Để minh chứng về tính "tráo trở", bất chấp của người Trung Quốc trong một câu chuyện hài đã chỉ ra rằng: "Người Trung Quốc không nói mà làm". Tuy nhiên ở Entry này xin được lí giải về một mối băn khoăn mà tôi tin rằng đó là của đa số người dân Việt Nam và đó có thể là một điều để mỗi chúng không gặp phải sự thái quá trước chủ thể Trung Quốc nói chung.
Một điều rất dễ thấy, dễ nhận ra của chính giới Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông trong mối tương quan với Việt Nam là rất khó để nhận ra đâu là bản chất thật của Trung Quốc. Cụ thể, trong các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo chính giới Việt Nam, các nhà lãnh đạo chính giới Trung Quốc thường nhấn mạnh đi, nhấn mạnh lại thái độ được cho là rất đúng mực và phù hợp với các nguyên tắc, điều lệ quốc tế trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp tại Biển Đông. Song ở một chiều cạnh khác thì Cơ quan ngoại giao nước này, giới Quân đội thường có những động thái ngược lại; thậm chí một số tướng lĩnh trong Quân đội nước này đã không ngần ngại trong các cuộc khẩu chiến với thái độ hết sức hằn học, bất chấp pháp luật.
Từ vấn đề này, câu hỏi được đặt ra là liệu thái độ trong cách ứng xử của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông với bên ngoài (hoạt động đối ngoại) và khi nói trong "nội bộ" khác nhau như thế nào? Và điều này đã được giải mã từ một chi tiết trong đoạn tin của South China Morning Post đăng tải ngày 5/3 về Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Thông tin này được báo Giáo dục Việt Nam dẫn lại):
"South China Morning Post ngày 5/3 đưa tin, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng cường hiện diện hàng hải trong các vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp với các nước láng giềng, bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải "trong vùng biển Trung Quốc quản lý".
Các cam kết của Chính phủ Trung Quốc trước Quốc hội nước này bao gồm: tăng cường thực thi "pháp luật hàng hải", bảo đảm tự do hàng hải và an ninh trên các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp). Đồng thời Bắc Kinh sẽ "đối phó một cách thích hợp với các hành vi (Trung Quốc xem là) xâm phạm chủ quyền Trung Quốc trên biển".
Như vậy, có thể thấy rằng, đã có một sự khác nhau rất rõ trong hành động thực tế của Trung Quốc trên Biển Đông và nội dung về Biển Đông được báo cáo trước Quốc hội nước này. Cụ thể, trong khi hành động mà các nước Asean, Nhật Bản gọi bằng cụm từ "gây hấn", "bất chấp pháp luật quốc tế trên Biển Đông"... thì trong báo cáo thủ tướng Chính phủ Trung Quốc lại xem đó là "Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng cường hiện diện hàng hải trong các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải "trong vùng biển Trung Quốc quản lý". Hay nói cách khác, đã có một sự đánh tráo rất rõ trong cái cách Trung Quốc diễn đạt vấn đề lãnh hải trước Quốc hội và người dân trong nước. Cái hành động đáng bị lên án, tẩy chay (của Trung Quốc) lại được nhìn ở góc độ như một hành động chính nghĩa, "tất yếu phải làm nếu không muốn lợi ích của Trung Quốc bị các quốc gia láng giềng, có cùng tranh chấp giành lấy, chiếm lấy" (?).
Nói như thế để thấy rằng, chính giới Trung Quốc không chỉ lừa bịp, mị dân các quốc gia có tranh chấp với mình bằng những ngôn từ có cánh, cao đẹp mà đối với các chủ thể trong nước họ cũng làm điều tương tự. Sẽ không quá khó lí giải nguyên nhân tại sạo họ không dám nói thật ở trong nước dù bên ngoài đã biết hết. Bởi cũng giống như hầu hết quốc gia trên thế giới, Trung Quốc vẫn rất cần sự ủng hộ của người dân đối với các động thái của mình đối với bên ngoài. Điều này lại hết sức cần thiết trong bối cảnh Trung Quốc đang càng ngày lộ rõ bản chất thiếu chính nghĩa, mị dân của mình với phần còn lại của thế giới. Và thử hỏi rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc cũng bị chính người dân của mình tẩy chay. Chính vì vậy, trong việc nhìn nhận về Trung Quốc (đất nước, con người Trung Quốc) cần có một sự khách quan nhất định. Chúng ta sẽ không sai khi cho rằng, chíh giới Trung Quốc hết sức ngang ngược trong việc tranh chấp chủ quyền và hành động đó cần được chặn đứng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Song không phải người Trung Quốc nào cũng xấu và họ xấu có thể do họ bị chính giới của họ lừa bịp, thông tin sai sự thật. Hiểu điều này, hi vọng rằng sẽ không có những câu chuyện đáng buồn như đập phá, tẩy chay người Trung Quốc như thời điểm mùa hè năm 2012 vừa qua!
An Chiến
Trung Quốc luôn nói trên các phương tiện truyền thông là nước họ luôn tuân thủ các luật về biển giữ hòa bình ổn định trong khu vực, tuy vậy sau những lời nói đò lại là những hành động đi ngược lại với lời nói của họ, TQ vẫn đang tiếp tục cải tạo các đảo ở Biển Đông một cách trái phép, còn đưa tên lửa, quân đội ra đảo, đó đã đi ngược với lời tuyên bố của họ, nói không giữ lời, không xứng với một cường quốc.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóachính quyền Trung quốc tuyên truyền mị dân. Họ có cả một bộ máy truyền thông khổng lồ lừa mị dân chúng đâu chỉ trong vấn đề biển Đông
Trả lờiXóachính quyền Trung quốc tuyên truyền mị dân. Họ có cả một bộ máy truyền thông khổng lồ lừa mị dân chúng đâu chỉ trong vấn đề biển Đông
đúng là bọn tàu khựa mà đén dân nước mình mà chúng cũng lừa dối được thì thử hỏi xem chúng còn trung thực với ai được nữa .mồm nói với dân là tuân thủ luật biển mà chúng hành động như vậy trên biển đông đúng là bọn lừa dảo
Trả lờiXóađúng là bọn tàu khựa mà đén dân nước mình mà chúng cũng lừa dối được thì thử hỏi xem chúng còn trung thực với ai được nữa .mồm nói với dân là tuân thủ luật biển mà chúng hành động như vậy trên biển đông đúng là bọn lừa dảo
Trả lờiXóaChúng ta nên tỉnh táo hiểu rằng đa số người dân Trung Quốc ưu chuộng hòa bình, yêu mến nhân dân Việt Nam và đát nước ta, còn tham vọng bá chủ thể giới, mà bắt đầu đó là tranh chấp chủ quyền biên giới hải đạo với các nước có chung biên giới đó chỉ là tham vọng và nhắm củng cố thêm quyền lực của các nhà lãnh đạo cấp cao của chính quyền Trung Quốc mà thôi, Người dân Trung Quốc có thể còn chưa biết nhiều về những hành động vi phạm chủ quyền biển đâỏ của Trung Quốc trên biển Đông, đồng thời họ còn bị cung cấp sai sự thật để chính họ cũng ủng hộ chính quyền.
Trả lờiXóaLãnh đạo Trung quốc là thế đấy, họ cấm người dân vào face book, thông tin thì bị bó hẹp, một chiều nên người dân Trung quốc thường bị cái thông tin một chiều đó làm hiểu sai sự thật. Đặc biệt là những thông tin nhạy cảm liên quan đến Biển Đông, đến Hoàng Sa và Trường sa mà Trung quốc đang có âm mưu tranh chấp với các nước khác trong đó có Việt Nam. Nhưng gần đây trên các phương tiện truyền thông toàn cầu đã đăng tin rộng rãi rằng Quốc tế công nhận Hoàng Sa và Trường sa là của Việt Nam Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở hai quần đảo này ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. Vấn đề là thời điểm và cách thức đưa ra như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chỉ là một căn cứ trong hệ thống rất nhiều bằng chứng pháp lý, lịch sử khẳng định rõ chủ quyền lâu đời và không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trả lờiXóaBản chất chơi bẩn đã ăn đậm vào máu cái đám này rồi. Nhìn cách hành xử của giới cầm quyền Trung Hoa cũng hiểu được phần nào bản chất đốn mạt ấy.
Trả lờiXóaVác súng đi xâm lấn trắng trợn chủ quyền lãnh thổ của người khác và rồi lại lên tiếng bao che cho tội ác của mình trước bàn dân thiên hạ đổi trắng thay đen quá tài tình rồi.
Và chắc hẳn, Trung Quốc sẽ không dừng lại ở đó mà còn tiếp tục bành trướng lãnh thổ!
Trước khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, vấn đề Biển Đông nổi bật lên trong hai dịp. Đầu tiên, vào tháng 1/1974, một đội tàu hải quân Trung Quốc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực từ tay Việt Nam Cộng hòa. Tại thời điểm này, Việt Nam vẫn còn bị chia cắt giữa miền Bắc và miền Nam. Lần thứ hai, tháng 3/1988, trong khi Việt Nam vẫn đang bận tham chiến ở Campuchia, hải quân Trung Quốc đã tấn công các kỹ sư quân sự Việt Nam trên các cấu trúc ở Biển Đông và chiếm các bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross) và đá Gạc Ma (Johnson South).
Trả lờiXóaTừ xa xưa, Trung Quốc đã có âm mưu thôn tính, xâm chiếm, bành trướng bằng việc rất nhiều lần đem quân xâm lược nước ta. Và lần nào cũng vậy thôi, thất bại là điều mà Trung Quốc vẫn phải nhận sau mỗi cuộc xâm lược.
Trả lờiXóaĐến cả nhân dân mình mà họ còn lừa dối nữa thì xem ra chả có gì mà nhà cầm quyền Trung Quốc không thể làm rồi. Vậy nên, những gì họ nói, với làm đâu có giống nhau.
Trả lờiXóaĐây cũng là điều dễ hiểu thôi. Muốn nhận được sự tin tưởng của dân chúng vào những chính sách của mình thì họ phải lừa dối nếu không muốn nhận được những phản hồi tiêu cực từ trong nước.
Trả lờiXóaCó thể nói, người Trung Quốc đang bị giới cầm quyền che đậy thông tin về tình hình biển Đông. Đó là một sự thật, một cái khẳng định cho tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Trả lờiXóaĐúng thật không thể chấp nhận cho chuyện thông tin không thể đến với người dân được. Chính quyền sinh ra để phục vụ nhân dân và điều đó là luôn luôn được đảm bảo với quyền lợi của người dân. Nhưng ở Trung Quốc hiện tại, điều căn bản ấy đang "nhốt" người dân lại với những thông tin thiếu sót và có thể sai lệch một sự thật mà cả thế giới đang đấu tranh. Nếu điều đó không khắc phục sớm, người dân Trung Quốc sẽ sớm xa lìa thế giới và như vậy là điều không nên một tẹo nào
XóaNhư vậy để thấy rằng, người dân Trung Quốc có lẽ vẫn yêu chuộng hòa bình, ổn định, tôn trọng mối quan hệ với chúng ta. Chỉ có giới cầm quyền Trung Quốc mới có suy nghĩ và hành động bành trướng thôi.
Trả lờiXóaNhững hành động trên Biển Đông và những gì giới cầm quyền nước này bao cáo lên Quốc hội, trước toàn dân lại hoàn toàn khác. Họ đã tự nhận biển Đông là "trong vùng biển Trung Quốc quản lý".
Trả lờiXóaChính giới Trung Quốc không chỉ lừa bịp, mị dân các quốc gia có tranh chấp với mình bằng những ngôn từ có cánh, cao đẹp mà đối với các chủ thể trong nước họ cũng làm điều tương tự. Đó là điều không thể chấp nhận được với một quốc gia lớn như Trung Quốc.
Trả lờiXóaKhông phải người Trung Quốc nào cũng xấu và họ xấu có thể do họ bị chính giới của họ lừa bịp, thông tin sai sự thật. Người Trung Quốc cũng như nhân dân cả thế giới, luôn mong muốn được sống trong một thế giới hòa bình.
Trả lờiXóachính giới Trung Quốc như một con "cáo" vậy, lừa lọc ngay chính cả những người dân của họ nữa, làm sao có thể chấp nhận được điều đó. Trong khi chính quyền sinh ra là vì nhân dân và điều đó được nhân dân bảo vệ cũng như xây dựng cho sự phát triển ổn định của chính quyền. Nhưng ở Trung Quốc đang có vấn đề, khi nhân dân đang bị "kìm hãm" về thông tin mà có thể gây hại cho những người cầm quyền. Và điều đó thật nguy hại cho một đất nước, nếu như nó vẫn bị lạm dụng một cách lâu dài
Trả lờiXóaYêu sách về lịch sử của Trung Quốc vừa không rõ ràng vừa không đáp ứng các điều khoản của luật pháp quốc tế. Đó là chủ quyền phải được chủ sở hữu ban đầu thực hiện thông qua một quá trình mà được các quốc gia ven biển công nhận.
Trả lờiXóaDù thế có lừa dối đến đâu thì sự thật vẫn bị phơi bày mà thôi! Bởi những gì là thật thì không thể dùng chữ nghĩa mà dấu giếm, gạt lừa. Sự thật về lãnh thổ Việt Nam trước sau ngàn đời vẫn vậy.
Một số vùng tự trị của Trung Quốc cũng rất mất ổn định. Do vậy để ổn định lòng dân thì chính phủ Tàu khựa phải mị dân để tìm kiếm sự ủng hộ trong công cuộc chiếm biển đảo của các nước khác khi tuyên bố đấy là chủ quyền của chúng.
Trả lờiXóaTrung Quốc vẫn rất cần sự ủng hộ của người dân đối với các động thái của mình đối với bên ngoài. Điều này lại hết sức cần thiết trong bối cảnh Trung Quốc đang càng ngày lộ rõ bản chất thiếu chính nghĩa, mị dân của mình với phần còn lại của thế giới. Và thử hỏi rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc cũng bị chính người dân của mình tẩy chay.
Trả lờiXóaChính quyền trung quốc luôn mưu mô xảo quyệt đối với vấn đề Biển đông, đến cả người dân của họ cũng bị bưng bít những thông tin không hay của họ, một hành động phi nghĩa nhưng luôn được họ ngụy biện thành cái tôi của dân tộc họ. Dù lúc mềm lúc mỏng, nhưng họ chưa cho thấy thiện chí hạ nhiệt ổn định tình hình biển đông. Vậy nên luôn phải lật tẩy bộ mặt xấu xa và những bằng chứng thực tế để cho thế giới thấy.
Trả lờiXóaTrung Quốc không chỉ lừa bịp, mị dân các quốc gia có tranh chấp với mình bằng những ngôn từ có cánh, cao đẹp mà đối với các chủ thể trong nước họ cũng làm điều tương tự. Sẽ không quá khó lí giải nguyên nhân tại sạo họ không dám nói thật ở trong nước dù bên ngoài đã biết hết. Bởi cũng giống như hầu hết quốc gia trên thế giới, Trung Quốc vẫn rất cần sự ủng hộ của người dân đối với các động thái của mình đối với bên ngoài. do vậy, cần làm tốt công tác tuyên truyền về sai phạm của chính giới trung quốc ra bạn bè quốc tế. đặc biệt là để nhân dân trung quốc hiểu rõ bản chất của sự việc.
Trả lờiXóaTrung Quốc luôn luôn làm như vậy. Ngay trong thời điểm họ đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, báo chí và dư luận quốc tế đều tốn nhiều giấy mực cho vấn đề này thế nhưng khi tìm đọc các tờ báo của Trung Quốc thậm chí ngay cả những trang web lớn về họ thì hoàn toàn không có những thông tin phản ánh chính xác tình hình. Thậm chí có những tiểu mục về giàn khoan nhưng ở đó chỉ có những thông tin về công việc thăm dò khai thác thuần túy. NGười dân Trung Quốc không thể biết Chính phủ của họ đang hành xử ra sao với các nước xung quanh.
Trả lờiXóaĐến cả thế giới những người cầm quyền Trung Quốc còn muốn lừa dối, một tay che cả bầu trời thì xá gì tới người dân trong nước. Trong khi đang đi gây hấn khắp nơi, tấn công cả những người ngư dân lương thiện thì Trung Quốc vẫn cho mình là kẻ bị ức hiếp, khác nào nước mắt cá sấu.
Trả lờiXóaNgười dân Trung Quốc họ đâu có biết những vấn đề mà lãnh đạo của họ đang làm. Họ bị lừa một cách ngoại mục, nên là mới thấy lãnh đạo nước này mưu mô thế nào
Trả lờiXóaĐề nghị chính phủ nghiên cứu mở kênh truyền hình Internet về nghành Ngư nghiệp Việt Nam,trang bị máy ghi hình cho tàu cá Việt Nam để qua đó có thể trực tiếp những hình ảnh ngang ngược của Hải giám Trung Quốc cho cả thế giới cùng chứng kiến.
Trả lờiXóaTrung Quốc luôn luôn là như vậy. Đối với vấn đề Biển Đông, những việc họ làm ngoài thực địa hoàn toàn không như những gì họ nói với người dân trong nước. Dư luận Trung Quốc chỉ biết đến những tranh chấp ngoài Biển Đông như là những lần xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của nước khác, chỉ biết rằng Trung Quốc là nạn nhân chứ hoàn toàn không hiểu rằng chính quyền của họ mới là kẻ gây chiến và làm căng thẳng thêm tình hình.
Trả lờiXóaCó 1 sự thật lịch sử không thể chối cãi là Hoàng sa- Trường sa là của Việt Nam và Trung quốc đã chiếm đóng trái phép 2 quần đảo này...Đó là 1 sự thật lịch sử và thế giới từ trước đến nay luôn công nhận 2 quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam...Trung quốc luôn là kẻ gây hấn và làm phức tạp hóa vấn đề biển Đông nhằm phục vụ cho mục đích bá quyền đen tối của mình...Đối với người dân trong nước, họ luôn dùng chiêu bài " mị dân" nhằm đánh lừa dư luận trong nước và tìm kiếm sự ủng hộ của người dân cho những việc làm sai trái của họ.
Trả lờiXóaxe đạp gấp giá rẻ
Trả lờiXóa