
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu trong khi chờ cơ quan chuyên môn kết luận các cơ quan báo chí cần khuyến cáo người dân ở các vùng biển nói trên và du khách tránh tâm lý lo ngại dẫn đến tẩy chay các loại hải sản có nguồn gốc rõ ràng làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất và đời sống của ngư dân đánh bắt xa bờ.
Khuyến cáo người dân không ăn hải sản trong vùng biển nghi bị ô nhiễm và tránh việc tẩy chay các loại hải sản có nguồn gốc rõ ràng.
Trưa 30-4, sau buổi làm việc với chính quyền địa phương và các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã mời tất cả các nhà báo có mặt tại cuộc họp đi ăn cá biển tại nhà hàng hải sản Hải Yến nằm trên đường du lịch ven biển Nhật Lệ thành phố Đồng Hới.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, hôm qua Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thông điệp mạnh mẽ đến các thành viên Chính phủ và chỉ đạo quyết liệt tìm rõ nguyên nhân, sớm công bố cho toàn dân, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm trong vụ cá chết nghi do tác nhân ô nhiễm môi trường tại vùng biển ven bờ thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu trong khi chờ cơ quan chuyên môn kết luận các cơ quan báo chí cần khuyến cáo người dân ở các vùng biển nói trên và du khách tránh tâm lý lo ngại dẫn đến tẩy chay các loại hải sản có nguồn gốc rõ ràng làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất và đời sống của ngư dân đánh bắt xa bờ.
Đồng thời phải phát hiện kịp thời đưa lên các phương tiện thông tin và báo cho các cơ quan chức năng xử lý các hành vi buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép các loại hải sản từ vùng biển nghi bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

Bộ trưởng mời đoàn công tác dùng bữa trưa có món cá tại Quảng Bình
Ông Hoàng Huân – Chủ nhà hàng Hải sản Hải Yến rất xúc động khi đón tiếp vị khách đầu tiên là Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và đoàn nhà báo trong vòng hơn một tuần qua.
Ông Huân cho biết, vì thông tin không rõ ràng nên du khách tẩy chay hải sản địa phương mặc dù các nhà hàng chứng minh nguồn gốc các loại hải sản này được ngư dân đánh bắt từ những ngư trường xa bờ, chưa xuất hiện hiện tượng cá chết.
theo Infonet
Đây là việc rất nên làm, đặc biệt là một vị lãnh đạo cấp cao như ông Tuấn. Nó có tác dụng tích cực trong thời điểm người dân đang vô cùng hoang mang, đặc biệt là người dân vùng ven biển, không dám sử dụng thủy hải sản vì sợ nhiễm độc.
Trả lờiXóaĐừng vì những thông tin thất thiệt và sai sự thật của một số trang báo lá cải và dư luận xấu mà tẩy chay hải sản và biển nơi đây.việc bộ trưởng trực tiếp thưởng thú hải sản và tắm biển nơi đây là cái tát đau đớn vào mặt những kẻ ba hoa ,nói láo ,những trang báo lá cải và những anh hùng bàn phím đang ngày đêm kêu gào biển chết ,cá nhiễm độc .Về vấn đề này chúng ta phải tiếp cận nó với một cái nhìn tỉnh táo và bình tĩnh.
Trả lờiXóaThông điệp rất hay, khuyến cáo người dân không ăn hải sản trong vùng biển nghi bị ô nhiễm và tránh việc tẩy chay các loại hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Với thông điêp này thì người dân nơi đây có thể yên tâm tiếp tục hoạt động sản xuất cũng như đời sống của mình rồi
Trả lờiXóanhìn cái ảnh cuối.cái mặt bà cô kia ăn có vẻ gắng gượng lắm.kaka.hi vọng là cơ quan chức năng sớm diệt hết mấy cái báo xàm lồn đi cho rồi.chả đc cái đéo gì ngoài việc xuyên tạc đưa tin sai sự thật,giật tít câu view làm hoang mang dư luận .cứ như thế này thì hỏng cả một thế hệ
Trả lờiXóamặc dù cá sạch nhưng mà qua lời cái đám xàm báo kia, bóp méo đủ kiểu, nên người ta vẫn còn ngại khi ăn cá. Như thế đã đủ hiểu cái tác hại của việc đưa thông tin sai sự thật rồi nhỉ, với chúng thì chẳng ảnh hưởng gì, nhưng với người dân sống bám biển, bằng nghề cá,.. thì nó ảnh hưởng rất lớn, bởi ai cũng sợ, ai dám tiêu thụ chứ(mặc dù nó sạch)
XóaMuộn còn hơn không, cùng với việc làm như của Bộ trưởng Minh Tuấn cần kiểm nghiệm ngay trường hợp ở Vũng Áng muốn xác định nguyên nhân, truy tìm thủ phạm, cần thực hiện như sau:
Trả lờiXóa– Cần kiểm tra xung quanh nguồn thải từ khu công nghiệp Formosa, nguồn thải nước làm vệ sinh máy móc, thiết bị, đường ống được ống dẫn thải chôn ngầm trong nước biển đưa ra biển. Hóa chất sử dụng để pha thành dung dịch tảy rửa bao gồm: amoniac, natri nitrit (NaNO2), axit formic, citric, natri sulfit, diphossphat, triphosphate, chất hoạt động bề mặt, chất ức chế ăn mòn kim loại.
– Nước thải sau khi tảy rửa vệ sinh có hàm lượng axit vô cơ và hữu cơ rất cao, nếu tính tổng có thể đạt tới 2 lit axit HCl đặc (loại 36 %). 1 m3 nước thải đủ để làm giảm pH của 70 – 80 m3 nước biển (pH của nó là 7,7) xuống pH < 3. Mỗi ngày thải 12.000 m3 sẽ tác động đến 900.000 m3 nước biển. Cá biển không sống được trong môi trường pH thấp.
– Lượng sắt hòa tan trong nước thải đạt tới trên 1,4 kg/m3, khi vào nước biển sẽ làm cạn kiệt nguồn oxy tan của 50 m3 nước biển.
Đó là 2 nguyên nhân chính cộng với tác động đầu độc của amoniac và nitrit, chất ức chế ăn mòn…là các thành phần không thể thiếu khi vệ sinh thiết bị, đường ống.
-Hệ thống xử lý nước thải của Fomosa, không có khả năng xử lý dòng thải đặc thù đó, lại càng ít có cơ hội tái sử dụng nước thải. Muốn xử lý thật sự, cần phải có hệ thống xử lý riêng, và rất tốn kém.
Ngoài ra, cần quan tâm kiểm nghiệm đất trầm tích, các kim loại nặng nhất là các ion sulphat và phôt pho, kết hợp với phân tích các mẫu cá chết trên các máy có thư viện chất độc để dễ đối chứng.
Tôi vẫn cứ luôn tin tưởng ngư dân và hải sản Việt. tôi cũng vẫn cứ ủng hộ họ dù cho dư luận gây chao đảo như thế nào. Chỉ là nhiều lái buôn họ bất chấp vì đồng tiền thôi
Trả lờiXóaTrước sự việc vừa rồi ở miền Trung, đúng là cần kiểm soát chặt chẽ nguồn cá cũng như hải sản tại khu vực xảy ra sự cố. Nhưng song song với đó cũng cần phải có biện pháp phù hợp để trấn an dư luận để không ảnh hưởng đến công việc đánh bắt của ngư dân cũng như để nguồn hải sản sạch, an toàn vẫn có cơ hội được tiêu thụ và sử dụng.
Trả lờiXóaBộ trưởng Trương Minh Tuấn đang thực hiện những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc tìm rõ nguyên nhân, sớm công bố cho toàn dân, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm trong vụ cá chết nghi do tác nhân ô nhiễm môi trường tại vùng biển ven bờ thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng...Hành động ông cùng với đoàn công tác và các cơ quan báo đài dùng cơm bao gồm những món hải sản ở vùng biển Quảng Bình chính là minh chứng rõ ràng nhất về độ an toàn của những hải sản của vùng biển miền Trung này.
Trả lờiXóa