THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

29 tháng 12 2016

TỔNG BÍ THƯ: ĐẨY NHANH ĐIỀU TRA, XỬ LÝ ĐẠI ÁN THAM NHŨNG

by An Chiến  |  at  29.12.16

Tổng bí thư chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ Hà Văn Thắm, giai đoạn 2 của các vụ án Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Vũ Quốc Hảo...

Hôm nay tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban chỉ đạo) họp phiên thứ 11 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì.

Hội nghị nghe và thảo luận 4 báo cáo, trong đó có báo cáo về kết quả xử lý các vụ việc, vụ án Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại một số địa phương…
Tổng bí thư chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng

Ngoài ra, hội nghị cũng thảo luận dự thảo Báo cáo kiểm điểm kết quả hoạt động năm 2016 của Ban chỉ đạo và dự thảo Chương trình công tác năm 2017 của Ban chỉ đạo.

Tổng bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo biểu dương Ban Nội chính TƯ đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, chủ động, sáng tạo trong tham mưu, đề xuất, phục vụ các hoạt động của Ban chỉ đạo.

Tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và xử lý các vụ việc nổi cộm có những chuyển biến rõ rệt. Nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận bức xúc đã được xử lý đúng tiến độ, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Điển hình như vụ án Phạm Công Danh; vụ án Hà Văn Thắm; vụ án Lê Dũng; vụ án Phạm Ngọc Ngoạn; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (phần điều tra lại).

Năm 2016, các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã truy tố, xét xử sơ thẩm 8 vụ/121 bị cáo; xét xử phúc thẩm 6 vụ/55 bị cáo. Các vụ án thuộc diện Ban Nội chính TƯ theo dõi, đôn đốc đã truy tố, xét xử sơ thẩm 3 vụ/10 bị cáo; xét xử phúc thẩm 2 vụ/3 bị cáo.

Nhìn lại sau 3 năm, trong tổng số 40 vụ án và 7 vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đến nay đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 26 vụ/330 bị can; đã truy tố, xét xử sơ thẩm 21 vụ/247 bị cáo, xét xử phúc thẩm 14 vụ/137 bị cáo, với mức án nghiêm khắc.... Việc điều tra, truy tố, xét xử rất nghiêm khắc đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong năm, Ban chỉ đạo đã thành lập 7 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 14 tỉnh.

Về nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017, Tổng bí thư yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo và các cơ quan chức năng tập trung lực lượng để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm. Trong đó, trước hết là vụ Hà Văn Thắm, giai đoạn 2 của các vụ án Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Vũ Quốc Hảo… và các vụ án liên quan đến tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Theo Vietnamnet

10 nhận xét:

  1. Sau 3 năm, trong tổng số 40 vụ án và 7 vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đến nay đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 26 vụ/330 bị can; đã truy tố, xét xử sơ thẩm 21 vụ/247 bị cáo, xét xử phúc thẩm 14 vụ/137 bị cáo, với mức án nghiêm khắc.... Tuy nhiên việc giải quyết các vụ án đại án tham những đã giảm nhưng vẫn cần phải đẩy nhanh công tác này đi nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Cần đẩy nhanh các vụ án tham nhũng vì nó làm thất thoát cả nghìn tỉ tiền thuế của nhân dân ta, là một vấn đề hết sức lớn lao, loại tội phạm tham nhũng này ngang với loại tội phạm ngoại xâm. Thiết nghĩ cần ra những luật có tính răn đe mạnh tay hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  3. Đề cập đến công tác phòng chống tham nhũng, cử tri và nhân dân đánh giá cao quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đưa ra xét xử 6 vụ án tham nhũng lớn và đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Có như vậy chúng ta mới có thể đứng vững trước những sự chống phá ngày càng quyết liệt của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa
  4. Chỉ cần nhìn qua thiệt hại mà một số vụ án tham nhũng được xử lý gần đây, chúng ta có thể thấy được số tiền thất thoát từ ngân sách của Nhà nước là lớn đến mức nào. Cái mà người dân cần không phải là triệt phá được nhiều vụ án tham nhũng mà làm sao chính quyền không được để tiền thuế của dân bị sử dụng vào mục đích xấu, hoặc chảy vào túi của những viên tham quan.

    Trả lờiXóa
  5. Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật phòng, chống tham nhũng chủ yếu dựa trên các quan điểm lớn đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15-5-1996 và trong một số văn kiện khác của Đảng.

    Trả lờiXóa
  6. Cử tri và nhân dân cho rằng, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu chưa nghiêm; việc xử lý các vụ việc tham nhũng chưa thực sự thỏa đáng, chưa đủ sức răn đe, hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng còn rất thấp. Ban kiểm tra trung ương cần phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết tình trạng này.

    Trả lờiXóa
  7. Tổng bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo biểu dương Ban Nội chính TƯ đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, chủ động, sáng tạo trong tham mưu, đề xuất, phục vụ các hoạt động của Ban chỉ đạo. Đó là minh chứng cho quyết tâm xây dựng một hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

    Trả lờiXóa
  8. Mỗi vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý, chúng ta lại thấy được sự lỏng lẻo trong công tác quản lý ngân sách Nhà nước, cùng với đó, tình trạng làm ăn thua lỗ của các công ti nhà nước và cơ chế xin cho vẫn còn tồn tại. Chừng nào chưa giải quyết được những tồn tại này thì vấn nạn tham nhũng vẫn còn rất nhiều diễn biến phức tạp.

    Trả lờiXóa
  9. Tham nhũng là một loại giặc nội xâm vô cùng nguy hiểm. Nó tàn phá nền kinh tế, làm thất thoát ngân khố, thất thoát tiền thuế của dân, làm mất đi niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chính quyền. Nếu như chúng ta không mạnh tay xử lý những trường hợp vi phạm và chủ động ngăn chặn nó thì sẽ rất khó để đất nước ta có thể phát triển đi lên.

    Trả lờiXóa
  10. "Tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và xử lý các vụ việc nổi cộm có những chuyển biến rõ rệt. Nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận bức xúc đã được xử lý đúng tiến độ, nghiêm minh theo quy định của pháp luật". Điều đó thể hiện quyết tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.