THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

13 tháng 10 2016

"TÔI KHÔNG CẦN MỘT VỊ CHÚA"!

by An Chiến  |  at  13.10.16

Kamal Hasssan (Nguồn: Internet). 

Tôi không cần một vị Chúa – người mà bỏ đói một đứa trẻ hôm nay nhưng hứa hẹn với bạn một thiên đàng mai sau”. 

Kamal Hasssan (Tên khai sinh: Parthasarathy Srinivasan, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1954) là một diễn viên điện ảnh, nhà biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất, ca sĩ hát lại, biên đạo múa, nhà thơ trữ tình, nhà từ thiện và vũ công người Ấn Độ. Ông làm việc chủ yếu trong ngành công nghiệp điện ảnh Tamil. Haasan đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh Ấn Độ trong đó có bốn giải thưởng phim quốc gia và 19 giải thưởng Filmfare. Với bảy đề cử, Kamal Haasan đã đóng vai chính trong số lượng cao nhất các bộ phim được Ấn Độ gửi đi tranh giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất. Công ty sản xuất của Haasan, Rajkamal International, đã sản xuất nhiều bộ phim của ông. Kamal Haasan nhận giải Kalaimamani năm 1979, giải Padma Shri năm 1990 và giải Padma Bhushan năm 2014 - Theo Wikipedia) đã nói như thế khi nói về vấn đề mà cho đến nay dù đã cố gắng rất nhiều nhưng những tôn giáo thờ phụng Thiên chúa nói chung, đạo Công giáo nói riêng vẫn chưa thể nào hóa giải được. 

Đó là sự mâu thuẫn giữa những nội dung trong Thánh kinh vốn giáo điều, khuôn mẫu với những thực tế đang diễn ra xung quanh đó. Hay nói cách khác, ước mong, sự ngưỡng vọng về Thiên chúa mới chỉ giải quyết cho con người tin theo cái hậu kết mà không thèm đếm xỉa gì đến cái hiện thực vốn rất trần tục và có nhiều thứ để bàn tới. Đây cũng là lí do khiến các tôn giáo, trong đó có nhóm tôn giáo thờ phượng Thiên chúa luôn xem những phát kiến khoa học công nghệ và những luận thuyết phủ nhận họ là kẻ thù không đội trời chung. 
Trong khuôn khổ Entry này, người viết không có ý muốn chứng minh tính phổ quát của luận điểm được nhà đạo diễn tài ba Kamal Hasssan nói đến ở trên. Chỉ xin được đưa ra một vài dẫn chứng để thấy rằng không chỉ mọi chế độ trong quá trình phát triển đều nảy sinh những vấn đề chưa phù hợp, thậm chí là tiêu cực mà bản thân các tôn giáo cũng không ngoại lệ. Cho nên, để làm cho nó tốt đẹp hơn thì chính bản thân chủ thể đó (các thể chế chính trị hay Giáo hội các tôn giáo) cần nhận thức đúng về mình và dám thay đổi nếu không muốn những cái không hay, không đẹp đó cản bước sự phát triển của chính mình! Và trước khi đi đến chỉnh huấn, đi đến làm cái việc không thuộc chức trách của mình thì tốt hơn hết họ nên làm cái điều của mình, thuộc về mình!  
Có lẽ trong tiềm thức của nhiều người Việt Nam mảnh đất Nghệ Tĩnh (hiện là 02 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh) là nơi hiếu học bậc nhất. Mảnh đất này cũng là nơi chôn rau cắt rốn của nhiều bậc kỳ tài trong xã hội Việt Nam bao đời nay. Và tất nhiên, để có được cái truyền thống khoa bảng riêng có ấy, ngoài vốn tư chất, sự siêng năng, cần cù và chịu khó thì không thể không nói đến quá trình tổ chức, chăm lo việc học hành của những bậc sinh thành, phụ huynh tại đây trong nhiều giai đoạn! 

Tuy nhiên, nhìn về quá khứ, soi xét những gì đang diễn ra trong hiện tại mà không ít người giật mình! Chưa nói đến những gì diễn ra trước đó, chỉ riêng năm 2015 trên dải đất đầy nắng gió, thiên tai này đã có 2 sự việc mà dưới góc nhìn của người viết đó là hành vi rất đỗi phản giáo dục và cần bị lên án! 
Trường THCS Hà Hải (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có 530 học sinh ngày khai giảng chỉ có 285 em tới lớp. Ảnh: Đức Hùng



Về vụ việc này, xin được thông tin thêm trong 1000 em học sinh không tham gia khai giảng và theo học này chủ yếu là con em những gia đình theo đạo Công giáo. Và qua tìm hiểu được biết, việc không đi tựu trường có ý kiến của Linh mục Quản xứ tại đây để gây sức ép với chính quyền trong bồi thường thiệt hại do Công ty Formosa gây nên và đuổi Công ty này khỏi Việt Nam... Ngoài ra theo thông tin từ chính quyền thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), thông qua việc không cho con em mình đến trường "người dân muốn miễn các khoản đóng góp xây dựng trường. Vấn đề trên UBND xã Kỳ Hà đã có phương án miễn giảm 1/3 các khoản song một số người không đồng tình, đòi miễn giảm 100%, đồng thời yêu cầu mua sách vở, quần áo cho tất cả con em họ". 

Và như thế, những em học sinh với cái quyền lợi được đi học đã bị ngăn cản chỉ vì ý thức của chính vị chủ chăn và những bậc sinh thành của các em! 

Vụ việc thứ hai người viết đang muốn nói đến là sự việc 154 em học sinh là giáo dân của Trường Tiểu học Trù Sơn 2 (xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã đồng loạt không đến trường và được Linh mục quản xứ tại đây là Nguyễn Duy Khanh tổ chức cho các em học tại trường học giáo lý của giáo xứ. 

Về nguyên nhân, Linh mục Quản xứ và bậc phụ huynh tại đây cho rằng: "Việc cô Nguyễn Thị Thủy (Trường Tiểu học Trù Sơn 2) phạt học sinh là giáo dân vì tự ý nghỉ học để đi rước thánh giá mà không xin phép trước đó là xúc phạm giáo hội". Và họ yêu cầu nhà trường phải cho cô Thủy nghỉ học, nếu nhà trường không xử lý thì giáo xứ sẽ không cho con em theo học và sẽ thuê giáo viên ngoài về dạy tại Nhà học giáo lý của giáo xứ. 

Xét về tính chất, sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Trù Sơn 2, xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An không lớn và không có nhiều vấn đề đáng nói như sự việc xảy ra tại xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đó hoàn toàn thuộc về cách thức mà các giáo viên tại đây xử lý kỷ luật đối với những học sinh không thực hiện đúng nội quy của trường lớp! Việc tham gia của Linh mục quản xứ, những bậc phụ huynh với những phản ứng có tính thái quá, không cần thiết vô tình đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi học tập của các em, các cháu! 

Nhân đây, người viết cũng xin nói thêm: Tại rất nhiều xứ, họ đạo của đạo Công giáo, để giáo dục tín đồ của mình, rất nhiều chủ chăn đã dùng phương thức thượng cẳng chân, hạ cẳng tay khiến cho không ít tín đồ phải mang thương tật vào mình. Ấy vậy nhưng, do tôn trọng việc nội bộ của giáo hội nên nhiều trường hợp các cơ quan thực thi pháp luật đã bỏ qua không truy cứu đến cùng. Cho nên, hiểu như thế để thấy rằng, bản chất của việc phản đối trường Tiểu học Trù Sơn 2 của Linh mục và giáo dân giáo xứ Lưu Mỹ (Trù Sơn, Đô Lương, Nghệ An) thực chất là hành động gây chuyện, kiếm chuyện chứ họ không vì con em mình. Họ lợi dụng chính con em, tín đồ của mình để gây chuyện với Nhà trường mà xa hơn là chính quyền. 

Trở lại với luận điểm được nhà đạo diễn tài ba Kamal Hasssan nói đến ở trên. Rõ ràng, nhà thờ là nơi chỉ có thể chăm lo cho con người cái phần hồn, cái nhu cầu về mặt tinh thần mà không thể chăm lo cái đời sống vật chất vốn hữu hằng của họ. Trong khi đó, với nhiều người dân Việt Nam nói chung, những giáo dân nghèo theo đạo Công giáo nói riêng thì học hành là con đường duy nhất giúp cho họ có một công ăn việc làm tử tế để họ có thể tự lo được cho mình và gia đình! Việc cản trở tín đồ của mình được đi học, được đến trường, vô tình các vị chủ chăn đã hạn chế, ngăn cấm các em đến gần hơn với trí thức, đến gần hơn với những công việc có thể nuôi sống các em! 

Thánh Kinh không muốn tín hữu của mình rơi vào trạng thái như thế nhưng chính cái thái  độ cư xử thiếu nhân văn, xen lẫn động cơ cá nhân trần tục, không đúng đắn của mình. Nhiều chủ chăn đã khiến Thiên chúa không những không thể giải quyết được cho những tín hữu của mình sung túc, đầy đủ về đời sống thực (đời sống vật chất) mà chính Thiên chúa (thông qua các Linh mục - những người rao giảng tin mừng của Chúa) còn ngăn cản họ đến gần hơn sự sung túc, đầy đủ mà ai ai cũng hướng đến đó!

An Chiến

2 nhận xét:

  1. Với nhiều người dân Việt Nam nói chung, những giáo dân nghèo theo đạo Công giáo nói riêng thì học hành là con đường duy nhất giúp cho họ có một công ăn việc làm tử tế để họ có thể tự lo được cho mình và gia đình! Việc cản trở tín đồ của mình được đi học, được đến trường, vô tình các vị chủ chăn đã hạn chế, ngăn cấm các em đến gần hơn với trí thức, đến gần hơn với những công việc có thể nuôi sống các em!

    Trả lờiXóa
  2. Những bậc làm cha làm mẹ dù theo đạo hay không theo đạo, những vị linh mục, cha xứ làm theo lời Chúa, hãy vì lợi ích của con em mình, đừng vì lợi ích trước mắt của bản thân mà đánh đổi tương lai của con em chính mình, cái giá sau này sẽ là rất đắt.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.