Chính phủ Thái Lan ngày 6/12 đã tuyên bố đang xem xét hành động pháp lý nhằm vào các biên tập viên tiếng Thái của tổ hợp truyền thông BBC do một bản tiểu sử của Nhà vua Vajiralongkorn đăng trên trang mạng của kênh này bị cho là có nội dung mang tính phỉ báng.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon nói rằng mục tiêu nhắm đến của nhà chức trách nước này là những người đứng đằng sau bản tin trên trang BBC Tiếng Thái, vốn được đăng sau khi Nhà vua mới nhận lời lên ngôi và được chia sẻ rất nhiều lần trên mạng xã hội. Theo Tướng Prawit, ông đã ra lệnh cho giới chức nước này điều tra vụ việc và “xử lý bất kỳ người nào vi phạm pháp luật.”
Khi được các phóng viên hỏi rằng liệu Chính phủ Thái Lan có yêu cầu các cơ quan truyền thông nước ngoài hợp tác vì đã đăng tải những nội dung bị cho là nhạy cảm ở Thái Lan hay không, ông Prawit nói rằng giới chức nước này đã và đang theo dõi các cơ quan này đồng thời luôn xác minh tính chính xác của thông tin.
Cùng ngày, cảnh sát Thái Lan đã đến văn phòng của BBC Tiếng Thái tại Bangkok, tuy nhiên văn phòng này đã đóng cửa từ nhiều ngày trước và nhân viên của kênh này đã phải “lánh nạn” sau khi nhận được nhiều lời đe dọa từ những phần tử bảo hoàng cực đoan. Các đường link vào bản tin bị cho là mang tính phỉ báng nhà vua mới trên cả trang web tiếng Anh và tiếng Thái của BBC đều không thể truy cập được.
Trang BBC Tiếng Thái hoạt động từ tháng 8/2014, 3 tháng sau cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan. Tháng 11/2016, BBC đã chính thức vận hành trang tin điện tử bằng tiếng Thái.
Theo http://www.vietnamplus.vn
Khi Thái Lan vừa có Vua mới, hàng loạt bài viết của BBC đã tự do thái quá mà động đến Quốc thể của Thái Lan? BBC bị nhà chức trách Thái Lan điều tra vì bài viết về Vua Maha Vajiralongkorn và có thể bị truy tố nếu bị phán quyết là vi phạm luật khi quân (lese majeste).
Trả lờiXóaThủ tướng Thái Prayuth Chan-ocha nói với các nhà báo: "Vì BBC có văn phòng ở Thái Lan và trong đó có các phóng viên Thái nên họ phải bị truy tố nếu vi phạm luật Thái".
Cảnh sát đã tới văn phòng BBC ở Bangkok để điều tra. Quá trình này bắt đầu sau khi các phần tử bảo hoàng than phiền về bài báo, được đăng tải từ Anh quốc chứ không phải từ Thái Lan, và nay đã bị chặn ở Thái.
Vào dịp cuối tuần trước, một người Thái Lan cũng đã bị bắt sau khi chia sẻ bài viết của BBC trên trang Facebook của mình, anh ta có thể phải đối mặt mức án 15 năm tù giam.
Năm trước, Thái Lan cũng đã thẳng tay cấm cửa hoạt động của một số tổ chức phương Tây mang danh nghĩa hoạt động nhân quyền ở nước này.
Những tổ chức đó hiện vẫn hoạt động tại Việt Nam, và thường xuyên có các "Báo cáo tình hình nhân quyền Việt Nam", cũng như gửi các bản "Kiến nghị về tình hình nhân quyền Việt Nam"! Việt nam cũng nên áp dụng thẳng tay như Thái Lan!