THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

02 tháng 2 2016

NHỚ VỀ XƯA ĐỂ BIẾT NAY SƯỚNG NHƯ THẾ NÀO?

by An Chiến  |  at  2.2.16


Tác giả: Bien Che viết lúc 01/02/2016 | 1.2.16

Dẫu biết rằng mọi so sánh đều khập khiễng và đó cũng là lí do không phải cái gì, thứ gì cũng đưa ra để đối chiếu, so bì. Tuy nhiên, với suy nghĩ "ôn cố tri tân" và trong so sánh không phải nhất thiết phải lấy cái hiện tại để so sánh với cái hiện tại bởi bất cứ điều gì cũng có giới hạn và bản sắc riêng biệt của nó. Và vì thế, chúng ta không thể lấy một sự việc, hiện tượng tồn tại ở một quốc gia có sự phát triển sớm hơn chúng ta hàng trăm năm và không có bất cứ sự liên hệ nào về mặt lịch sử, văn hóa để mà so sánh, đối chiếu và lấy đó làm hệ quy chiếu trong các nhận xét, đánh giá, thậm chí là để lên án chính sự việc, hiện tượng đó.
Xin được dẫn về đây "Trích đoạn phim Chị Dậu 1981- Bán con cho nhà nghị Quế 3 - ăn cơm chó" để thấy rằng sự tồn tại của các mặt giá trị nhân quyền tại Việt Nam là một bước tiến có tính vượt bậc và không phải bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có được, đạt được. Từ thân phận những kẻ chỉ biết làm thuê, cam chịu để kẻ khác chà đạp lên danh dự, nhân phẩm mình để chỉ được sống (mà thực chất nên hiểu đó là tồn tại mới đúng). Những thế hệ sau của "Chị Dậu" trong tiểu thuyết "Tắt đèn" của Nhà văn Ngô Tất Tố đã không chỉ biết giải thoát chính mình, tự sắp đặt vận mình cho chính mình mà họ còn làm được nhiều vấn đề hơn thế. 

Một cảnh trong phim Chị Dậu (Nguồn: Internet). 

Ở đây, tôi sẽ không nói về những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong thời điểm hiện tại. Chỉ xin nhắc lại với những ai mà vì một lí do nào đó họ đã quên mất rằng thế hệ cha ông, tổ tiên và gốc gác của mình đã có những năm tháng không thể bi đát, khổ ai hơn biết được rằng: Có được ngày hôm nay vốn dĩ đã là một điều gì đã là một điều gì đó quá sức tưởng tượng. Và chúng ta thử hỏi rằng điều gì sẽ tiếp tục diễn ra trên dải đất hình chữ S này nếu những người như Chị Dậu không có bất cứ ai dẫn đường, chỉ lối? Chắc chắn họ sẽ vẫn còn nhẫn tâm bán đi con cái của mình, những vật dụng trong gia đình của mình một cách rẻ mạt để sinh tồn! 

Họ sẽ mãi sống đời sống của những "đời thừa", những kẻ vốn dĩ đã xem cuộc đời của mình như một thứ gì đó đáng bỏ đi chứ đừng nói đến được người khác tôn trọng. Khi đấy có thể cái khái niệm "nhân quyền" đang được một đám người rêu rao, nhân danh đó thực chất chỉ đang "chạm đáy" hay chỉ đang ở tầng nấc thấp nhất mà thôi. 

Nói ra những điều này, tôi không cổ súy, không khuyên bất cứ ai chấp nhận hoàn cảnh và tự thỏa mãn với những gì đang có bởi xuất phát điểm nhân quyền của chúng ta cực thấp. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng cái mà một bộ phận người trong chúng ta đang tự thấp yếu hơn, kém hơn so với phần còn lại của thế giới chủ yếu là do suy nghĩ của chúng ta; thậm chí chúng ta đang bị ám thị bởi những thứ hào nhoáng, hình thức bên ngoài mà quên đi cái điều cốt lõi bên trong. Tôi muốn nói đến các giá trị về dân chủ, nhân quyền đang tồn tại ở các nước Phương Tây, trong đó Mỹ là điển hình. 

Hi vọng rằng, Video ở trên và những điều nói ra đây sẽ giúp cho mỗi chúng ta cái khoảng lặng cần thiết để tự tìm lại sự cân bằng trong suy nghĩ và nhìn nhận rõ hơn về thế nào là giá trị của dân chủ, nhân quyền trước lúc đưa ra những lời phán xét cuối cùng về nó!

9 nhận xét:

  1. Đúng là so sánh thì luôn khập khiễng nhưng đúng là có nhìn lại quá khứ thì mới hiểu được giá trị của những thứ hôm nay mình có. Càng đáng trân trọng hơn vì đó đều là những thứ chúng ta có được nhờ chính công sức của cha ông. Thế hệ hôm nay cần nhìn vào những điều đó để phấn đấu chứ ko phải chỉ chạy theo hào quang của những nước khác rồi phủ nhận chính đất nước của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thể, biết quá khứ thì mới biết trân trọng giá trị của ngày hôm nay. Thế nhưng vẫn có không ít kẻ trải qua những năm tháng trong quả khứ, một đời phấn đấu, hy sinh vậy mà nay trở cờ, phản bội lại chính mình, phản bội lại máu xương của cha ông mình.

      Xóa
  2. Mỗi khi tôi kể lại cái thời bao cấp cho con cháu nghe, bọn trẻ lại trêu BAO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY XƯA ba nhỉ, chúng thích nghe, nhưng nghe xong chúng ngờ ngợ cứ như tôi nói sai sự thật, nhưng nể tôi quá chúng chỉ dám nói THẬT THẾ HẢ BA, SAO CON KHÓ TIN QUÁ VẬY. Chúng sinh ra khi đất nước đã hoà bình thống nhất hai miền, đời sống ngày càng khấm khá, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Thậm chí còn có rất nhiều người giàu có cao sang nhờ bàn tay khốc óc của mình. Ngày xưa kể cả người có tiền cũng không có hàng hoá, thực phẩm mà mua, chưa nói là tiền cũng khan hiếm. Cùng cực của nỗi khổ mà con người sinh ra phải hứng chịu. Chỉ tiếc là ông bà tôi, ba ruột tôi chưa kịp hưởng thái bình thì đã mất, chưa một ngày được ăn sung mặc sướng cụ đã chào thế gian bỏ con cháu ra đi mãi mãi. Phải là những người tầm tuổi từ 50 trở lên đã từng trài qua thời gian khó đó mới nhìn cuộc sống hôm nay đổi khác thế nào, lớp trẻ U70 về sau này làm sao thấy hết được nỗi thống khổ của đói nghèo và lạc hậu. Chúng ta phải chia sẻ để LẤY QUÁ KHỨ GIÁO DỤC HÔM NAY để sống tốt ở ngày mai.

    Trả lờiXóa
  3. Mặt nghệt ra như mất sổ gạo. Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa. Những câu ca dao tục ngữ ấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồi được kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội. Nghĩ lại chuyện thời đó cứ như cổ tích, hồi đó quá khổ sở mà người ta tự nhiên có thể quên đi hết…đang từ quá khổ sở mà lên sướng một chút nên người ta quên phắt đi hết. Mấy bà già chúng tôi ngồi lại với nhau nhắc lại cái thời xếp hàng mua bán, đi mua mà như van lậy. So với ngày đó thì bây giờ sướng hơn nhiều nhiều lần, bây giờ người dân không chỉ có cơm ăn, áo mặc đầy đủ mà còn có cả cuộc sống sung túc nữa, con cái được học hành tử tế, giỏi giang, đi nước trong nước ngoài, sánh vai với các cường quốc nắm Châu. Không có đối trọng ngày xưa, sao biết ngày nay đất nước phát triển...

    Trả lờiXóa
  4. Quá khứ là nền tảng cho hôm nay và mai sau. Không có quá khứ thì không thể nào có ngày hôm nay. Đôi khi thế hệ sau cảm thấy hứng thú với những câu chuyện xưa cũ, tưởng như không thể nhưng lại là những câu chuyện làm nên lịch sử. Và cũng nên để thế hệ sau biết, trân trọng hơn những gì đang có

    Trả lờiXóa
  5. với những gì có được ngày hôm nay là nhờ vào sự hy sinh xương máu của cha ông ta. chúng ta phải biết trân trọng và phát huy truyền thống quý báu đó, đừng vì những cám giỗ tầm thường mà bán rẻ lương tâm, phản bội lại xương máu của cha anh mình.

    Trả lờiXóa
  6. với những gì có được ngày hôm nay là nhờ vào sự hy sinh xương máu của cha ông ta. chúng ta phải biết trân trọng và giữ vững được nền độc lập tự do của ngày hôm nay, đừng vì những cám giỗ tầm thường mà bán rẻ lương tâm, phản bội lại xương máu của cha anh mình.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.