan lĩnh vực tôn giáo của các cấp chính quyền tỉnh Kon Tum (trong đó có sở Nội vụ của tỉnh này); đồng thời đó là một thực trạng vô cùng đáng buồn khi chính những chủ thể trực tiếp liên quan lại không hiểu nổi quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật quy định./.
Phương Nam OP

3 nhận xét:

  1. Tòa Giám mục Kon Tum không thể xử sử như thế được, không có lửa làm sao có khói. Anh hành xử thế nào thì tôi mới làm như thế chứ? Đừng tưởng Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi mà toàn gây rắc rối cho chính quyền, thưa Tòa Giám mục Kon Tum.

    Trả lờiXóa
  2. Đang có một sự đánh đồng, đánh tráo về mặt khái niệm trong diễn đạt nội dung này của Tòa Giám mục Kon Tum bởi không thể xem xét quy mô của một hoạt động sinh hoạt dựa trên không gian vị trí địa lý và thực tế chứng minh thì rất hiếm gặp một hoạt động sinh hoạt tôn giáo diễn ra quá không gian của một xã, phường, thị trấn.

    Trả lờiXóa
  3. hết mấy cái vụ thánh nữ xuất hiện giờ lại có mấy cái vụ này,ở tây nguyên thật là nơi nóng về chính trị ,nơi địa bàn khó kiểm soát dân tộc thiểu số và lại theo tôn giáo rất nhiều.vì thế bọn phản động rất dễ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân và tín ngưỡng tôn thờ của họ mà chống đối lại chính quyền với những lý do như chính quyền đàn áp giáo sứ này nọ,để kiếm cớ lần áp biểu tình gây bạo loạn ở tây nguyên ,bài toàn nhức đấu suốt mấy năm qua

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.