THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

15 tháng 7 2016

NƯỚC PHÁP LẠI MỘT LẦN NỮA TRẢ GIÁ CHO "LÒNG NHÂN ĐẠO

by An Chiến  |  at  15.7.16

Video quay lại vụ khủng bố tại nước Pháp đêm qua (14/07/2016). 

Theo thông tin mới nhận được, nước Pháp đã tiếp tục bị tấn công vào đúng ngày Quốc khánh biểu tượng của tự do (14/07). Người đứng đầu nước Pháp trong cuộc họp báo ngay sau đó đã nói đấy là một vụ khủng bố và xác nhận đã có 77 người thiệt mạng, gồm cả trẻ em và 20 người đang trong tình trạng nguy kịch. Một con số lớn hơn rất nhiều lần so với những gì đã diễn ra tại các cuộc khủng bố trước đó. 

Tổng thống Pháp phát biểu trước báo chí sau vụ khủng bố đêm 14/07/2016. 

Cũng theo công bố của báo chí Pháp, thủ phạm được xác định là một người đàn ông 31 tuổi mang song tịch Pháp – Tunisia và người đàn ông này cư trú ngay tại Nice. Thông tin này cho thấy trước đó thủ phạm của vụ khủng bố đã từng được giới chức Pháp chấp nhận cho tị nạn, cấp quốc tịch và cư trú như một công dân Pháp. Mọi thứ dễ dàng đến nỗi người này chỉ thực sự xác nhận là thành phần khủng bố sau khi gây ra sự việc đêm hôm qua. 

Phân tích bên lề sự việc, một số ý kiến đã cho rằng sở dĩ nước Pháp liên tục bị khủng bố và dù cố gắng nhưng cho đến nay lực lượng an ninh nước này mới chỉ đối phó một cách bị động đối với những nguy cơ từ các tổ chức khủng bố hiện hữu ngay trong lòng đất nước là xuất phát từ việc nước này nói riêng và Châu Âu nói chung đã quá vội vàng và ồ ạt tiếp nhận các trường hợp xin tị nạn chính trị (từ các nước chủ yếu là Châu Phi, Trung Đông, nơi được cho là hang ổ của các tổ chức khủng bố quốc tế) mà không sử dụng một nước thứ ba làm trạm trung chuyển và sàng lọc trước. 

Với thái độ ủng hộ người tị nạn và quyết liệt trong việc bảo vệ việc EU cần có một chính sách mở cho người tị nạn, giới chức Pháp đã từng được báo giới quốc tế ca ngợi là hết sức nhân đạo. Đáp lại điều này, giới chức Pháp trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã không ngại nhắc lại việc họ đã tiếp nhận một bộ phận người tị nạn từ Châu Á, trong đó có Việt Nam mà họ quen gọi với khái niệm "thuyền nhân". Và điều đáng nói là cho dù điều đó đã xảy đến rất lâu, bối cảnh quốc tế cũng liên tục biến động với những thứ nguy cơ đan xen và khó lường song cách tiếp nhận, cơ chế tiếp nhận người tị nạn của giới chức Pháp vẫn không hề thay đổi. 

Họ chỉ quan tâm người xin tị nạn nói gì (kể cả chửi bới, vu cáo Tổ quốc nơi họ ra đi cũng được) mà quên mất tiến hành những cuộc điều tra độc lập hoặc có những giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn những nguy cơ mà nhóm người này có thể mang lại. Và dường như sau những cuộc khủng bố đẫm máu vừa qua, người Pháp thực sự vẫn chưa thể tìm ra đâu là căn nguyên của vấn nạn khủng bố cũng như việc họ hết sức bị động trong một cuộc chiến có tính toàn cầu này! 

Nhân đạo luôn là điều tốt. Nhưng nhân đạo với người này đôi lúc lại vô nhân đạo với người kia. Hi vọng rằng, sau vụ khủng bố này, cùng với EU nước Pháp cũng sẽ nghiêm túc hơn trong việc nhận thức cũng như thiết lập lại cơ chế tiếp nhận người tị nạn. Có như thế, họ sẽ không bị tái diễn lại những cuộc khủng bố đẫm máu như đã xảy ra trong thời gian qua, vừa không ảnh hưởng tới các nước khác (như chính sách đối với "thuyền nhân" Việt Nam). Và quan trọng hơn, họ sẽ không phải theo chân Anh (chạy khỏi EU) để để chạy trốn khỏi nạn khủng bố và những vấn đề nan giải đang tồn tại trong EU. 

An Chiến

17 nhận xét:

  1. sáng nay vừa đọc được bài báo, nói rằng trong thời gian 18 tháng gần đây, ở Phápn đã xảy ra 25 vụ khủng bố với hàng trăm người chết, thiệt hại thì không thể kể xiết
    vâng, một đất nước khủng bố liên miên như vậy thì thử hỏi lấy đâu ra thời gian mà phát triển nữa? lấy đâu ra nguồn lực mà xây dựng đât nước nữa đây?
    dân chủ đấy, tự do đấy? có lẽ nên xem lại từ thể chế chính trị

    Trả lờiXóa
  2. Chẳng hiểu rồi thế giới sẽ đi về đâu. Cái lúc mà hòa bình ổn định được nói đến nhiều nhất, cái gì mà toàn cầu hóa, đối thoại thay cho đối đầu trở thành xu hướng chính... thì lại là lúc mà các vụ khủng bố xảy ra nhiều như nấm sau mưa. Hậu quả thì toàn rơi vào dân thường. Các nhà lãnh đạo đua nhau vạch chính sách này nọ nhưng sự thật là đến cuộc sống của người dân mình họ cũng không bảo vệ được.

    Trả lờiXóa
  3. Nước pháp vừa vừa mới trải qua một cuộc khủng bố đẫm máu trong lịch sử. Đã có hơn tám mươi người dân vô tội đã thiệt mạng trong ngày mà họ đón chào quốc khánh Pháp, ngày của tự do, độc lập.

    Trả lờiXóa
  4. Trong khoảng hơn một năm qua, người Pháp đã phải trải qua hàng loạt vụ tấn công khủng bố, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân vô tội. Chủ nghĩa khủng bố đang hung tợn và ngang ngược hơn bất cứ lúc nào.

    Trả lờiXóa
  5. Nước Pháp đang là điểm được nhắm tới trong các kế hoạch khủng bố. Hàng chục vụ khủng bố đã diễn ra tại đây trong vỏn vẹn có hơn một năm. Đây là lời cảnh tỉnh cho thế giới cần phải ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố phát triển.

    Trả lờiXóa
  6. Việc có quá nhiều người tị nạn tới đã khiến cho cảnh sát nước này rất khó kiểm soát được các nguy cơ khủng bố ngay từ bên trong. Mong rằng người dân Pháp nói riêng và thế giới nói chung sẽ không còn phải ngã xuống oan uổng như vậy.

    Trả lờiXóa
  7. Kẻ đã gây ra vụ khủng bố trên là một người tị nạn, đã được pháp tiếp nhận và đối xử như một công dân Pháp thực thụ. Vậy mà nó lại làm ra những việc man rợ như vậy. Pháp nên xem lại cách quản lý người tị nạn của mình.

    Trả lờiXóa
  8. Sau vụ khủng bố trên, có lẽ nước pháp nên xem lại cách xử lý đối với người nhập cư, tránh để những phần tử cực đoan lọt vào đất nước và gây ra những vụ khủng bố đẫm máu như vậy.

    Trả lờiXóa
  9. Lực lượng an ninh nước này đã tỏ ra khá bị động trong việc đập tan những kế hoạch khủng bố. Người dân pháp vừa mới buồn bã sau thất bại của đội nhà tại chung kết Euro được tổ chức tại đây bây giờ lại phải hứng chịu thảm kịch này.

    Trả lờiXóa
  10. Châu Âu đang tiềm ẩn một nguy cơ bất ổn lớn khi mà việc có quá nhiều người tị nạn đến đã tạo ra một áp lực cực lớn lên chính quyền các nước. Hơn nữa, tại pháp, những cuộc khủng bố đã xảy ra liên tiếp trong hơn một năm qua đã cho thấy được sự bất lực của họ trong việc chống khủng bố.

    Trả lờiXóa
  11. Một phần nguyên nhân dẫn đến những thảm kịch liên tiếp xảy ra tại nước pháp đó là việc họ và một số nước châu âu đã tiếp nhận ồ ạt người tị nạn từ châu phi, trung đông - những nơi đang là điểm nóng về khủng bố và bất ổn.

    Trả lờiXóa
  12. Hơn 80 người đã phải bỏ mạng khi một vụ khủng bố đẫm máu đã diễn ra tại nước pháp vào đêm quốc khánh 14/7 của họ. Kẻ gây ra thảm kịch trên là một người tị nạn từ tunisia, hắn đã lái chiếc xe tải đâm thằng vào đám đông trên đường phố, tổng quãng đường lên tới 2km.

    Trả lờiXóa
  13. Với thái độ ủng hộ người tị nạn và quyết liệt trong việc bảo vệ việc EU cần có một chính sách mở cho người tị nạn, giới chức Pháp đã từng được báo giới quốc tế ca ngợi là hết sức nhân đạo. Nhưng những gì mà nước này nhận được chỉ là hàng loạt vụ khủng bố đẫm máu đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người .

    Trả lờiXóa
  14. Hy vọng sau những cuộc khủng bố đẫm máu liên tiếp xảy ra gần đây, nước pháp sẽ rút ra cho mình kinh nghiệm trong xử lý đối với người tị nạn, người nhập cư, tránh để những vụ khủng bố kinh hoàng như vậy tái diễn.

    Trả lờiXóa
  15. Nhìn sang Nice trong giây phút đau thương này, chúng ta sẽ có dịp lắng lòng, suy ngẫm và hiểu được rằng, được sống trong một đất nước hòa bình như Việt Nam đã may mắn như thế nào và biết bao bạn bè quốc tế mong muốn, khao khát có được môi trường sống yên bình như Việt Nam mà không có được - đó là điều mà chúng ta cần tỉnh táo nhận ra trước sự cám dỗ của biết bao thế lực lôi kéo, hòng lợi dụng nhân dân để phục vụ cho tham vọng xấu xa, đê hèn.

    Trả lờiXóa
  16. Ở pháp còn tồn tại nhiều mẫu thuẫn trong xã hội, sự phân biệt sắc tộc sâu sắc. Cũng chính từ những mâu thuẫn sâu sắc đó đã dân tới những sự trả thù trả đũa của khủng bố nhằm vào nước pháp. Bản chất của tư bản từ trước tới giờ vẫn không đổi, đó là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong xã hội không thể mất đi.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.