Chân dung ông Phàm (Nguồn: internet).
Theo tin từ VTC News, trả lời phỏng vấn VTC 14 xung quanh mối tương quan giữa hoạt động của các nhà máy và hiện tượng cá chết tại một khu vực biển miền Trung. ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã cho hay:
"Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại".Rất nhanh chóng dư luận đã tỏ ra phẫn nộ đằng sau câu nói của ông Phàm.
Cho đến thời điểm hiện tại các cơ quan chức năng vẫn chưa có bất cứ một kết quả chính thức về hiện tượng cá chết hàng loạt tại khu vực biển Miền Trung. Tuy nhiên, một thực tế dễ thấy với sự đưa tin thiếu thận trọng của báo chí, dư luận đang tập trung chú ý số 1 tới hoạt động của hệ thống nhà máy thuộc khu Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh). Đây cũng là nguyên nhân nhiều cơ quan báo chí đua nhau tập trung khai thác, phỏng vấn nhiều cơ quan liên quan. Ông Chu Xuân Phàm là một trong số các cá nhân nhận được sự "quan tâm đặc biệt" ấy. Song chính lỗi trong diễn đạt câu cú cùng sự quá non nớt về mặt kinh nghiệm trong trả lời báo chí đã khiến ông Phàm nhận không ít gạch đá của dư luận.
Thậm chí đáng buồn hơn, từ câu trả lời thiếu tính toán của ông Phàm, một bộ phận dư luận đang tự thỏa mãn với câu trả lời: Hiện tượng cá chết do chất thải từ hệ thống các nhà máy thuộc Formosa (?).
Nên hiểu thế nào về phát biểu của ông Phàm?
Tôi gọi ông Phàm là trường hợp ếch chết tại tiếng kêu. Bởi nếu là người thông minh thì trong trường hợp dư luận đang chú ý đặc biệt tới mình với tư cách là nguyên nhân của một hiện tượng tiêu cực thì tốt hơn hết là im lặng. Sự ham hố thiếu tính toán và sự sàm ngôn, không biết tiết chế cảm xúc trong phát biểu đã khiến ông Phàm trả giá.
Những ai theo dõi bài báo của VTC News sẽ thấy trong bài viết có đoạn "nói thêm" về phát biểu của ông Phàm: "Giám đốc đối ngoại của Formosa cũng nói rằng người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá". Xét về mặt ngữ nghĩa thì đoạn phát biểu này so với đoạn phát biểu trên đó đều đề cập tới một nội dung sự việc. Vậy nhưng, nếu xét về mặt cường độ, tính chất lời nói thì sẽ thấy rằng có một sự lệch pha không nhỏ trong cách diễn đạt của ông Phàm.
Nếu như ở câu: "Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại" ông Phàm đã phạm vào lỗi đánh giá nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt theo chiều hướng đó là lẽ tất yếu, là lẽ phải thế nếu muốn phát triển công nghiệp (cụ thể là nhà máy thép hiện đại). Nghĩa là theo ông Phàm đã có một sự đánh đổi ngay từ đầu mà dư luận, đa số những người liên quan không được biết. Với cách nói này nên thật dễ hiểu dư luận đã ngay lập tức ngầm hiểu nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt là do chất thải công nghiệp.
Thì ở câu sau đó, ông Phàm đã diễn giải một ý có vẻ khác hơn với trước đó. Theo đó, ông Phàm có vẻ như đang nói nhiều hơn về một khó khăn mà theo quan sát thì không riêng gì Việt Nam đang gặp phải, đó là giải quyết bài toán giữa phát triển và việc bảo vệ môi trường (khái niệm phát triển bền vững). Tách bạch câu: "Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá" sẽ hiểu rõ hơn điều ông Phàm đang muốn truyền tải. Cụ thể hơn, ông Phàm đang lí giải sự việc theo chiều hướng biện chứng. Việc cá chết hàng loạt "có thể" là cái giá chúng ta phải trả cho sự phát triển với tốc độ cao; là một vấn nạn chung mà không riêng gì Việt Nam đang phải lãnh nhận!
Tôi tin chắc rằng dư luận sẽ không phẫn nộ đến thế nếu ông Phàm diễn đạt được như ý sau của bài phát biểu!
An Chiến
ông Phàm có vẻ như đang nói nhiều hơn về một khó khăn mà theo quan sát thì không riêng gì Việt Nam đang gặp phải, đó là giải quyết bài toán giữa phát triển và việc bảo vệ môi trường (khái niệm phát triển bền vững). Tách bạch câu: "Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá" sẽ hiểu rõ hơn điều ông Phàm đang muốn truyền tải. Cụ thể hơn, ông Phàm đang lí giải sự việc theo chiều hướng biện chứng. Việc cá chết hàng loạt "có thể" là cái giá chúng ta phải trả cho sự phát triển với tốc độ cao; là một vấn nạn chung mà không riêng gì Việt Nam đang phải lãnh nhận!
Trả lờiXóaÔng này đã tỏ ra quá non nớt khi trả lời trước báo giới. Với một vấn đề liên quan trực tiếp đến mình, mà ông ta lại nói một câu như thách thức mọi người vậy thì khác nào nhận gạch đá về mình.
Trả lờiXóaCó thể việc cá chết chắc chắn phải xảy ra khi chúng ta muốn phát triển với tốc độ cao, nhưng ông giám đốc này cũng không nên nói như thế, có khác nào tự coi đó là cái quyền mình được xả thải ra đó sao?
Trả lờiXóa"Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại". Không hiểu sao một người có học thức như ông lại nói như vậy chứ?
Trả lờiXóaCho đến thời điểm hiện tại các cơ quan chức năng vẫn chưa có bất cứ một kết quả chính thức về hiện tượng cá chết hàng loạt tại khu vực biển Miền Trung. Tuy nhiên, một thực tế dễ thấy với sự đưa tin thiếu thận trọng của báo chí, dư luận đang tập trung chú ý số 1 tới hoạt động của hệ thống nhà máy thuộc khu Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh). Trong bối cảnh đó, mà ông giám đốc này nói vậy thực sự là không hợp lí một chút nào.
Trả lờiXóaĐúng là muốn phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh thì việc gây ô nhiễm là không thể tránh khỏi, mà nước láng giềng Trung Quốc của chúng ta là một ví dụ. Chúng ta cần tìm giải pháp cho vấn đề này, chứ không phải ngồi đó mà bàn luận về một lời nó.
Trả lờiXóaTheo ông Phàm đã có một sự đánh đổi ngay từ đầu mà dư luận, đa số những người liên quan không được biết. Với cách nói này nên thật dễ hiểu dư luận đã ngay lập tức ngầm hiểu nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt là do chất thải công nghiệp. Nhưng lời nói của ông ta thì có thể làm cho người khác hiểu nhầm.
Trả lờiXóaHiện cơ quan chức năng vẫn chưa có bất cứ một kết luận nào liên quan đến tình trạng cá chết hàng loạt tại bờ biển nơi có công ti Formosa, nên chúng ta khoan hãy vội kết luận là ai đúng ai sai ở đây.
Trả lờiXóaCó thể việc cá chết hàng loạt là cái giá chúng ta phải trả cho sự phát triển với tốc độ cao; là một vấn nạn chung mà không riêng gì Việt Nam đang phải lãnh nhận. Nhưng ông Phàm cũng không nên phát ngôn ra những lời nói hàm hồ vậy.
Trả lờiXóatác giả bài viết bưng rất tài tình.
Trả lờiXóaVTC14 đã gài bẫy ông này rồi. Do văn phong tiếng Việt chưa rõ nên k hiểu hết dc hàm ý đang "bẫy" trong câu hỏi!
Trả lờiXóaCHÚNG TA CÒN ĐỦ SỨC CHỊU ĐỰNG KHÔNG?
Trả lờiXóaGiám đốc đối ngoại Formosa Chu Xuân Phàm trả lời VTC14: "PHẢI LỰA CHỌN, KHÔNG THỂ VỪA CÓ NHÀ MÁY THÉP VỪA CÓ NHIỀU TÔM CÁ!"
Dân tộc VN phải chịu đựng thêm điều gì nữa để chấp nhận cho Đảng CSVN lãnh đạo?
- Miền Tây bị hạn mặn
- Tây Nguyên bị dự án Boxit tàn phá
- Miền Trung cá chết
- Thực phẩm bị ôi thối, độc hại
- Hàng hóa dỏm, kém chất lượng tràn lan
- 90 % công trình lớn, trọng điểm do TQ trúng thầu
- Cây xanh bị đốn hạ
- Môi trường bị tàn phá
- Nợ công 29 triệu đồng/người
- Biển đảo rơi vào tay TQ
- Tham nhũng nhất thế giới
- Đạo đức xã hội băng hoại
Thằng nầy nói như cái ý rộng ra của nó là: "Bố cs chúng mầy xơi tiền của chúng tao, bố cha chúng mầy chấp nhận những điều kiện bọn tao đưa ra, thế thì cá chết chúng mầy không bươi mã cha chính quyền cs của chúng mầy lên mà vừa đòi tiền nhà máy lại vừa đòi tiền cá chết nữa thì chó thằng nào mà chấp nhận ..hả hả ???? Tổ cha chúng mầy !!! chu xuân phàm nói .
Trả lờiXóaTại sao Formosa lại dám chơi bài ngửa vào lúc dư luận ở VN đang sục sôi phản đối họ như lúc này ? Câu trả lời đơn giản là vì Formosa rất tự tin về sức mạnh và sự tồn tại của họ ở VN ! Nói ra điều này chắc hẳn có nhiều người sẽ cảm thấy không vui nhưng tôi chắc chắn rằng Formosa sẽ vượt qua chuyện này một cách rất nhẹ nhàng, cùng lắm thì họ phải bỏ ra một ít tiền đền bù cho ngư dân gần đó bị thiệt hại và dĩ nhiên là cả tiền phong bì cho đám quan chức có liên quan.
Trả lờiXóaChắc chúng ta vẫn chưa quên vụ Vedan, cũng là 1 công ty của Đài Loan đã từng xả thải nhiều năm và giết chết cả dòng sông Thị Vải, nhưng cũng chỉ tốn ít tiền đền bù xong rồi họ lại tiếp tục xả chất thải ra sông cho đến tận bây giờ. Lúc đó Vedan chỉ tạm dừng hoạt động có mấy ngày thôi mà bà con nông dân trồng nguyên liệu cung cấp cho Vedan như ngồi trên đống lửa, đó là chưa kể đến hàng ngàn lao động người VN đang làm việc tại nhà máy có nguy cơ bị mất việc !
Vedan mạnh như thế nhưng so với Formosa thì chỉ là muỗi thôi, vậy nên chuyện Formosa bị đẩy đi là điều không bao giờ xảy ra, với sức mạnh khủng khiếp của nó cùng với đám quan chức chuyên ăn hối lộ của VN thì làm gì có chuyện Formosa sẽ đầu hàng ? Còn nhớ vào năm 2006 khi tập đoàn Intel đầu tư vào khu công nghệ cao TPHCM 1 tỷ USD đã gây nên 1 tiếng vang lớn, vậy mà bây giờ Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh số vốn gấp chục lần như thế và đang tăng lên từng ngày thì chúng ta phải biết tiềm lực và tham vọng của Formosa lớn đến như thế nào.
Với một hệ thống nhà máy đồ sộ như thế thì chi phí cho công tác xử lý nước thải là vô cùng lớn, đó chính là nguyên nhân mà Formosa thường tìm cách đầu tư vào những nước ít quan tâm đến các chỉ tiêu xử lý nước thải công nghiệp trong đó có VN. Họ vẫn xây dựng hệ thống nhưng chắc chắn cũng giống như Vedan, sẽ luôn tìm mọi cách xả trực tiếp ra môi trường nhằm giảm thiểu tối đa chi phí vận hành hàng ngày. Nên đừng ngây thơ mà nghĩ rằng đường ống xả thải ra biển sẽ luôn dành cho nước thải đã qua xử lý. Đến cả đất nước của nó mà nó còn gây ô nhiễm huống chi là đất nước chúng ta !
Cho đến bây giờ vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào nói lên mối quan hệ giữa Formosa và chính quyền TQ, tuy nhiên với số lượng hàng vạn công nhân người TQ đang làm việc tại Formosa thì chúng ta không thể bỏ qua mối nghi ngờ này được. TQ vốn nổi tiếng với chính sách dùng các doanh nghiệp làm cánh tay nối dài đã gây ra nhiều tổn hại cho các công ty hàng đầu ở Bắc Mỹ và châu Âu. Ví dụ rõ ràng nhất là công ty cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu Bắc Mỹ, Nortel đã từng bị phá sản do sự nổi dậy của Huawei và ZTE vốn là những công ty được chính quyền TQ chống lưng mạnh mẽ.
Hậu quả của những dự án tàn phá môi trường như Formosa, Bauxite Tây Nguyên... đã rõ mồn một nhưng chính quyền gần như bó tay. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của chúng ta đang bị tàn phá và khai thác kiệt quệ chỉ vì những suy nghĩ nông cạn của lãnh đạo nước nhà. Với tâm lý nôn nóng, muốn phát triển kinh tế bằng mọi giá đã biến VN thành 1 phiên bản thu nhỏ của TQ, rồi tương lai gần sẽ là nhập khẩu không khí từ nước ngoài về để thở giống như ở Bắc Kinh mà thôi.
Tuy rằng việc phản đối Formosa không khiến cho Formosa phải cút xéo khỏi VN nhưng nó lại có tác dụng vô cùng lớn khi bản chất hèn nhát và tham lam của chính quyền CS đã bị lộ rõ trước toàn thể nhân dân. Dấu hiệu tích cực đầu tiên mà chúng ta thấy được đó là người dân ở vùng Hà Tĩnh, vốn là cái nôi của CS VN với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, đã bắt đầu cất tiếng nói phản kháng và có cái nhìn khác về chế độ mà họ từng tôn thờ bao lâu nay. Khi sự chịu đựng của người dân đã vượt quá giới hạn thì họ sẽ nhận ra cái thứ họ tôn thờ và theo đuổi bấy lâu đã phản bội lại chính họ, phản bội lại đất nước họ đang sống, vì vậy chúng ta cần phải lên tiếng, lên tiếng nhiều hơn nữa...
Dù mới là nước thu nhập trung bình, dù là dân ven biển miền Trung đang nghèo nhưng không thể đánh đổi môi trường sống của hàng triệu con người để lấy cái lợi gì đó qua dự án Formosa. Một số người đã tính sơ sơ tiền thu thuế của dự án và thiệt hại của nhân dân 4 tỉnh nếu mất biển thì phần thiệt thuộc về chúng ta. ( tôi chưa có đủ căn cứ để khẳng định nhưng tôi tin vì lời nói là có cơ sở : cứ lấy số người sống ven biển bằng nghề chài lưới, dịch vụ du lịch...mà nhân với thu nhập trung bình hàng năm thì tính được và tin được. Đó là chưa nói tới nếu biển chết thì đáng sợ tới mức nào trên bình diện tổng thể
Trả lờiXóaMiên trung ơi ! Biên minh sao vây ? Đê lu tau lam hai dân ta
Trả lờiXóaAi khóc dùm cho biển một lời không
Ai trả lời đi! Biển mình sao vậy???
Ai thấy gì không? Biển đang chết đấy !
Biển oằn mình, vọng mãi tiếng cầu van!
Miền Trung ơi, nắng cháy mưa ngàn
Biển bạc thân thương cho vàn thứ cá
Đánh bắt gần xa, cá về ấm dạ
Giờ chết bạt ngàn. Cá chết bởi vì đâu???
Dân chết trong lòng, đỏ mắt nhìn nhau
Thuyền đậu, tàu neo, lưới chài đem cất
Cá gom về chôn đầy trong lòng đất
Bến cá thuyền về không í ới chào mua
Biển Miền Trung cá nằm chết, đau chưa!
Oan ức lắm, dân làm chi nên tội
Ai? Ai? Ai?...gây ra bao tội lỗi
Không lẽ trời???... gây nông nỗi... trời ơi!!!
Chúng ta đã có biển chết rồi, có thể 100 năm nữa cũng không thể phục hồi, tội cho người dân vùng đó họ sẽ không có việc gì để làm trong tương lai đồng nghĩa với đói, với số tiền bỏ ra để hỗ trợ người dân cứu đói có thể trong 3 năm đủ để mua nguyên một nhà máy đó, ôi nghĩ mà điên hết cả người.
Nói chung là đừng có đổ cho ngôn ngữ thiếu rõ ràng đi. Dù gì thì cũng là giám đốc đối ngoại của một doanh nghiệp lớn như vậy, phát biểu trước báo giới hẳn nhiên là phải biết cái gì nên nói cái gì không. Phát biểu kiểu như lão Phàm này chỉ có thế có một cách hiểu là lão và công ty của lão quá tự cao tự đại, ảo tưởng sức mạnh, cho rằng cái ngành thép của mình là hơn hết còn môi trường, đời sống của người dân địa phương chả là cái gì.
Trả lờiXóaĐã từng gặp những trường hợp ngộ độc chì trong thời bao cấp, người ta sản xuất bình accu trong khu dân cư, trẻ em hít hơi chì mà chết não.
Trả lờiXóaĐã từng xử trí những trường hợp ngộ độc thuỷ ngân, cyanure ở thợ đào vàng miệt Tánh Linh, Bình Thuận.
Tôi biết rõ hậu quả thảm khốc trên sức khoẻ cuả ngộ độc kim loại nặng.
Và nếu Formosa đã xin lỗi, đã thừa nhận nguyên nhân xả thải, chúng ta đã có câu trả lời WHO? Trút sự phẫn nộ chính đáng vào họ đâu có gì sai? Còn do chất gì (HOW) là công việc của các chuyên viên.
Và dù với thái độ “cầu thị”, "chân tình", câu hỏi "chọn cá hay chọn thép" thật là ngu xuẩn, trịch thượng, bất kể đặt nó trong ngữ cảnh nào. Người Việt căm phẫn cũng là hợp lý.
Thế nên, đừng làm ra vẻ "tỉnh táo", "khách quan", "điềm đạm" mà chỉ trích cơn giận của nhân dân mình. Đừng múa cây bút điếm đàng để khuyên nhủ về "cái đầu lạnh và trái tim nóng" mà hãy dùng ngòi bút để chỉ mặt vạch tên kẻ đã thừa nhận kìa kìa, đang xin lỗi kia kĩa. Nó không sai sao lại phải xin lỗi. Nó đã nói lên sự thật. Cha Phàm nó không ngu đâu, đừng lầm là nó oan...
Phát ngôn của Chu Xuân Phàm đúng là không tính trước nghĩ sau, gây bức xúc trong người dân. Song cũng phải xét tới mặt khác của nó. Nó là những lời phát biểu thật lòng của ông, và cũng đã chỉ ra mặt trái của việc đầu tư như thế này. Nó nhắc chúng ta phải cân nhắc tới lợi và hại trước khi quyết định.
Trả lờiXóaÔng này đúng là ngu thật là ngu, ngu tới mức phát biểu mà không hề biết suy nghĩ đúng hay là sai gì cả. Cứ tiện miệng tưởng nói như thế là oai. Mà chính những kẻ như ông gây ra bất đồng
Trả lờiXóa"Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại". Nói ếch chết tại miệng quả không sai, với tư cách là giám đốc đối ngoại mà không hiểu sao ông lại có thể phát biểu một cách tùy tiện, mơ hồ như vậy
Trả lờiXóaThậm chí đáng buồn hơn, từ câu trả lời thiếu tính toán của ông Phàm, một bộ phận dư luận đang tự thỏa mãn với câu trả lời: Hiện tượng cá chết do chất thải từ hệ thống các nhà máy thuộc Formosa. Chỉ vì câu nói thiếu suy nghĩ của ông mà bây giờ các đối tượng thù địch có cớ để kêu gọi, kích động người dân biểu tình
Trả lờiXóa"Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại". Nói chung là phát ngôn kiểu dại miệng của ông này như thế thì bị mất chức về nước cũng không lạ. Đã thế nhiều thế lực thù địch lại cớ kích động người dân biểu tình.
Trả lờiXóaCái lý luận ấy thì bạn nên đem về cái đất nước thối tha mang tên Đài Loan mà giải quyết nhé , đừng bao giờ hạ thấp quyền con người ở đất nước Việt nam , ở Việt Nam quyền con người luôn được đạt lên hàng đầu vì thế nếu bạn có ý định chống lại điều đó thì bạn sẽ không được tồn tại ngay trên mảnh đất này , lũ man rợ chỉ biết đến kinh tế xem tính mạng người chỉ như là cỏ rác . Chúng tôi cần môi trường cần sinh thái và cần tôm cá !
Trả lờiXóamọi nhận định của Chu Xuân Phàm về sự việc các chết hàng loạt là không có căn cứ, đó chỉ là nhận định mang tính cá nhân của ông ta
Trả lờiXóaĐổi tên phàm sang Xàm đi , chẳng hiểu sao những con người lại có những luận điệu hết sức phi lý như thế này . Chẳng nhẽ bọn mày nghĩ ở đâu thì cũng có cách đối nhân xử thế giữa người với người chẳng khác gì loài cầm thú như ở Trung Quốc chúng mày sao . Ở đây người dân đối xử với nhau bằng tình người , bằng sự chân thành . Tiền tài chưa phải là tất cả nhé
Trả lờiXóaLà 1 giám đốc truyền thông của 1 tập đoàn lớn mà ăn nói không rõ ràng cùng với sự " xào nấu" của 1 số trang báo mạng đã làm cho người dân hiểu không đúng về thực trạng đang diễn ra...Hành động và phát ngôn của ông Phàm đã làm " đỏ thêm dầu vào lửa" làm cho tình hình ngày càng trở nên phức tạp và tạo cơ hội cho đám " dân chủ cuội" kích động người dân biểu tình, chống phá chính quyền, gây mất an ninh trật tự...Có lẽ đây chính là bài học để đời với ông Phàm và cũng không còn lần nào để ông rút kinh nghiệm.
Trả lờiXóa