THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

14 tháng 3 2016

NHỮNG "THANH ÂM TRONG TRẺO" TRƯỚC THỀM BẦU CỬ QUỐC HỘI KHÓA XIV

by An Chiến  |  at  14.3.16

Trước khi kết thúc hạn nộp hồ sơ ứng cử, đề cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (theo quy định đến hết ngày 13.3.2016), Ban Tổ chức bầu cử tại Hà Nội tiếp tục nhận được hồ sơ của một số cá nhân. Trong đó, không ồn ào như cách đám dân chủ cuội tham gia bầu cử ở thời điểm đầu, 02 cá nhân từng công tác lâu năm tại đài Truyền hình Việt Nam là NSƯT Kim Tiến và ông Trần Đăng Tuấn - Nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam đã thực sự tạo nên một bầu không khí khác trước thềm bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân khóa XIV. 


NSƯT Kim Tiến (Nguồn: Internet). 

Theo một thống kê chính thức được Ban Tổ chức bầu cử công bố đến hết ngày 13/3, tại Hà Nội "số hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội là 87, trong đó 40 hồ sơ được các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 47 người tự ứng cử. Số hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND thành phố là 205, trong đó 196 người được các cơ quan, tổ chức giới thiệu và 9 người tự ứng cử". Trên thực tế, con số nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tại Ủy ban bầu cử Hà Nội nhiều hơn những con số cuối cùng đã được nêu ra và sẽ không quá khó để liệt kê những cái tên đã bị loại vì những nguyên nhân theo quy định. Tuy nhiên, ngoài việc bị loại trước khi tiến hành hiệp thương vòng thứ nhất thì những con người không có tên ở thông báo cuối cùng này thực sự đã để lại những ấn tượng xấu khi đã biến cái quyền được Hiến định trở thành một trò chơi của riêng chúng. 

Bằng chứng rõ ràng nhất là không nhiều người trong họ hiểu được tiêu chuẩn của một ứng viên Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là gì? Họ hành động chủ yếu dựa trên cảm tính đơn thuần nên khi bị đụng đến vấn đề tiêu chuẩn thì họ phản ứng một cách gay gắt và thái quá. Cách phản ứng của Nguyễn Đình Hà sau khi bị từ chối hồ sơ do chưa kê khai đầy đủ nội dung tại mục 16 trong sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 là một ví dụ. Theo đó, do không kê khai nội dung: “Tham gia làm thành viên của các tổ chức đoàn thể khác” nên Ban Tổ chức bầu cử (nơi Hà nộp hồ sơ) đã trả và yêu cầu Hà hoàn tất để nộp thời gian sau đó. Tuy nhiên, thay vì thực hiện thì Hà lại cho đó như một động thái "gây khó dễ của chính quyền" nên không thực hiện và dẫn đến việc không thể nộp hồ sơ dù đã đến thời hạn cuối cùng. 

Sau chuyện này, phát biểu với Đài Á Châu Tự Do, ứng viên 28 tuổi này đã không ngần ngại phát đi những lời nói có tính hằn học và quy kết hết sức vô lối. Hà đã đổ hết lỗi lên cho chính quyền mà cụ thể là UBND Phường Lý Thái Tổ và cho rằng cơ quan này cố tình làm khó mình dù sau đó chính Hà thừa nhận: "Nguyễn Đình Hà đã cho rằng "anh ta chỉ là thành viên của đảng Dân chủ Việt Nam, do cố Tổng Thư ký Hoàng Minh Chính thành lập; tôi gia nhập đảng trên từ tháng 2/2008”. Anh cũng nói rõ: “từ đó đến nay không có hoạt đông cụ thể gì”. (Phạm Thị Đoan Trang phản ánh lại với Đài Á Châu Tự Do). 

Nói như thế để thấy rằng, chính sự vô lối cùng việc bất chấp quy định liên quan hoạt động bầu cử đã làm cho những ứng viên này đánh mất đi cơ hội của mình trong việc tiến sâu hơn vào các vòng sau. Nhưng cao hơn, những con người này đã thực sự trở thành những kẻ phá bĩnh, tham gia "tự ứng cử" chỉ để “tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14” như phát biểu của Tiến sỹ Nguyễn Quang A sau khi ông này nhận tin hồ sơ tự ứng cử của mình đã bị loại! 

Vậy nhưng, may thay đến phút cuối của hoạt động tiếp nhận hồ sơ tự ứng cử, đã xuất hiện những cá nhân mà dưới góc nhìn cá nhân tôi cho rằng họ thực sự tâm huyết và đầy trách nhiệm trước khi đưa ra quyết định của mình. NSƯT Kim Tiến và ông Trần Đăng Tuấn là 2 trong số những con người như thế. 

Phát biểu trên trang Hội Thánh Tin Lành Hà Nội, NSƯT Kim Tiến đã cho hay: "Thật lòng, nếu tôi không phải là con của Chúa, không phải là hội viên của Hội Thánh Tin lành Hà Nội thì chắc chắn tôi đã từ chối từ lâu rồi. Rất nhiều cuộc người ta mời tôi dẫn chương trình tôi còn từ chối nữa là làm ĐBQH. Nhưng vì ở đây tôi là đại diện của cộng đồng thuộc linh, không phải là cộng đồng của những sống trong xã hội ngoài đời cho nên tôi không thể nghĩ theo những người ngoài đời được. Đấy là lý do tôi nhận lời Hội thánh để Hội Thánh đề cử.

Tôi bình an khi tôi đến với Chúa. Và bây giờ tôi cũng bình an khi có Chúa và những người cùng cộng đồng đức tin với mình đang đứng đằng sau mình. Đấy là sự khác biệt. Khác với ngày xưa, khi tôi lên một chương trình, tôi rất là run và sợ. Còn bây giờ, với cá nhân tôi, tôi không cảm thấy điều ấy nữa vì tôi biết có một Đấng đang ở bên mình và mình không cảm thấy lo sợ nữa. Chả có gì phải sợ nữa cả bởi mình đã có lòng tin rất vững chắc vào đức tin của mình rồi. Thật ra, lúc tôi còn phân vân và lưỡng lự khi được Hội thánh hỏi ý kiến, nhiều người trọng cộng đồng thuộc linh đã đứng ra Cầu nguyện cho tôi. Bản thân tôi cũng cầu nguyện. Và tôi thấy rằng, mình không bao giờ được phép thoái thác nếu như đấy là ý Chúa". 

Và cũng xin thông tin thêm là NSƯT Kim Tiến đã rất bất ngờ khi được Hội thánh Tin lành Hà Nội đề cử" và như bà đã phát biểu trước báo chí, bà chưa bao giờ thực sự chuẩn bị về mặt tinh thần cho việc mình sẽ ứng cử để làm Đại biểu Quốc hội. Việc bà đi đến quyết định chấp nhận lời đề cử và thực hiện hồ sơ ứng cử xuất phát từ sự ý thức cao về trách nhiệm, khả năng của bản thân. Cụ thể khi được phóng viên báo Viet Nam net hỏi "Bà nghĩ gì về những tiêu chuẩn khi là một ĐBQH?" thì NSƯT này đã cho rằng: "Trước tiên mỗi người đều phải nghĩ đặt đất nước lên trên hết. Nếu được 1 đơn vị nào đó đề cử mình, tức người ta gửi gắm ở mình nguyện vọng". 

Nhà báo Trần Đăng Tuấn (Nguồn: Internet). 

Còn đối với ông Trần Đăng Tuấn, chia sẻ về lí do đưa ra tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội trên FB cá nhân ông này cho hay: "Lý do duy nhất cho quyết định này là tôi thấy: Đúng là không cần vị trí nào vẫn có thể làm điều hữu ích. Nhưng nếu là đại biểu Quốc hội, sẽ có nhiều điều kiện để làm những điều đúng, điều hữu ích cho cộng đồng hiệu quả hơn”. Cũng như NSƯT Kim Tiến, ông Tuấn ý thức rất rõ ràng về mục đích tự ứng cử của mình chứ không úp úp, mở mở và thiếu rõ ràng như đám "dân chủ" đã chỉ ra ở trên: Hễ bị bóc mẽ là ngay lập tức biến đổi mục đích tự ứng cử. Ông Tuấn cho hay: "Tôi không quá thiếu thực tế. Kể cả nếu sau hiệp thương, tên tôi có trong danh sách để bầu, thì cơ hội trúng cử của tôi, một người tự ứng cử, khách quan mà nhìn nhận, là không nhiều. 

Dù vậy, tôi quyết định tự ứng cử, vì giờ đây tôi nghĩ rằng: Lấy lý do xác suất thành công quá nhỏ mà không làm điều gì đó cần làm, thường chỉ là cách biện hộ cho sự yếu đuối. Hướng đến mục tiêu trúng cử, nhưng tôi không để chuyện trúng hay không trúng cử thành áp lực. Tôi quyết định không bỏ qua cơ hội nhỏ làm những việc hữu ích lớn. Nếu cơ hội nhỏ đó không thành hiện thực, thì tôi sẽ vẫn luôn có những cơ hội lớn để làm các việc hữu ích nhỏ".

Cho đến thời điểm, không ít người đã bị bóc mẽ về sự giả tạo, thậm chí là lợi dụng hoạt động tự ứng cử Đại biểu Quốc hội để thực hiện những mục đích riêng của mình. Ví dụ như Tiến sỹ Nguyễn Quang A tham gia Đại biểu Quốc hội do không có việc gì để làm (với hành động này ông A đã xem Quốc hội như thể là nơi để ông tiêu khiển khi nhàn rỗi); và mới đây nhất người đàn ông này đã ráo hoảnh và trơ tráo đến khi tuyên bố "Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội để tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14”. Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn tỏ ra không dấu giếm mục đích tự ứng cử Đại biểu Quốc hội và nếu xét đến tận cùng thì mục đích của ông Tuấn trong hành động này cũng là vì cá nhân ông: "Lấy lý do xác suất thành công quá nhỏ mà không làm điều gì đó cần làm, thường chỉ là cách biện hộ cho sự yếu đuối". Nghĩa là ông đang thông qua hành động này để đảm bảo rằng cá nhân ông sẽ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để có thể làm được những công việc có ý nghĩa lớn hơn; ông cũng muốn chứng minh rằng mình không "yếu đuối" và cũng không biện hộ cho sự yếu đuối. 

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa ông Tuấn và những người đã từng nói thẳng, nói thật về mục đích tự ứng cử Đại biểu Quốc hội nhưng bị lên án trước đó là điểm xuất phát và tiếng tăm của bản thân. Bởi sẽ chẳng ai nghĩ rằng một người sẵn sàng "từ quan" để đến với những mảnh đời bất hạnh, với chương trình "cơm có thịt" như ông Tuấn lại không thể nhiệt thành nếu trúng cử Đại biểu Quốc hội? Cho nên, dù nói thẳng ra việc tự ứng cử Đại biểu Quốc hội xuất phát từ lí do cá nhân nhưng nó đủ để khiến người ta tin rằng dù ở cương vị nào thì ông Tuấn cũng có thể làm tốt, dù là cương vị Đại biểu Quốc hội! 

Tiếc rằng, những điều tương tự như thế chưa bao giờ được đám người Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đình Hà... nói ra dù chỉ là một phát ngôn có tính không chính thức trên FB. Đó cũng là lí do lí giải tại sao dù nộp hồ sơ tự ứng cử vào những phút chót nhưng NSƯT Kim Tiến và ông Trần Đăng Tuấn nhanh chóng được chấp nhận! 

An Chiến

21 nhận xét:

  1. cơ chế tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nhằm nâng cao tính dân chủ đã bị một số đối tượng cơ hội lợi dụng để tự ứng cử. Và lại là những cái tên thân quen như Nguyễn quang a, nguyễn thúy hạnh...

    Trả lờiXóa
  2. Cũng như ác ứng cử viên khác, họ tự ứng cử vào vị trí đại biểu quốc hội một cách nhẹ nhàng, không màu mè như đám dận chủ Nguyễn Quang A hay Nguyễn Tường Thụy. Những ứng cử viên như NSƯT Kim Tiến và ông Trần Đăng Tuấn là những con người ưu tú. vì vậy cách họ ứng cứ vào vị trí đại biểu quốc hội cũng khác hẳn với cách làm của đám dận chủ. Chỉ có đám dận chủ mới có tung hô nhau như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. những con người như Nguyễn Quang A thì không bao giờ có đủ tư cách để đững trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng, cho nên việc bọn chúng có hay không nộp đơn xin ứng cử cũng như nhau cả thôi

    Trả lờiXóa
  4. đúng là con người có đức có học có khác.cũng là tham gia ứng cử mà họ tham gia 1 cách nhẹ nhàng không hề màu mè khoa trương như đám rận chủ nguyễn quang A,nguyễn tường thụy.Bởi họ có tư cách chứ không như đám quấy rối kia

    Trả lờiXóa
  5. với những người con ưu tú, Đảng, nhà nước và nhân dân ta vẫn luôn luôn trân trọng, Thật sự tôi rất khâm phục trước tinh thần trách nhiệm công dân của những con người ấy, Dù tuối đã cao nhưng họ vẫn muốn được góp một phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng dất nước

    Trả lờiXóa
  6. Cái gì cũng có hai mặt của nó. Tự ứng cử đại biểu Quốc Hội đem lại tính dân chủ, tự do trong bầu cử, nhưng cùng với đó là vô số những hệ lụy đã xảy ra mà nguyên nhân chính là ở những người thiếu trách nhiệm với đất nước, đem chuyện này ra để phục vụ mục đích riêng.

    Trả lờiXóa
  7. Những người thực sự có tâm huyết, có tài năng, muốn đóng góp sức lực của mình cho đất nước sẽ hành xử theo cách khác, nhẹ nhàng, không màu mè, không phô trương như những con rận kia.

    Trả lờiXóa
  8. Dựa vào quyền tự ứng cử đại biểu Quốc Hội, một số phần tử phản động đã ra ứng cử, với mục đích phá hoại cuộc bầu cử sắp diễn ra. Chúng sử dụng những luận điệu xảo trá, xuyên tạc về quy trình xem xét một người tự ứng cử, cho rằng Đảng ta cố tình loại bỏ chúng.

    Trả lờiXóa
  9. Đấy. Lũ rận kia mở to mắt ra mà nhìn. Người ta tài đó, đạo đức đó, người ta ứng xử theo cách mà một người có nhân cách hay làm, chứ không phải là vô đạo đức nhưn các người đâu.

    Trả lờiXóa
  10. Những con người không có tên ở thông báo cuối cùng này thực sự đã để lại những ấn tượng xấu khi đã biến cái quyền được Hiến định trở thành một trò chơi của riêng chúng. Đó là những người ra ứng cử không vì mục đích cống hiến cho đất nước.

    Trả lờiXóa
  11. Những con rận như Nguyễn Quang A, rồi Nguyễn Tường Thụy, lấy đâu ra nhân cách mà đòi người ta tôn trọng. Quốc Hội đâu phải chỗ cho những con người vô đạo đức như vậy.

    Trả lờiXóa
  12. Việc tự ứng cử Đại biểu Quốc hội xuất phát từ lí do cá nhân nhưng nó đủ để khiến người ta tin rằng dù ở cương vị nào thì ông Tuấn cũng có thể làm tốt, dù là cương vị Đại biểu Quốc hội. Đó mới là điều cần thiết ở một người đại diện của dân chúng.

    Trả lờiXóa
  13. Hành động chủ yếu dựa trên cảm tính đơn thuần và khi bị đụng đến vấn đề tiêu chuẩn thì phản ứng một cách gay gắt và thái quá, đó chính là những tay 'dân chủ' như Nguyễn Quang A và đồng bọn.

    Trả lờiXóa
  14. đầu tiên phải tự xét bản thân mình đi đã, nhìn vào trước gương xem mình có đủ tư cách, có đủ tài đủ đức để người dân gửi gắm tâm tư nguyện vọng của mình không, từ đó mới đi ứng cử đại biểu quốc hội, chứ không phải như một số kẻ, cứ làm ầm lên, không có cơ sở gì cả mà cũng đi ứng cử rồi bảo mình bị hạn chế này nọ

    Trả lờiXóa
  15. đúng là ứng cử đại biểu Quốc hội đó là quyền của mỗi người, và nó thể hiện sự dân chủ của chế độ ta, nhưng mà nếu ai cũng đi ứng cử thì sẽ loạn lên ngay, nên người nào ứng cử cũng cần phải có cái tâm trước đã, phải xem mình có đủ tư cách để làm đại diện cho người dân không, mình có đủ năng lực để gánh vác trách nhiệm đấy không

    Trả lờiXóa
  16. chuyện mà có những con người tốt ra ứng cử đại biểu Quốc hội tôi nghĩ đó là việc đáng mừng, vì những con người đó họ giỏi, có đủ đức đủ tài để gánh vác trách nhiệm đó, và những người giỏi đấy họ sẽ ra đấy và tất nhiên sẽ phải loại trừ, những người đủ tư cách nhất sẽ được chọn thôi, còn những cái loại đi phá tạo ra cái phong trào tự ứng của đấy thì đó là những kẻ đi phá hoại thôi

    Trả lờiXóa
  17. Mong có những con người có tâm huyết, có đạo đức ứng cử và trúng cử làm Đại biểu Quốc hội để có thể nói lên tiếng nói nguyện vọng của nhân dân, chứ không phải là những con rận chỉ biết phá hoại, chờ cơ hội để đạt được lợi ích cá nhân của mình.

    Trả lờiXóa
  18. Các nhà dân chủ đang hò nhau đi ứng cử, thử nhìn lại mình rồi nhìn những con người như nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến và nhà báo Trần Đăng Tuấn xem, có thấy có một sự khác biệt quá lớn không? Liệu những kẻ quanh năm mờ mắt vì tiền có nhận ra nổi là những việc chúng làm là kệch cỡm như thế nào không?

    Trả lờiXóa
  19. Khi mà những nhân vật thực sự xứng đáng xuất hiện thì bầu không khí trở nên trong sạch hăn ra. Nó khác với sự xô bồ của đám rận chủ gây ra. Quả là hiệu quả vô cùng hiệu quả

    Trả lờiXóa
  20. Dân tộc Việt Nam cần những người con ưu tú như thế để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh, hơn là những kẻ núp danh xưng dân chủ nhân quyền chuyên bày mưu kế bẩn để làm loạn đất nước

    Trả lờiXóa
  21. Luật pháp quy định quyền được ứng cử của người dân là mong muốn huy động được những người có tài có đức tham gia công việc chung của đất nước, đại diện cho ý chí của nhân dân để đóng góp tâm huyết và công sức giúp Đảng và Nhà nước lãnh đạo đất nước ngày càng tốt hơn. Những người tham gia ứng cử với mong muốn xây dựng thực sự thì chưa cần đến sự bình xét của quần chúng, bản thận đã luôn tự trau dồi, rèn rũa bản thân cho xứng đáng. Đó mới là cái tâm thực sự.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.