Xuất phát từ những vụ lùm xùm xung quanh Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước, BBC đã dẫn bài viết "Dân biểu Phước là 'dư luận viên đầu đàn' được cho là của tác giả Nguyễn Quang gửi cho Báo này từ Sài Gòn. Để chứng minh cho cái luận kết được thể hiện tương đối rõ ở tiêu đề, ông Nguyễn Quang này đã thực hiện theo trình tự hai bước.
1. Để trình bày cái ý tứ cho rằng "Dân biểu Phước là 'dư luận viên đầu đàn', ông này đã kỳ công đặt ra không ít dẫn chứng kiểu nửa vời - kiểu mà những người am hiểu luật, hành nghề luật vẫn quen gọi là "dấu hiệu" chứ chưa thể cấu thành hành vi phạm tội. Ông này viết: "Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước lại một lần nữa nói xấu đồng nghiệp và lại xin lỗi, liệu đây có phải lần cuối cùng? Nếu nhìn vào những phản ứng của ông Phước sau những lời lẽ hết sức không hay dành cho Đại biểu Dương Trung Quốc, cũng có thể đoán được rằng ông Phước không thấy mình thật sự sai và vào một ngày nào đó nếu ông lại tiếp tục xúc phạm người khác thì cũng là một điều bình thường. Nhưng đó là điều bình thường theo một cách hoàn toàn không bình thường ở Việt Nam, đất nước ít có “tự do ngôn luận” vào loại nhất thế giới" để đi đến câu hỏi thứ nhất: "Tại sao ông Phước lại có thể ung dung làm những điều gần như là cấm kỵ như vậy?".
Băn khoăn này của ông Nguyễn Quang xin mạn phép được nói rõ như sau: Việc ông Quang vin vào một ý tứ cho rằng "Việt Nam, đất nước ít có “tự do ngôn luận” vào loại nhất thế giới" để đi đến hoài nghi về sự an vị của ông Hoàng Hữu Phước sau khi ông này liên tiếp có các cuộc tranh luận nảy lửa với Đại biểu Dương Trung Quốc và gần đây nhất là Đại biểu Trương Trọng Nghĩa là hoàn toàn sai lầm. Bởi, có thể các cuộc "cãi vã" như vừa qua chưa từng được phơi trên mặt báo cho công chúng theo dõi và bình phẩm nhưng khẳng định là chưa hề có thì rất phi khách quan. Vả lại, theo các quy luật phổ biến thì ở hầu hết các nước những mâu thuẫn, thậm chí là hiềm khích giữa các ông (bà) Nghị hoàn toàn là chuyện cá nhân, Cơ quan (Quốc hội hoặc Nghị viện) sẽ không tham gia điều chỉnh, can thiệp chứ đừng nói là có chế tài xử lý nghiêm khắc. Và đương nhiên, Việt Nam sẽ không làm điều ngược lại và rõ ràng hiềm khích cũng như những khúc mắc liên quan đã được ông Phước và các cá nhnâ liên quan giải quyết ổn thỏa mà không cần đến người thứ ba. Nói ra điều này để thấy rằng, việc ông Phước có thể tại vị và tham gia đều đặn các phiên họp của Quốc hội sau những lùm xùm vừa qua không hề có một sự "bao che", "dung túng" của các cơ quan chức trách tại Quốc hội đối với ông Phước như ông Quang như đã đề cập trong bài viết.
Và thật khó hiểu, ông Quang lại xem cái ngưỡng cho phép mà ông Phước đang được hưởng đó là "tự do"; để rồi ông này lại so sánh sự "tự do" của ông Phước với sự tự do của Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh trong vụ việc vừa qua: "Ông Phước cho rằng đó là “tự do ngôn luận” và mình “có quyền viết blog”, nhưng ông quên rằng nếu viết để chỉ trích các lãnh đạo cao cấp thì kết cục sẽ chẳng khác gì các blogger như Điếu Cày hay Ba Sàm….". Và như thế, điều dễ nhận thấy trong cách so sánh này là chủ thể so sánh không hiểu nổi đâu là phạm trù thuộc về đời thường và đâu là phạm trù được pháp luật điều chỉnh. "Tự do" luôn có khuôn khổ và định mức nhất định, vượt qua sự "tự do" đồng thời xâm phạm tới các chủ thể khác thì đương nhiên hành vi đó sẽ bị pháp luật điều chỉnh. Nguyễn Hữu Vinh được tự do thể hiện chính kiến trên Blog nhưng nó sẽ không còn là tự do nếu chính kiến đó lại nhằm đến uy tín, danh dự và quyền lợi của một chủ thể khác. Hậu quả mà Vinh đang lãnh nhận là kết quả tất yếu của sự vượt ngưỡng ấy. Cho nên, việc đem so sánh giữa một chủ thể luôn biết điểm dừng trước hạn định của tự do và không còn tự do với một kẻ bất chấp vốn dĩ là điều khó có thể chấp nhận chứ chưa nói đến những chuyện sau này. Do vậy, không thể đem sự đối nghịch giữa hai con người khác nhau để cho rằng nếu ông Phước có cùng hành vi với Nguyễn Hữu Vinh mà không bị xử lý thì có quyền cho ông Phước là những "dư luận viên" - những người đứng bên kia chiến tuyến.
2. Trên những căn cứ đó thì hết sức nực cười khi ông Quang mạnh dạn đưa ra các đặc điểm nổi trội của Dư luận viên mà Đại biểu Hoàng Hữu Phước là một thành viên cấp cao. Ông Quang cho rằng: "Điểm chung đầu tiên của đại biểu Phước với các dư luận viên là bảo vệ những thứ mà ngoài họ ra, toàn thể nhân dân Việt Nam không ai cho là đúng". Nghĩa là các Dư luận viên "Bất chấp lẽ phải". Tiếp đó, "Khi mà không có lý lẽ, các dư luận viên buộc phải tìm những yếu tố nhỏ nhặt để hạ thấp ý kiến của người khác", nói gọn là "Tìm những chỗ nhỏ nhặt để hạ thấp". Mặc dù ai cũng biết, ông Quang "đúc rút" và cho ra đời 02 đặc điểm nói trên từ cá nhân ông Phước, cụ thể hơn là hành vi của ông Phước trong những lùm xùm vừa qua. Song, như đã nói ở trên nó hoàn toàn vô nghĩa bởi như cách nói của ông Quang - Khái niệm Dư luận viên chỉ được hình thành khi người đó đối nghịch với Nguyễn Hữu Vinh nhưng ông Vinh và ông Phước chưa bao giờ la đối nghịch trên phương diện "tự do" biểu đạt và thể hiện chính kiến của mình. Cho nên lấy con người để ông Phước để nói đó là mẫu hình của Dư luận viên phải chăng là suy đoán và hết sức khiên cưỡng./.
Phương Nam OP
Nói thế nào đi nữa thì những phát ngôn của ông Hoàng Hữu Phước về đại biểu Nghĩa thì không thể chấp nhận được. Biết là ông thẳng tính, nhưng thẳng tính kiểu chửi người ta những từ nhữ vô văn hóa như thế là ko được. Phải đi xin lỗi người ta, ông Phước ạ!
Trả lờiXóaKhông hiểu người nào có suy nghĩ siêu phàm mà có thể tưởng tượng ra được câu chuyện như thế này, ông ta là một đại biểu quốc hội và ông ta đang phục vụ cho đất nước, như thế ông ta còn hơn cả một dư luận viên nữa rồi chứ, ông ta đang bảo vệ đất nước, đang muốn đất nước đi lên cơ mà, còn dư luận viên chỉ là lực lượng để chống lại những luận điệu của lũ bán nước thôi
Trả lờiXóasao lại có thể tưởng tượng ra được một câu chuyện vô lý thế được nhỉ, ông Hoàng Hữu Phước là một đại biểu quốc hội thì ông ta phục vụ cho đất nước và những gì ông ta nói về các đại biểu khác hay nói trước quốc hội thì cũng muốn tốt cho đất nước thôi chẳng qua cách thể hiện của ông ta có hơi khác gì tính tình của ông ta thôi
Trả lờiXóa