Nguyễn Tường Thụy có lẽ là một trong số ít những cái tên thực sự đã gây được "ấn tượng" ngay trước thềm bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp 2016 - 2021 mặc dù chắc chắn gã không có tên trong các vòng hiệp thương tiếp theo. Vậy đâu là điều góp nên sự ấn tượng ở Thụy. Entry này hi vọng sẽ giúp những ai quan tâm tới Thụy hiểu rõ hơn chân dung một người ứng cử đại biểu Quốc hội và sự thất bại của gã là một tất yếu và đương nhiên.
Nguyễn Tường Thụy (Nguồn: Internet).
Ở đây, tôi sẽ không nhắc đến những hành động của Thụy trước thời điểm tuyên bố, làm hồ sơ tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, bởi bên cạnh đó là một vấn đề thuộc về quá khứ thì còn có nguyên nhân trang Việt Nam Thời báo đã làm rất tốt điều này qua đoạn phóng sự có tên "Chân dung người tự ứng cử đại biểu Quốc hội Nguyễn Tường Thụy" và chỉ cần từng ấy thôi cũng đã quá đủ để Ban Tổ chức bầu cử Quốc hội (nơi tiếp nhận hồ sơ ứng cử Đại biểu Quốc hội của Thụy) gạt gã ra khỏi danh sách các vòng hiệp thương tiếp theo. Ấy vậy nhưng, bước vào hành trình tự ứng cử Đại biểu Quốc hội lần này, tôi có cảm giác Thụy như một con chim điếc nên không mảy may sợ tiếng súng. Gã vẫn tiếp tục thể hiện những điều mà khách quan mà đánh giá là hết sức bất lợi cho gã nếu gã muốn đi đến tận cùng mục đích ứng cử đại biểu Quốc hội để làm một ông Nghị.
Đầu tiên là lời tuyên bố mà với Thụy xem đó là Cương lĩnh hay Chương trình tự ứng cử Đại biểu Quốc hội của gã. Thụy viết trên blog cá nhân:
Về cơ bản, các nội dung trong "Cương lĩnh/Chương trình hành động tự ứng cử" đều thể hiện khá tốt mục đích, vai trò của một cá nhân khi trúng cử Đại biểu Quốc hội. Và không hiểu có phải Thụy nắm bắt tương đối tốt các vấn đề nổi cộm, đáng chú ý của đời sống chính trị, xã hội trong nước không nhưng nhiều nội dung trong đó được đánh giá là hết sức thiết thực và cần thiết như vấn đề chủ quyền trên Biển Đông/nâng cao chất lượng phản biện xã hội/nâng cao bản lĩnh tư duy độc lập cho các đại biểu Quốc hội. Tuy vậy, cái đáng nói ở đây chính là nội dung: "Vận động cho một nền chính trị đa nguyên, một định chế tam quyền phân lập" trong cương lĩnh/chương trình hành động ứng cử đại biểu Quốc hội của gã.
Mỗi một chế độ, nhà nước đều tự thân có nhu cầu tự bảo vệ, đó cũng là thứ nguyên tắc mà chưa một nhà nước nào từ bỏ dù họ theo thể chế chính trị tư bản hay xã hội chủ nghĩa. Nói như thế để thấy rằng, nội dung "Vận động cho một nền chính trị đa nguyên, một định chế tam quyền phân lập" được Thụy nêu ra không khác gì chính gã chĩa mũi giáo chính quyền đang chuẩn bị sẵn để tấn công những ai đe dọa sự tồn vong vào mình. Và dù có mạnh mẽ, tự tin đến đâu thì thể chế chính trị đó (Nhà nước, Quốc hội) sẽ không thể nào đủ can đảm để tiếp nhận, để Thụy đi sâu hơn và trở thành một thành viên của mình bởi đó còn là vấn đề ý thức hệ. Cho nên, Thụy hãy đừng trách tại sao Ban Tổ chức đại biểu Quốc hội đã không tiếc khi vạch ra hết thảy các lỗi lầm trong quá khứ của Thụy dù biết rằng, con người hôm nay khác với con người của ngày hôm qua!
Điều thứ hai, tôi muốn nhắc đến là việc Thụy chối bỏ và không tham gia bất cứ cơ quan đoàn thể nào thuộc hệ thống chính trị. Đến Hội cựu chiến binh - nơi tập hợp những người lính đã từng vào sinh ra tử trên chiến trường mà Thụy còn mở miệng ra cho đó là "tay sai của Nhà nước" và chối bỏ không tham gia. Trong khi đó, một yếu tố có tính nguyên tắc đối với các cá nhân tự ứng cử đại biểu Quốc hội là họ phải được một bộ phận cử tri tín nhiệm và giới thiệu. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ tín nhiệm, giới thiệu Thụy khi gã đã tự biến mình thành một kẻ cô đơn, không chơi với ai? Hay chăng những nhà dân chủ, những "Chí Phèo" và đám người hay qua lại với Thụy sẽ giới thiệu gã?....
Vậy nên, có thể nói chính Thụy đã làm khó mình trước khi các nhà chức trách kịp áp dụng các biện pháp để ngăn chặn một kẻ không đủ tư cách bước vào Nghị trường!
An Chiến
Tôi hoàn toàn đồng ý với những phân tích, quan điểm của tác giả. Đại biểu quốc hội là người có năng lực, phẩm chất, được người dân tín nhiệm, đại diện cho quyền lợi của nhân dân, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết... So sánh những tiêu chí đó với những gì mà Nguyễn Tường Thụy hay đám dận chủ cuội đã làm thì Nguyễn Tường Thụy và đồng bọn không xứng đáng trở thành đại biểu quốc hội.
Trả lờiXóaChính người dân sẽ là người phán xét, là người cho gã trở về với thực tại cuộc sống, cho gã tỉnh giấc mộng ảo đó đi. Điều đó đã được làm với vài cá nhân dân chủ rởm như gã rồi, đến lượt gã là điều sớm muộn thôi.
Trả lờiXóaÔ thế sợ súng thì lấy đâu ra tiền mà tiêu xài, thế nên có sợ thì cũng phải cố mà lờ đi thôi. Cộng thêm độ trơ được tôi luyện lâu ngày nên dù có bị dư luận, quần chúng nhân dân lên án thế nào thì hắn hẳn cũng chả thấy gì là nhục nhã đâu.
Trả lờiXóaRõ ràng Thụy Nát là 1 kẻ " điếc không sợ súng"...Với việc hắn tham gia các tổ chức phản động, kích động tổ chức đông người tụ tập, biểu tình gây rối trật tự, chống phá Đảng, chống phá chính quyền, xuyên tạc đường lối lãnh đạo...Hơn nữa, trong cương lĩnh hành động, hắn còn mạnh miệng tuyên bố muốn lật đổ nhà nước, lật đổ chế độ đòi " đa nguyên đa đảng"...Chỉ cần bấy nhiêu lý do thôi là hắn đã đủ phải ngồi " bóc lịch" dài dài chứ đừng nói đến việc được bầu làm đại biểu quốc hội.
Trả lờiXóa