THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

06 tháng 11 2014

THI CÔNG QUỐC LỘ 1A - NHỮNG CÂU CHUYỆN CHƯA BIẾT ĐẾN!

by An Chiến  |  at  6.11.14

Dải đất Miền Trung đầy nắng và gió vốn biết đến là cái nôi sinh trưởng của không ít người tài. Tinh thần quật khởi, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với gian khó được biết đến là tố chất giúp con người nơi đây chứng tỏ được mình và thành danh dù bất cứ nơi đâu. Nhưng, không phải bao giờ, khi nào thì tố chất đó cũng làm nên những điều đặc biệt. Câu chuyện khó hiểu diễn trên chính tại công trường thi công quốc lộ 1A đoạn qua xóm 11, 12, xã Quỳnh Giang và khối 8, Thị trấn Cầu Giát (Quỳnh Lưu) không khỏi khiến cho những ai quan tâm day dứt và băn khoăn về một cách hành xử khó hiểu và bất nhẫn. 
Tuyến đường Quốc lộ 1A đoạn đi qua huyện Quỳnh Lưu, tnỉh Nghệ An thi công đã lâu song vẫn chữa thể hoàn thành theo tiến độ!!
Câu chuyện được phóng viên Báo Nghệ An điện tử tường thuật lại như sau: "Vào chiều 14/8/2014, khi nhà thầu huy động xe máy và nhân lực triển khai thi công trên Quốc lộ 1A, đoạn qua xóm 11, xã Quỳnh Giang thì một nhóm phụ nữ kéo đến vây quanh xe máy cẩu của đơn vị thi công, người thì la lối phản đối, người mang ảnh Đức mẹ Maria đặt trên máy xúc và bắt đầu đọc kinh cầu nguyện ngay tại hiện trường thi công. Cũng như tôi, nhiều người đi đường rất băn khoăn, thắc mắc không hiểu vì sao người ta lại đưa cả ảnh Đức Mẹ Maria tôn kính lên máy xúc và cầu kinh giữa Quốc lộ ồn ào, nhốn nháo và đầy khói bụi? Sau đó nhiều giờ đồng hồ, giao thông vẫn không được thông suốt, người qua lại trên đường không ngớt lời bình phẩm, ai cũng tỏ ra ái ngại…". Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu những hành động đó được đặt vào một bối cảnh có nhiều biến động hơn, khi cái sai của Chính quyền trong đền bù giải phóng mặt bằng trước khi thi công đã được phát lộ rõ ràng và việc phản kháng của người dân đơn thuần là vì quyền lợi họ sẽ được hưởng.

Tuy vậy, sự việc không diễn ra theo chiều hướng như vậy. Hành lang an toàn giao thông tại Quyết định số 6-CT ngày 3/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thực hiện Nghị định 203-HĐBT ngày 21/12/1982 về Điều lệ bảo vệ đường bộ đối với các quốc lộ đã nêu rõ: "1. Theo Điều lệ đường bộ ban hành kèm theo Nghị định số 203-HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng, phạm vi đường bộ và hành lang bảo vệ đường bộ là lưu không, thuộc tuyến đường để bảo vệ, bảo đảm an toàn giao thông và dự phòng khi mở rộng. Đất đai thuộc hành lang bảo vệ đường chỉ được sử dụng trồng lương thực, hoa màu và trồng cây xanh theo chỉ dẫn của Bộ Giao thông vận tải; 2. Trên các quốc lộ, đặc biệt đối với Quốc lộ 1, kể từ ngày ban hành Điều lệ bảo vệ đường bộ, tất cả các công trình đã làm trong lưu thông do các cấp chính quyền, phường, xã, quận, huyện hoặc tỉnh, thành phố cấp đất hoặc tự ý xây dựng là vi phạm luật lệ. Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày ký Quyết định này, các cơ quan và tư nhân vi phạm phải di chuyển các công trình nói trên ra khỏi hành lang của lưu không (từ chân mái đường đắp hoặc đỉnh mái đường đào ra mỗi bên 20 mét). Nhà nước miễn phạt và không đền bù”.

Cũng theo báo Nghệ An Điện tử "Kể từ khi Điều lệ bảo vệ đường bộ đối với các quốc lộ có hiệu lực, trên toàn tuyến Quốc lộ 1A hầu như không có ai xây dựng nhà cửa kiên cố trên phạm vi 13m5! Sau này, một số hộ dân có mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khi cấp lại giấy chứng nhận, chính quyền cũng đã trừ diện tích thuộc chỉ giới hành lang ATGT. Điều này thể hiện rõ trong bìa của các hộ dân ở Quỳnh Giang có diện tích đất sát với Quốc lộ 1A đã được cấp lại kể từ năm 1993". Vậy thử hỏi đâu là nguyên nhân khiến những hộ dân nơi đây đứng ra cản trở, làm chậm tiến độ thi công của nhà thầu? Phải chăng cái lí lẽ của "kẻ cùn" đã buộc lòng hệ thống pháp luật phải chịu thoái lui? 

Và như thế, rõ ràng cái lí lẽ đưa ra để biện minh cho hành động của các hộ dân tại xã Quỳnh Giang và Thị trấn Cầu Giát là không hề có. Đáng buồn hơn, cái cách mà những hộ dân này "cố đấm ăn xôi", gây sức ép với chính quyền hòng có một thỏa hiệp được cho là có lợi cũng rất khó hiểu. Do đa phần những hộ dân có mặt để cản trở thi công là giáo dân đạo Thiên chúa nên sẽ rất thường tình khi hình ảnh Đức Mẹ Maria được đưa đến giữa chính cái nơi xe cộ, người người qua lại và sự bụi bặm của công trường đang thi công. Và họ đã đặt tượng Đức mẹ lên những nơi mà tôi tin rằng họ chưa một lần nào làm như thế (đặt lên máy xúc) và liên hồi cầu nguyện. 

Là một kẻ ngoại đạo nên bản thân tôi không hiểu lắm về sự thiêng liêng vốn có trong người có đạo. Điều tôi quan tâm nhất là phải chăng trong ý thức của những người nơi đây họ đang bất chấp mọi thứ, làm cái điều chưa có tiền lệ để huy động sức mạnh tôn giáo, "sự thiêng liêng của thần quyền, giáo lý" vào cuộc? Liệu chăng sức mạnh tôn giáo, thần quyền và giáo lý đang là lực cản hữu hiệu buộc hệ thống pháp luật cũng như các nhà thi hành phải chùn tay? Chưa hết, hoạt động sinh hoạt tôn giáo vốn có quy định riêng và theo hiểu biết của bản thân thì lĩnh vực tôn giáo đã có hẳn 01 pháp lệnh và 01 Nghị định hướng dẫn thi hành. Theo đó, hoạt động sinh hoạt tôn giáo được quy định tại các địa điểm cụ thể, ngoài các địa điểm đó thì chính những người theo các tôn giáo phải báo cáo, đề nghị! Vậy nhưng vì cái cách hành xử khó hiểu của mình, số hộ dân luôn đã phớt lờ luôn các quy định của pháp luật trên lĩnh vực tôn giáo mà chính họ là một chủ thể chịu sự điều chỉnh. 

Tôn giáo nói chung, đạo Công giáo xưa nay luôn được biết đến là một bộ phận khăng khít của dân tộc, đồng bào các tôn giáo luôn biết phụng sự và cống hiến cho dân tộc ở các thời điểm nguy nan, cấp bách, luôn biết ủng hộ, cống hiến những cái hay, cái tích cực; thậm chí không ít nơi, người theo đạo đã không ngần ngại hiến đất của chính mình với mong muốn góp cái gì đó có thể cải thiện hình ảnh của quê hương thêm giàu mạnh, thay đổi các con đường từ tù túng, chật hẹp ngày càng khang trang và đàng hoàng. Ấy vậy mà, chỉ vì cái lợi ích là "được đền bù" trên chính cái nơi mình không có quyền năng gì các hộ giáo dân này đã mang chính cả những điều thiêng liêng nhất ra để đánh đổi và mong đó là cái có thể khiến chính quyền chùn tay, xem đó là điều hơn thiệt trước khi có hành động xử lý cụ thể. 

Song tiếc rằng, họ đã hết sức nhầm lẫn trong cái cách làm gây sức ép kiểu trẻ con ấy. Việc mở rộng Quốc lộ 1A là một dự án trọng điểm Quốc gia được Chính phủ thực hiện góp phần nối mạch máu giao thông Nam - Bắc, tạo đà cho phát triển kinh tế cũng như hạn chế tới mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông đau lòng. Với những cái lợi đó thì không ai dám phủ nhận sự cần thiết của việc tiến hành cho tới lúc hoàn thành. Giải thích cho sự im lặng và chưa có một động thái nào căng thẳng đến thời điểm hiện tại có thể xem là cái cách Chính quyền chờ đợi sự thay đổi của chính các hộ dân này. Và như thế, ai cũng mong rằng, cái cách hành xử ấy là hành động nhất thời, là do kẻ xấu kích động chứ bà con nơi đây không thực tâm làm vậy. Nhưng cái gì cũng sẽ có giới hạn nhất định, khi mà sự kiên nhẫn của Chính quyền cũng như thời điểm hoàn thành công trình đến gần thì không loại trừ Chính quyền sẽ mạnh tay hơn trong xử lý. Chắc chắn khi đó không thể xem sự thiếu hiểu biết là tình tiết để giảm nhẹ hành vi phạm tội bởi từ trước đến nay họ đã được nghe không ít lời khuyên giải, tuyên truyền từ chính quyền./. 
Phương Nam OP

0 nhận xét:

Proudly Powered by Blogger.