Chung Nguyen
Mỗi lần Giáng Sinh, Phú lại nhớ về truyện Cô Bé Bán Diêm. Chúng ta có thói quen nhìn những bi kịch dưới con mắt bi kịch thật, riêng Phú thì thường đặt ra những giả định tích cực hoặc tìm ra ẩn í thực sự của tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình. Ví như nếu Bá Kiến mua bảo hiểm thì truyện Chí Phèo liệu có phải là kết thúc có hậu không, ít nhất là với 4 bà vợ?
Cô bé bán diêm đã dạy cho chúng ta một bài học với tư cách một người làm sales thất bại, đó là trang phục khi giao tiếp với khách hàng. Cô bé đi chân đất, tay trần không găng, quần áo rách rưới với dịch vụ hậu mãi mù mờ, thì không bao giờ có thể bán được diêm, nên nhớ vào thời của Andersen, diêm là một mặt hàng xa xỉ phẩm.
Hơn nữa, ở Đan Mạch vào thời đó, ăn xin đương nhiên là phạm pháp, nay vẫn thế. Cho tiền ăn xin cũng bị phạt rất nặng, giờ vẫn vậy. Liệu đây có phải lý do cô bé phải cầm theo túi diêm để giả vờ mình là tiểu thương, hòng che mắt dân phòng và quản lý thị trường?
Nhưng điều thực sự ẩn chứa trong truyện cô bé bán diêm đó là thông điệp về tâm lý học cực kỳ tinh vi, diễn biến những điều ước nối tiếp nhau hoàn toàn phù hợp với tháp nhu cầu của Maslow. Đầu tiên, cô bé mơ có lò sưởi để có thể sống sót qua đêm giá lạnh mà không bị chết cóng, tiếp đến là một con ngỗng quay cùng bữa ăn low-carb thơm phưng phức, ước mơ thứ 3 là cây thông Noel được trang trí đẹp mắt bằng đèn nhấp-nháy Đông Hưng, tức là diễn biến tâm lý của cô bé sau 3 que diêm, đã leo lên được một nửa của tháp nhu cầu.
Andersen đã ẩn đi những ước mơ trong các que diêm tiếp theo để người đọc có thể tự do suy tưởng, que diêm thứ tư, hẳn phải là một chiếc iPhone 7 để vào facebook bán hàng online, còn que thứ 5 không là một chiếc Camry 2.0 full options có cốp đủ rộng để chở diêm đi ship, mới là lạ. Khi đó, nhu cầu của cô bé đã lên đến bậc cao nhất - nhu cầu tự khẳng định bản thân - một hotgirl bán diêm chân chính.
Sống trên đời ai cũng có ước mơ, có cuộc sống no đủ, dư giả là ước mơ chung và phổ biến nhất. Tiền không mua được hạnh phúc nhưng mua được chung cư Royal City, cũng thế cả.
Nhiều người luôn hăm hở kiếm tiền tối mắt tối mũi, nhưng đừng quên tiền tiêu rồi mới là tiền của mình, mức sống của chúng ta được đong đếm bằng hàng hoá, dịch vụ chúng ta thụ hưởng. Sống là phải chi tiêu, và chi tiêu sao cho xứng đáng và tiện lợi nhất mới là người tiêu dùng thông minh.
Từ ngày 8/11/2016 đến hết 24h ngày 14/01/2017, chương trình "Đại Hỷ xuân 2017" dành cho khách hàng có thẻ VIP VinGroup hoặc có tối thiểu 5 giao dịch với thẻ Vin trong thời gian trên với tổng giải thưởng lên tới 100 tỉ đồng, gồm 50 xe Camry 2.0, 1000 điện thoại iPhone 7 và 20.000 phần thưởng là 1000 điểm vàng trong thẻ VinID để tha hồ mua sắm, các bà nội trợ có thể tích điểm khi mua rau cho mua sắm hàng hoá khác, người đãng trí dẫu quên tiền cũng không bị bối rối lúc thanh toán ở thu ngân, tất cả các dịch vụ của VinGroup sẽ được tích hợp để có thể thanh toán bằng một thẻ duy nhất là VinID.
Cô bé bán diêm tội nghiệp của chúng ta khi đó chỉ cần mơ có thẻ Vin là đủ, tấm thẻ kỳ diệu sẽ giúp em sống khoẻ dù ở bất kỳ nơi đâu, vì ở xã hội văn minh, người ta ở nhà VinHomes, ăn đồ VinEco, mua sắm ở VinMart và nghỉ dưỡng ở VinPearl. Các dịch vụ 5 sao của VinGroup đã bao phủ mọi mặt của đời sống nhằm thoả mãn tất cả các nhu cầu khó tính của chúng ta.
Có đốt hết cả bao diêm, thì cũng chỉ mơ được đến thế là cùng.
thế nãy giờ là chúng m quảng cáo cho bọn vingroup à.mà những nhân vật như cô bé bán diêm bây giờ ở ngoài xã hội VN vẫn còn nhiều ý.chí ít là nhiều em đã đc vào các làng trẻ mồ côi.thay vì mua sắm hoang phí tại vingroup thì hãy tích một ít tiền để làm từ thiện cho các em.đấy là ý kiến cá nhân về bài viết thôi.chứ tôi cũng ko phải "thánh từ thiện"gì cả.nếu các bạn cảm thấy mình ko thích thì cứ ăn chơi.chả sao cả
Trả lờiXóađiều thực sự ẩn chứa trong truyện cô bé bán diêm đó là thông điệp về tâm lý học cực kỳ tinh vi chứa nhiều những ý nghĩa cho mỗi người trong cuộc sống này. CHúng ta sống phải biết hi vọng có những hi vọng nối tiếp hi vọng và sống với niềm tin của chính mình chứ đừng vì hoàn cảnh đổ lỗi cho hoàn cảnh mà gục ngà mà bỏ qua tất cả . đó là hèn nhát
Trả lờiXóaCuộc sống thay đổi, đời sống được nâng lên, dịch vụ phục vụ nhu cầu cuộc sống con người nó cũng phải nâng lên tầm cao mới để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người, thế xã hội mới phát triển được chứ.
Trả lờiXóaNhiều người luôn hăm hở kiếm tiền tối mắt tối mũi, nhưng đừng quên tiền tiêu rồi mới là tiền của mình, mức sống của chúng ta được đong đếm bằng hàng hoá, dịch vụ chúng ta thụ hưởng. Sống là phải chi tiêu, và chi tiêu sao cho xứng đáng và tiện lợi nhất mới là người tiêu dùng thông minh.
Trả lờiXóa