Xin được thú thực rằng, tôi là một người thường xuyên theo dõi FB của Mai Tú Ân, bởi ở con người này có những sự yêu - ghét rõ ràng trên từng STT. Và một điều đặc biệt là trong từng STT như thế, tôi đã nhận ra thêm một đặc điểm về cá nhân con người này và cũng chỉ cần một phép quy đồng chóng vánh tôi cũng khái quát lên được một đặc điểm phổ quát vào hàng ngũ những người mà Mai Tú Ân được xếp làm thành viên.
Xin được trích dẫn nguyên văn đoạn STT như thế: "GS Ngô Bảo Châu - Ông là một tên trí thức điếm...".
Qua vụ cây xanh ở Hà Nội này ta thấy nhiều cái tên vốn để ta ngưỡng mộ nhưng đã khiến ta suy ngẫm, để buồn cho giới trí thức Thủ Đô...
Gs Ngô Bảo Châu là một kẻ được lựa chọn để kế thừa kiểu như Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Doan... Nên cần một trí thức trẻ tài năng, mở mắt với thời cuộc như ông thì chúng tôi mong muốn ông lên tiếng vì cơ đồ dân tộc, vì công bằng xã hội lắm..
Nhưng ông không lên tiếng khi Tàu Cộng đem giàn khoan 981 sang cắm, như khi cây xanh Hà Nội bị tàn sát như lúc này. Bao giờ ông cũng lên tiếng khi cả nước lên tiếng, như vụ các nhà đấu tranh dân chủ bị bắt giữ bất công. Ông chỉ khôn ngoan lên tiếng vài câu đu gió cho có phong trào rồi thôi ngay khi ông Bí thư Nghị cho đây là chủ trương đúng trong vụ chặt cây xanh.
Ông chắc chắn là cái loại trí thức điếm mà chế độ này sản sinh ra kiểu như Nguyễn Lân Hùng, Dương Trung Quốc, Vũ Khiêu... mà thôi. Những trí thức vừa bưng bô vừa dọn sẵn đường tháo chạy khi tàu đắm...
Nên cho dù ông có được tung hô thế nào thì chúng tôi cũng không phục ông vì : Ông là giáo sư trẻ nhất nhưng là do chế độ này phong và liệu có đáng tin không.
Ông đoạt giải toán học quốc tế mà ông luôn so sánh với giải Nobel. Nhưng đó chỉ là giải toán học Trẻ (Fields dành cho dưới 40 tuổi) mà ông cố tình quên...
Ông từ chối biệt thự giá 3 triệu đô của một tay doanh nhân nào đó, không biết rửa tiền hay giả hình đứng tặng cho, với lý do :"không nhận quà cá nhân tặng" . Nhưng ông lại đòi nhà nước nghèo như nước ta phải tặng ông một căn hộ 12 tỷ, và ông coi đó một đặc quyền mà ông xứng đáng để nhận, trong khi chẳng có nhà khoa học nào, dù tên tuổi hay tài năng hơn ông lại có được...
Và điều tệ hơn là ông không phải sinh ra đã có quốc tịch nào ngoài Việt Nam, nhưng ông đã khôn ngoan lựa thời xin thêm quốc tịch Pháp một cách khẩn cấp. Và ông đã có thêm quốc tịch ấy trước khi ông được cái giải toán học trên. Một việc làm để đảm bảo chắc chắn ông sẽ được cái giải ấy nếu ông là công dân Pháp. Ấy vậy mà ông không biết ngượng mồm khi giải thích rằng, vì sẽ không công bằng nếu không có tên người Pháp vào. Làm như người Pháp không có nên cần cái giải tào lao đó.
Tất cả những điều trên khiến chúng tôi thấy ông là một tên trí thức điếm, nhưng là tên điếm khôn ngoan, biết chọn đường để đứng...".
.................................................
Không khó lắm để nhận thấy một sự hằn học, bôi lem GS Ngô Bảo Châu trong cách nói của Mai Tú Ân. Và dù chủ FB này cũng rất khéo trong đặt vấn đề (Mai Tú Ân đã nêu lên một đặc điểm mang tính "giả hiệu" và gán ghép vào chính con người GS Châu: "Nhưng ông không lên tiếng khi Tàu Cộng đem giàn khoan 981 sang cắm, như khi cây xanh Hà Nội bị tàn sát như lúc này. Bao giờ ông cũng lên tiếng khi cả nước lên tiếng, như vụ các nhà đấu tranh dân chủ bị bắt giữ bất công. Ông chỉ khôn ngoan lên tiếng vài câu đu gió cho có phong trào rồi thôi ngay khi ông Bí thư Nghị cho đây là chủ trương đúng trong vụ chặt cây xanh" nhưng thật nực cười khi chính những những dòng phân tích sau đó đã "Phủ nhận" gần như toàn bộ ý đồ của người Việt.
Mai Tú Ân không ngần ngại khi hạ bệ cái Giải thưởng Toán học mà GS Châu được lãnh nhận. Tôi không rõ lắm về Giải thưởng này nhưng trên Wikipedia, giải thưởng này được khái quát ngắn gọn như sau: "Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kì Đại hội quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU), được tổ chức 4 năm một lần. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà toán học CanadaJohn Charles Fields lần đầu được trao vào năm 1936, đã bị gián đoạn trong suốt qua thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai và từ năm 1950 được trao đều đặn.
Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ tuổi đã có những đóng góp quan trọng có tính cách đột phá cho ngành toán học. Huy chương được đi kèm với số tiền thưởng cổ vũ tượng trưng là 15.000 đôla Canada.
Huy chương Fields thường được coi là "Giải Nobel dành cho Toán học". Sự so sánh này là không thật sự chính xác[2], bởi vì giới hạn tuổi của giải Fields được áp dụng nghiêm ngặt. Hơn nữa, giải Fields Medals thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu hơn là chỉ có một nghiên cứu quan trọng". Và nếu lấy thông tin của Wikipedia làm thước đo để đánh giá thì xem ra Mai Tú Ân đang thóa mạ một giải thưởng Toán học có tầm cỡ thế giới và gián tiếp hạ thấp vai trò của một trí thức có tầm quốc tế như GS Châu.
Tôi cũng xin đính chính thông tin về việc GS Ngô Bảo Châu được Nhà nước Việt Nam phong GS trẻ nhất vào thời điểm đó: Quả thực đó là một phần của sự thực, nhưng xin thưa rằng, trước khi lãnh nhận sự vinh danh đó (vào năm 2005), GS Ngô Bảo Châu đã từng được một Đại học danh tiếng của nước Pháp công nhận học hàm GS: "Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris; một số ít người Việt Nam từng học tại trường này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư". (Nguồn: Wikipedia). Vậy nên, nếu có nghi ngờ vào sự phong tặng chức danh GS của Nhà nước với trường hợp của Ngô Bảo Châu thì Mai Tú Ân đã hết sức sai lầm.
Và nếu như những chi tiết nói trên, cho thấy phần nào góc nhìn thiện cẩn, thiên kiến của chủ FB được đề cập thì tôi cho rằng, đoạn sau cùng trong STT mới bộc lộ rõ hơn cái tiêu đề của bài viết: 'Con gà ghét nhau tiếng gáy". GS Ngô Bảo Châu được Nhà nước Việt Nam vinh danh và tiếp đó thực hiện một số chế độ đãi ngộ đối với cá nhân vị GS này theo đúng tinh thần "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Ngôi nhà, chức danh Viện trưởng Viện toán cao cấp Việt Nam có thể xem là những điều mà GS có sau những thành công bên ngoài. Và dù Mai Tú Ân đang cố chứng minh GS Ngô Bảo Châu nhận nhân danh khối tài sản lớn mà chưa có một đóng góp nào đáng kể để nói rằng, sự đãi ngộ đó là hết sức phi lý, thậm chí là biệt đãi vô nguyên tắc. Thế nhưng, có ai biết rằng, từng đó thôi sẽ còn là quá ít với việc thuê một chuyên gia nước ngoài đến làm việc ngắn hạn tại Việt Nam. GS Ngô Bảo Châu trước khi đảm nhận cương vị Viện trưởng hiện tại ông cũng đã làm cho hình ảnh Việt Nam đến với quốc tế. Vậy nên, nên chăng xem đó là một phần thưởng đáng được lãnh nhận.
Tôi tin rằng, một con người được học hành bài bản, có chiều sâu như GS Ngô Bảo Châu luôn biết phản biện cái gì, nên dừng quá trình phản biện vào thời điểm nào. Thiết nghĩ đó cũng chính là cái tầm cao trí tuệ mà những người như Mai Tú Ân sẽ không bao giờ vươn tới được!
Mai Tú Ân không ngần ngại khi hạ bệ cái Giải thưởng Toán học mà GS Châu được lãnh nhận. Tôi không rõ lắm về Giải thưởng này nhưng trên Wikipedia, giải thưởng này được khái quát ngắn gọn như sau: "Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kì Đại hội quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU), được tổ chức 4 năm một lần. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà toán học CanadaJohn Charles Fields lần đầu được trao vào năm 1936, đã bị gián đoạn trong suốt qua thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai và từ năm 1950 được trao đều đặn.
Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ tuổi đã có những đóng góp quan trọng có tính cách đột phá cho ngành toán học. Huy chương được đi kèm với số tiền thưởng cổ vũ tượng trưng là 15.000 đôla Canada.
Huy chương Fields thường được coi là "Giải Nobel dành cho Toán học". Sự so sánh này là không thật sự chính xác[2], bởi vì giới hạn tuổi của giải Fields được áp dụng nghiêm ngặt. Hơn nữa, giải Fields Medals thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu hơn là chỉ có một nghiên cứu quan trọng". Và nếu lấy thông tin của Wikipedia làm thước đo để đánh giá thì xem ra Mai Tú Ân đang thóa mạ một giải thưởng Toán học có tầm cỡ thế giới và gián tiếp hạ thấp vai trò của một trí thức có tầm quốc tế như GS Châu.
Tôi cũng xin đính chính thông tin về việc GS Ngô Bảo Châu được Nhà nước Việt Nam phong GS trẻ nhất vào thời điểm đó: Quả thực đó là một phần của sự thực, nhưng xin thưa rằng, trước khi lãnh nhận sự vinh danh đó (vào năm 2005), GS Ngô Bảo Châu đã từng được một Đại học danh tiếng của nước Pháp công nhận học hàm GS: "Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris; một số ít người Việt Nam từng học tại trường này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư". (Nguồn: Wikipedia). Vậy nên, nếu có nghi ngờ vào sự phong tặng chức danh GS của Nhà nước với trường hợp của Ngô Bảo Châu thì Mai Tú Ân đã hết sức sai lầm.
Và nếu như những chi tiết nói trên, cho thấy phần nào góc nhìn thiện cẩn, thiên kiến của chủ FB được đề cập thì tôi cho rằng, đoạn sau cùng trong STT mới bộc lộ rõ hơn cái tiêu đề của bài viết: 'Con gà ghét nhau tiếng gáy". GS Ngô Bảo Châu được Nhà nước Việt Nam vinh danh và tiếp đó thực hiện một số chế độ đãi ngộ đối với cá nhân vị GS này theo đúng tinh thần "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Ngôi nhà, chức danh Viện trưởng Viện toán cao cấp Việt Nam có thể xem là những điều mà GS có sau những thành công bên ngoài. Và dù Mai Tú Ân đang cố chứng minh GS Ngô Bảo Châu nhận nhân danh khối tài sản lớn mà chưa có một đóng góp nào đáng kể để nói rằng, sự đãi ngộ đó là hết sức phi lý, thậm chí là biệt đãi vô nguyên tắc. Thế nhưng, có ai biết rằng, từng đó thôi sẽ còn là quá ít với việc thuê một chuyên gia nước ngoài đến làm việc ngắn hạn tại Việt Nam. GS Ngô Bảo Châu trước khi đảm nhận cương vị Viện trưởng hiện tại ông cũng đã làm cho hình ảnh Việt Nam đến với quốc tế. Vậy nên, nên chăng xem đó là một phần thưởng đáng được lãnh nhận.
Tôi tin rằng, một con người được học hành bài bản, có chiều sâu như GS Ngô Bảo Châu luôn biết phản biện cái gì, nên dừng quá trình phản biện vào thời điểm nào. Thiết nghĩ đó cũng chính là cái tầm cao trí tuệ mà những người như Mai Tú Ân sẽ không bao giờ vươn tới được!
Phương Nam OP
Mai Tú Ân là ai vậy, thử nhìn lại mình xem,đã làm được công trạng gì chưa mà đã lên mặt dạy đời. mà dạy ai không dạy mà lại dạy một giáo sư đã được giải Fields như Gs Ngô Bảo Châu. đúng là con gà tức nhau tiếng gáy, mà rõ ràng có biết gáy đâu mà đòi đi so bì, chỉ trách người khác vậy.
Trả lờiXóaCó đọc bài viết mới thực sự biết Mai Tú Ân là ai? Qua cách viết của họ mới biết được cái người ta nói đến là già và điều đó càng chứng tỏ họ chẳng hiểu gì về thứ họ viết ra. Một tầng lớp thấp không có tư cách bình luận đến Giáo sư Châu.
Trả lờiXóa