THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

24 tháng 11 2016

BÊN LỀ CHUYẾN THĂM CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG TỚI TÒA THÁNH VATICAN: YẾT KIẾN HAY HỘI KIẾN?

by An Chiến  |  at  24.11.16

Sau đây là ý kiến của Người Công Giáo về một chi tiết phản ánh thiếu khách quan của trang Tin mừng cho người nghèo về chuyến thăm và làm việc tại Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Vì đây là một ý kiến của một trang tin đến từ Giáo hội nên sẽ rất khách quan và đáng đọc. 

Blog Việt nam mới Xin trân trọng giới thiệu: 

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM TRẦN ĐẠI QUANG "YẾT KIẾN" HAY "HỘI KIẾN" VỚI ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ?
Cuộc hội kiến giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Vào hồi 17h 30' (giờ địa phương) ngày 23/11/2016, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đã thăm Tòa thánh Vatican sau khi đã thăm và làm việc với Thủ tướng Italia. Chuyến thăm của hàng loạt nước trong đó có Cuba, Pêru, Italia và Vatican được biết đến là chuyến công du đàu tiên của ông Quang trên cương vị mới sau khi được Quốc hội bầu và phê chuẩn chức danh Chủ tịch nước tới các nước ngoài Châu Á. Theo ghi nhận, đã có không ít báo chí, trang tin trong và ngoài nước đưa tin về chuyến viếng thăm tòa thánh Vatican của ông Trần Đại Quang. Tuy nhiên, xem chừng không phải báo chí, trang tin nào cũng nhận thức đúng và đưa đúng bản chất chuyến thăm. Nội dung tin sau đây của trang https://www.facebook.com/tinmungchonguoingheo/… là một ví dụ.

Theo đó, thay vì đưa tin Chủ tịch nước Việt Nam HỘI KIẾN với Đức Giáo hoàng thì ngay ở tiêu đề tin trang tin này lại viết là "YẾT KIẾN". Điều đáng nói là mặc dù tiêu đề ghi là YẾT KIẾN trong tiêu đề nhưng nội dung này lại ghi là Hội kiến: "Theo một tuyên bố từ Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, "cuộc hội kiến diễn ra trong bầu khí thân mật, vấn đề về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam được mang ra đề cập, để làm sao giúp duy trì một tinh thần chung của đối thoại và tìm ra những phương cách để giúp cho mối quan hệ có thể được tiến triển".

Rất thông cảm cho trang https://www.facebook.com/tinmungchonguoingheo/… vì trong cách đưa tin của họ có cả niềm kính trọng, ngưỡng mộ tới Đức Thánh Cha Phanxicô. Và từ "YẾT KIẾN" trong cách viết của họ cho thấy phần nào điều đó. Vậy nhưng, xin thưa rằng họ đang đưa tin về một sự kiện lớn - chuyến thăm của người đứng đầu một nước tới một đất nước khác. Quan hệ - vị trí giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và Đức Thánh Cha Phanxicô là ngang hàng. Ông Quang không phải là tín đồ của Thiên chúa nên sử dụng từ "HỘI KIẾN' để nói về chuyến thăm của ông với Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phù hợp và khách quan hơn!

An Chiến

5 nhận xét:

  1. Trang tin của Giáo hội thực ra rất trân trọng chuyến thăm. Tuy nhiên cần phải dùng cụm từ "Hội kiến" sẽ phù hợp hơn cụm từ "Yết Kiến" vì vị trí giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và Đức Thánh Cha Phanxicô là ngang hàng. Ông Quang không phải là tín đồ của Thiên chúa nên sử dụng từ "HỘI KIẾN' để nói về chuyến thăm của ông với Đức Thánh Cha Phanxicô. Và có thể đưa tin tóm tắt như sau:
    "Ngày 24-11 (theo giờ Hà Nội), nhận lời mời của Giáo hoàng Phrăng-xít (Francis), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thăm Tòa thánh Va-ti-căng, hội kiến Giáo hoàng Phrăng-xít và gặp Thủ tướng Tòa thánh Pi-ê-tơ-rô Pa-rô-lin (Pietro Parolin).Giáo hoàng Phrăng-xít hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, khẳng định đây là dịp để Việt Nam và Tòa thánh tăng cường hiểu biết lẫn nhau, qua đó thúc đẩy quan hệ hai bên. Giáo hoàng nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam những năm qua và bày tỏ tình cảm yêu mến Việt Nam. Tòa thánh đánh giá cao các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam và việc Việt Nam lấy ý kiến xã hội rộng rãi trước khi thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Giáo hoàng đã dành cho Việt Nam; bày tỏ vui mừng trước các bước tiến triển khích lệ trong quan hệ hai bên thời gian qua. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đồng thời không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo đảm các quyền đó..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bản chất của ki tô giáo là đức vâng lời ngu muội,không phân biệt được đúng và sai.do vậy mọi tín đồ ki tô làm theo các cha sứ dù đúng dù sai theo phương thức nhồi sọ vì vậy dùng từ" hội kiến và từ yết kiến" đã thấy bản chất sự ngu muội bởi sự nhồi sọ đã đạt đến mức nào di lụy cho văn hóa dân tộc việt nam bởi ki tô Việt không bao giờ nghĩ tổ quốc Việt Nam là của họ mà tổ Quốc của họ là vatican

      Xóa
  2. Có vẻ như người viết bên kia họ bị cuồng quá mức mà quên rằng mục đích chính của cuộc gặp gỡ nên mới viết cái tiêu đề như vậy. Dù có cuồng thì cũng phải biết đây là cuộc gặp gỡ giữa hai người đứng đầu đất nước, họ là ngang hàng sao có thể đùng từ yết kiến chứ. Với một cuộc gặp ngang hàng thế này thì phải dùng từ chỉ sự ngang hàng mới đúng bản chất được.

    Trả lờiXóa
  3. yết yết cái gì mà yết, đức giáo hoàng thì là chức vị cao trong tôn giáo chứ còn với người ngoại đạo thì cũng chỉ như một vị nguyên thủ thôi chứ, mà nguyên thủ với nguyên thủ thì là ngang vai, quan hệ rất bình đẳng, vậy thì đương nhiên là hội kiến.

    Trả lờiXóa
  4. Rất thông cảm cho trang https://www.facebook.com/tinmungchonguoingheo/… vì trong cách đưa tin của họ có cả niềm kính trọng, ngưỡng mộ tới Đức Thánh Cha Phanxicô. Và từ "YẾT KIẾN" trong cách viết của họ cho thấy phần nào điều đó. Vậy nhưng, xin thưa rằng họ đang đưa tin về một sự kiện lớn - chuyến thăm của người đứng đầu một nước tới một đất nước khác.Cho nên sẽ là chính xác hơn nếu họ tiết chế lại niềm tự hào của mình một chút.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.