Ngày 15, 16/2 vừa qua, lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ - Asean được tổ chức ngay tại đất Mỹ. Tổng thống Mỹ cũng đã có các cuộc hội kiến riêng, bên lề với các nhà lãnh đạo các nước thuộc Asean tham dự hội nghị. Việc hội nghị diễn ra hết sức thành công, hai bên đã đạt được sự thống nhất cao trong nhiều vấn đề như vấn đề chống khủng bố, hợp tác kinh tế, vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển tại khu vực Biển Đông đã báo hiệu một kỷ nguyên mới trong quan hệ hai bên vốn dĩ bị chi phối nhiều bởi các vấn đề thuộc về lịch sử, quá khứ và những rào cản từ một số nước lớn trong khu vực.

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại thủ đô Washington ngày 22/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong số những triển vọng được nói đến trong quan hệ giữa Mỹ - Asean thì vấn đề các doanh nghiệp, doanh nhân Mỹ vào đầu tư tại khu vực Asean được cho là vấn đề tất yếu sẽ xảy ra. Đó cũng là động lực để hai bên thực sự gắn kết và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm. Tuy nhiên, những ai quan tâm tới hậu hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean sẽ nhận ra một điều, rằng đó là những triển vọng được tuyên bố, xây dựng dưới thời của tổng thống B.Obama. Trong khi đó, ông B.Obama sẽ không có cơ hội tại vị thêm một khóa tổng thống Mỹ bởi do Hiến pháp nước này quy định một người chỉ được làm hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp. Do vậy, điều ái ngại là liệu người sẽ kế vị ông B.Obama trên cương vị tổng thống nhiệm kỳ tiếp đây có thực hiện các cam kết đã được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean vừa mới diễn ra?
Trên thực tế, rất hiếm gặp trường hợp người kế nhiệm không thực hiện các cam kết cũng như các chính sách lớn của người tiền nhiệm. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng mỗi đời tổng thống Mỹ có một sự ưu tiên nhất định trong chính sách đối ngoại của mình. Có thể với Tổng thống B.Obama, Châu Á là trọng tâm chiến lược của nước Mỹ trong mục tiêu kiềm giữ sự trỗi dậy không bình thường của Trung Quốc cũng như thiết lập sự ảnh hưởng đang có xu hướng giảm sút nghiêm trọng tại khu vực này; Và khi đó Asean sẽ là một đối tác mà chính nước Mỹ sẽ phải quan tâm để tạo sự gắn kết trong việc hiện thực hóa mục tiêu của mình. Nhưng với đời tổng thống tiếp theo chưa có gì đảm bảo những mối quan tâm này tiếp tục được duy trì?
Và không hiểu có phải nền ngoại giao của Mỹ có một khả năng đặc biệt hay chính bản thân ông B.Obama hiểu được cái sự băn khoăn của hầu hết các thành viên Asean nên trong một bài trả lời phỏng vấn độc quyền với Kênh truyền hình Channel NewsAsia được phát sóng ngày 23/2, người đứng đầu Nhà Trắng đã phát đi thông điệp có tính cam kết của nước Mỹ (chứ không phải của cá nhân ông) về việc chính quyền mới sẽ tiếp tục quan tâm đến châu Á bất chấp người kế nhiệm ông là ai.
Đồng thời để làm rõ hơn cam kết do chính mình đưa ra, ông B.Obama cũng đưa ra một lí do để nói rằng việc người Mỹ tiếp tục quan tâm tới Châu Á là một vấn đề có tính tự thân và chính quyền Mỹ (người đứng đầu Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tiếp theo) sẽ không quá ảnh hưởng tới sự quan tâm đó: "Điều quan trọng là việc ghi nhận rằng người Mỹ, chắc chắn là giới doanh nghiệp Mỹ và nước Mỹ nói chung, hiểu rõ châu Á sẽ ngày càng quan trọng hơn đối với kinh tế thế giới.” Thêm nữa, Tổng thống Mỹ cũng đã gia tăng lòng tin tới các đối tác Asean thông qua việc cho biết hầu hết các chính sách đang được thúc đẩy ở thời điểm hiện tại đã được "thể chế hóa", thậm chí là đã được luật hóa (tức là đưa vào các văn bản pháp quy và bắt buộc dù người đứng đầu Chính quyền sắp tới là ai thì cũng sẽ phải thực hiện một cách nghiêm túc).
Nói như thế để thấy rằng, dưới thời tổng thống B.Obama nước Mỹ đang chuyển trục trọng tâm và ưu tiên sự quan tâm sang Châu Á và Asean là đối tác quan trọng trong quá trình thực hiện các mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại của người Mỹ. Sự chuẩn bị, tính toán có tính dài hạn, chiến lược của chính quyền dưới thời tổng thống Obama càng cho thấy một thực tế là người Mỹ hết sức nghiêm túc và trước hết họ sẽ thực hiện đến cùng với những thỏa thuận đạt được trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean.
An Chiến
Châu á nói chung và ASEAN nói riêng là một khu vực không chỉ có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế mà đây cũng là nơi có nền kinh tế năng động đang phát triển. Vì thế mà không chỉ Mỹ mà còn rất nhiều nước đã và đang chú ý tới khu vực này, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực để tạo ảnh hưởng của mình đến khu vực.
Trả lờiXóaTôi nghĩ là thật đấy
XóaHọ hoạt động ở đây và thể hiện sự ảnh hưởng của mình như thế cũng là mục đích mà họ đã tính toán cả thôi ...không phải là họ làm thừa về bất cứ một điều gì đâu
Nói như thế để thấy rằng, dưới thời tổng thống B.Obama nước Mỹ đang chuyển trục trọng tâm và ưu tiên sự quan tâm sang Châu Á và Asean là đối tác quan trọng trong quá trình thực hiện các mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại của người Mỹ. Sự chuẩn bị, tính toán có tính dài hạn, chiến lược của chính quyền dưới thời tổng thống Obama càng cho thấy một thực tế là người Mỹ hết sức nghiêm túc và trước hết họ sẽ thực hiện đến cùng với những thỏa thuận đạt được trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean.
Trả lờiXóaMở rộng mối quan hệ và sự quan tâm tới châu á cũng là một chính sách mang tính thực tế cao. Vì Châu Á cũng là khu vực mang lợi nhuận lớn cho quốc gia phát triển mạnh này
Trả lờiXóaQuyền lợi của Mỹ ở Châu Á cũng không phải là nhỏ
XóaVì thế hỏi Mỹ có thực quan tâm đến Châu Á hay không thì đúng là hơn thừa đó ...cho dù là với hình thức nào đi chăng nữa thì tất cả những gì mà Mỹ thực hiện ở khu vực này đều là cách Mỹ bảo vệ quyền lợi của họ ở đây thôi
Châu Á nói chung và ASEAN nói riêng là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển và Mỹ tất nhiên đã đánh giá được tiềm năng đó. Đương nhiên mọi tính toán của Mỹ đều phải phục vụ trước tiên cho lợi ích của mình nhưng với chính sách xoay trục sang châu Á như hiện nay của Mỹ cũng là một cơ hội tốt cho các quốc gia châu Á đẩy nhanh tiến trình hội nhập.
Trả lờiXóaMỹ tiếp cận một cách cẩn trọng, nhất quán và linh hoạt theo phương châm: vừa xúc tiến hợp tác toàn diện, vừa cảnh giác đề phòng, bảo đảm trung thành với các nguyên tắc và lợi ích của Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ coi trọng quan hệ hợp tác với các nước ASEAN. Nếu như trước đây, Mỹ không chú trọng nhiều tới vai trò của ASEAN, khước từ nhiều vấn đề của ASEAN thì từ năm 2010 đến nay, tùy theo mức độ quan hệ, Mỹ đã đưa một số nước Đông Nam Á vào một trong ba đối tác quan hệ: “đồng minh chính thức”, “đối tác chiến lược” và “đối tác chiến lược triển vọng” nhằm tạo dựng lại cục diện an ninh CA-TBD có sự chi phối của Mỹ. Ba là, tích cực can dự toàn diện vào các thể chế khu vực, như: Diễn đàn kinh tế CA-TBD (APEC), Hội nghị cấp cao Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương…, để tăng cường ảnh hưởng và vai trò của Mỹ trong các thể chế này.Trong Dự thảo ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2013, mặc dù có nhiều nội dung bị cắt giảm, nhưng Mỹ vẫn dành 2,8 tỷ USD để mua sắm vũ khí, trang bị cho các dự án quân sự tại khu vực CA-TBD Mỹ thực lòng quan tâm tới Châu Á, một phần liên quan đến lợi ích của Mỹ ở khu vực này.
Trả lờiXóaMục tiêu quay lại châu Á của Mỹ là “can dự trở lại” để giành và duy trì vị trí siêu cường số 1 thế giới. Do đó, cùng với cái gọi là chính sách “mở rộng hợp tác” quốc tế với các nước trong khu vực, nhất là các nước lớn, như: Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, Mỹ cũng coi trọng các biện pháp kiềm chế, ngăn chặn không để các nước này thách thức vai trò lãnh đạo khu vực và thế giới của Mỹ, nên tại đây sẽ diễn ra quá trình cạnh tranh và hợp tác đan xen rất phức tạp. Trong đó, các nước lớn trong khu vực và Mỹ luôn trong trạng thái vừa hợp tác, thỏa hiệp, chia sẻ lợi ích với nhau, vừa tìm cách ngăn chặn, kiềm chế lẫn nhau; thậm chí mặc cả với nhau trên lưng các nước nhỏ, làm cho tình hình khu vực phức tạp hơn. Mặt khác, việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á trong bối cảnh khu vực đang tồn tại nhiều “điểm nóng”: eo biển Đài Loan, Đông Bắc Á, Biển Đông và eo biển Ma-lắc-ca,… sẽ làm cho nguy cơ xung đột gia tăng, thúc đẩy Mỹ can dự sâu hơn vào an ninh khu vực, nhất là can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Trả lờiXóaMỹ trở lại châu Á là một quá trình có thể kéo dài nhiều thập kỷ, năm 2011 - 2012 chỉ là bước đầu khởi động, hệ lụy của nó rất lớn, chưa lường hết được. Các quốc gia, trước hết là các nước trong khu vực CA-TBD đang quan tâm, nghiên cứu, dự báo làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại để vượt qua thách thức.
Nước Mỹ là một nước lớn thì việc Mỹ quan tâm đến châu Á ..âu cũng là chuyện bình thường thôi mà
Trả lờiXóaHọ có những lợi ích nhất định ở đây,,,với việc họ cạn thiệp giải quyết các vấn đề trên thế giới như thế cũng chỉ là để giúp họ có vị thế và tầm ảnh hưởng mà thôi
Chính sách xoay trục sang Châu Á của Mỹ đã có những thay đổi nhất định khi họ gia tăng ảnh hưởng và các hoạt động quân sự. Sự tranh dành quyền lợi giữa các nước lớn đều có mục tiêu và lợi ích riêng, kéo theo gia tăng nguy cơ căng thẳng nhất là trên biển. Những nước liên quan phải có sự tỉnh táo để tranh rơi vào vòng xoáy lợi ích này.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaChâu Á là khu vực hứa hẹn có nhiều tiềm năng để phát triển, Mỹ là một nước lớn với khả năng của mình họ chắc chắn nhận ra đc điều đó. Và tất nhiên, Mỹ sẽ không thể không để tâm đến khu vực này. Hiện nay, Mỹ đang gia tăng ảnh hưởng của mình đến Châu Á để đem lại lợi ích tối đa cho họ
Trả lờiXóaxe đạp gấp
Trả lờiXóa