THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

05 tháng 11 2016

NGÔ ĐÌNH DIỆM - CON BÀI CHÍNH TRỊ CỦA NHỮNG KẺ "BUÔN BÁN CHÍNH TRỊ" (Phần 1)

by An Chiến  |  at  5.11.16

"Tổng thống Ngô Đình Diệm: Độc tài hay nhân trị?" là tên của một bài viết được Nguyễn Quang Duy từ Melboune, Úc gửi tới BBC và được nhà đài này đăng tải lại một cách trọn vẹn. Xem thêm: Tại đây

Ngô Đình Diệm trong một lần xuất hiện tại một hội chợ ở Sài Gòn năm 1957 (Nguồn: BBC). 

Trước hết, xin được xác nhận luôn đây là câu trả lời đã được nhiều thế hệ Việt Nam trả lời thông qua những cứ liệu lịch sử hết sức rõ ràng, xác đáng. Tuy nhiên do tác giả bài viết được đề cập đến vẫn mang trong mình một mối hoài nghi nên đành lòng người viết phải đi sâu để bàn về những điều là căn nguyên của hoài nghi này!

Vào đầu bài viết, Nguyễn Quang Duy cho rằng: "Tổng thống Ngô Đình Diệm là người có công sáng lập Việt Nam Cộng Hòa, công định cư hàng triệu người Bắc di cư, công đưa miền Nam từ chiến tranh sang một thời kỳ vàng son nhất trong lịch sử cận đại, công xây dựng nền tảng kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cho miền Nam tự do.


Bên cạnh đó không ít người cho rằng ông Diệm độc tài, gia đình trị và đàn áp Phật giáo. Bài viết nhìn vào hoàn cảnh chính trị nhận định, phân tích, làm rõ vấn đề, để rút ra bài học".

Có thể xem đây là căn nguyên đầu tiên và cũng là quan trọng nhất dẫn đến việc ra đời bài viết. Và ở Entry này xin được bàn riêng về hai vế được nói ra ở trên. Những chi tiết còn lại trong bài viết xin được bàn đến trong những Entry tiếp theo.

Khi tiếp cận 2 đoạn văn có tính khai mở vấn đề này, người viết đã phần nào hiểu được góc đứng của tác giả bài viết (Nguyễn Quang Duy). Rằng, từ lâu trong một thế hệ người như Nguyễn Quang Duy, Ngô Đình Diệm được biết đến những vai trò rất đỗi to lớn và đẹp đẽ. Nào ông Diệm là người khai sáng ra một nền Cộng hòa đầu tiên, tạo tiền đề cho những nền cộng hòa thứ 2, thứ 3 ra đời mãi đến năm 1975. Ông cũng giúp hàng triệu người người Bắc di cư vào Nam theo lời hiệu triệu "Chúa vào Nam" sau năm 1954 và có công "đưa miền Nam từ chiến tranh sang một thời kỳ vàng son nhất trong lịch sử cận đại, công xây dựng nền tảng kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cho miền Nam tự do".

Có lẽ nhiều người đã hơi băn khoăn trước những suy nghĩ hơi mới này về Ngô Đình Diệm nhưng nếu ai đó biết rằng Nguyễn Quang Duy cũng giống như nhiều thế hệ người Việt được sinh ra ở nước ngoài hoặc khi rời xa đất nước sau năm 1975 đều còn quá nhỏ, chưa thể hiểu biết nhiều về những biến cố của dân tộc. Họ được học hành, trưởng thành ở nước ngoài và phần nào bị chi phối bởi suy nghĩ của những người lớn tuổi, những bậc sinh thành - những con người có một điểm chung là ơn nặng nghĩa dày với một thể chế chính trị đã quá vãng và luôn mong muốn bằng cách này, cách khác cứu vãn lại, lấy lại điều mà họ đã từng có. Và với lối nhìn, nghĩ, đời cha chưa đòi lại được thì sẽ tiếp nối, trao gửi nó cho đời sau, nên họ đã cố tình tiêm nhiễm vào thế hệ sau của mình những giá trị tốt đẹp mà đám Diệm - Nhu cho tới Thiệu - Kỳ - Trần Văn Hương và Dương Văn Minh thực hiện sau này. Vậy nên, suy cho cùng cái suy nghĩ của Nguyễn Quang Duy đang được nói đến sẽ không có gì là quá lạ nếu chúng ta có dịp được tiếp cận những trung tâm chống cộng cực đoan tại Mỹ hay Úc....

Trong suy nghĩ của những người như Nguyễn Quang Duy, họ chưa bao giờ được kể rằng, "ông Diệm độc tài, gia đình trị và đàn áp Phật giáo. Bài viết nhìn vào hoàn cảnh chính trị nhận định, phân tích, làm rõ vấn đề, để rút ra bài học". Họ đã rất đỗi bất ngờ khi được tiếp cận trong sách báo trong nước và thậm chí là một số tư liệu được những người Việt Nam ở nước ngoài được cung cấp về ông Diệm. Điều đó đã có lúc khiến họ hoang mang nhưng cái nền tảng, cái được tiếp cận ban đầu khiến họ vẫn không thể nào xem đó là điều chính thống. Việc có cụm từ "Bên cạnh đó không ít người cho rằng" trước lời nhận xét về ông Diệm được tác giả nói đến là vì thế.

Để có một cái nhìn tổng thể hơn về ông Diệm từ những cái nhìn tốt đẹp mà một bộ phận người Việt chống cộng cực đoan và những thế hệ đi sau như Nguyễn Quang Duy, người viết xin được làm rõ 2 vấn đề:

(1). "Tổng thống Ngô Đình Diệm là người có công sáng lập Việt Nam Cộng Hòa" hay Việt Nam cộng hòa chỉ là sản phẩm của người Mỹ mà anh em nhà ông Diệm (kể cả ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Tổng Giám mục Ngô Đình Thục) là những con bài chiến lược, những kẻ tay sai được đánh giá là sáng giá nhất thời điểm đó? 

Ngược thời gian lịch sử, những năm 50 của thế kỷ trước sẽ thấy được rằng, sau thất bại tại chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, người Pháp đã buộc phải ngồi vào bàn đàm phán Giơnevơ (Thụy Sỹ) để bàn về cách kết thúc cuộc chiến tranh 09 năm do chính nguời Pháp phát động và sa lầy. Tuy nhiên, dường như người Pháp không muốn kết thúc tất cả một cách dễ dàng và chóng vánh đến như thế. Và thay vì toàn tâm, toàn ý ngồi vào bàn đàm phán hiệp định Giơnevơ, người Pháp đã đi đêm với người Mỹ, 01 trong 2 cường quốc của thế giới lúc đó (cùng với Liên Xô) để thực hiện một cách "bán tháo" Việt Nam lúc đó cho người Mỹ. Đây cũng là lí do tại sao, dù trước đó, chưa thực sự đặt những nền tảng chính trị cũng như quân sự tại Việt Nam nhưng bắt đầu từ năm 1954, người Mỹ dường như đã có tất cả.

Việc tạo thuận lợi từ chính người Pháp trước khi Pháp chính thức rút khỏi Việt Nam, nhất là tại khu vực miền Nam đã giúp cho Mỹ nhanh chóng thiết lập được cái điều mình muốn. Cùng với những điều khoản tạm thời chia đôi Việt Nam thành 02 phần (có sự can thiệp của người Trung Quốc), lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến đã tạo thêm thuận lợi để người Mỹ để tạo dựng một nền chính trị khác tại Miền Nam. Và đương nhiên, để tạo lập được điều mình muốn, người Mỹ cần một ngọn cờ thực sự.
Cái điều người Mỹ cần cộng thêm những lợi thế mà Ngô Đình Diệm có trước cựu hoàng Bảo Đại (1938, anh trai Diệm là Ngô Đình Thục chính thức được phong Giám mục, và với chức thánh này, Thục đã đóng vai trò là cầu nối để vận động  và tiến tới thiết lập nên chế độ độc tài gia đình trị do Diệm đứng đầu thông qua Hồng y Spellman (Xem thêm: Tại đây). Hiểu như thế để thấy rằng, sẽ là thần tượng hóa, lớn lao hóa ông Diệm nếu nói rằng ông Diệm là người "có công sáng lập Việt Nam Cộng Hòa". Mà nên chăng cần nhận thức lại, ông Diệm chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm của một sự sắp đặt của những kẻ mưu toan, buôn bán chính trị cố tình tạo dựng nên. 

(2). Mục đích của việc "định cư hàng triệu người Bắc di cư" là gì? 

Cần nhớ lại rằng, dưới thời Ngô Đình Diệm, đạo Công giáo (hay Thiên chúa giáo) được xem là Quốc đạo. Việc quan tâm đầu tư cho vùng đồng bào theo đạo Công giáo, nhất là vùng đồng bào giáo dân di cư vào Miền Nam theo tiếng gọi "chúa vào Nam" sau năm 1954 bên cạnh cho thấy vai trò, vị trí của tôn giáo này vào thời điểm đó thì nó còn cho thấy sách lược chống cộng cực kỳ thâm hiểm do Diệm và cộng sự của mình thực hiện nên. Đó là, thông qua việc "định cư hàng triệu người Bắc di cư", Diệm đã thiết lập được một vành đai bảo vệ Sài Gòn từ nhiều phía. Cho nên, nếu nói rằng, việc "định cư hàng triệu người Bắc di cư" là công lao của Diệm thì có chăng đó cũng là chỉ là một cách để Diệm thu phục lòng người để phục vụ cho những dã tâm chính trị tiếp theo mà thôi! 

(Còn nữa, xin được bàn tiếp những nội dung còn lại trong bài viết của Nguyễn Quang Duy trong những Entry tiếp theo). 


An Chiến

8 nhận xét:

  1. suy cho cùng thì ngô đình diệm cũng chỉ là một con rối trong tay của mỹ mà thôi. việc dựng lên chính quyền bù nhìn, dùng tôn giáo để kích động dân chúng là những chiêu bài nham hiểu của mỹ. nhưng bỏ qua đó, nhiều kẻ vẫn thờ ngô đình diệm, thờ cái việt nam cộng hòa như thờ bố, không biết thờ để đem đi bán, đem làm cái cớ chống cộng hay vì sao nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Không phủ nhận rằng Ngô Đình Diệm là một người có tài, có học thức, nhưng cái tài, cái học thức của ông ta lại không được dụng vào đúng nơi đúng chỗ, nếu như ông ta thực sự cống hiến cho đất nước một cách đúng nghĩa thì đã không rước ngoại xâm về cai trị Miền Nam, ngăn cản sự thống nhất đất nước rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Với lối nhìn, nghĩ, đời cha chưa đòi lại được thì sẽ tiếp nối, trao gửi nó cho đời sau, nên họ đã cố tình tiêm nhiễm vào thế hệ sau của mình những giá trị tốt đẹp mà đám Diệm - Nhu cho tới Thiệu - Kỳ - Trần Văn Hương và Dương Văn Minh thực hiện sau này. Vậy nên, suy cho cùng cái suy nghĩ của Nguyễn Quang Duy đang được nói đến sẽ không có gì là quá lạ nếu chúng ta có dịp được tiếp cận những trung tâm chống cộng cực đoan tại Mỹ hay Úc....

    Trả lờiXóa
  4. Chính phủ Ngô Đình Diệm thực chất là chỉ là chính phủ bù nhìn do Mỹ dựng lên trong chiến lược thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, cô lập miền Bắc. Những việc làm của anh em Ngô Đình Diệm trước sau cũng chỉ là tuân theo sự sắp đặt của người Mỹ, phục vụ cho lợi ích của người Mỹ mà thôi.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.