Trang Tin Mừng Cho Người Nghèo mới đây đã đăng tải bài viết: "GẦN 9 NĂM TÙ GIAM CHO 4 NGƯỜI XUẤT CẢNH QUA NEW ZEALAND". Theo đó, ngoài phản ánh sự đắn đo của giới thực thi pháp luật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho 4 bị cáo với tội danh “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”, theo Điều 349 BLHS năm 2015 thông qua nêu lại ý kiến của Tòa án, Viện kiểm sát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các luật sư tham gia bào chữa cho 4 bị cáo:
"Luật sư Võ An Đôn cho GNsP biết diễn biến phiên tòa: “VKS tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu truy tố các bị cáo về “tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”, tại khoản 3 Điều 349 BLHS 2015 có khung hình phạt từ 7-15 năm tù. VKS cho rằng những người này đã mua lương thực, mua ghe, rủ rê người khác đi vượt biên. VKS truy tố các bị cáo khoản 3 là không đúng vì bất lợi cho các bị cáo. Qua phần tranh luận, các Luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo cho rằng, hành vi vượt biên của bị cáo xảy ra vào thời điểm 18.05.2016 thì Bộ Luật Hình sự mới [năm 2015] chưa có hiệu lực thi hành và áp dụng BLHS mới gây bất lợi cho bị cáo. Cho nên, cuối cùng, Hội đồng xét xử đã nghị án và tuyên án là áp dụng tất cả các bị cáo vào khoản 1 Điều 349 BLHS 2015.”
Luật sư Đôn cho biết thêm: “Trong giai đoạn khởi tố, cơ quan điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu truy tố những người này theo Điều 275 BLHS 1999, còn VKS truy tố [nhóm người này] theo Điều 349 BLHS 2015. Bởi vì VKS cho rằng, tổng thể điều 349 BLHS 2015 có mức hình phạt nhẹ hơn Điều 275 BLHS 1999. Nhưng khi áp dụng vào trường hợp cụ thể này thì nó lại nặng hơn gấp đôi. Nghĩa là nếu áp dụng điều luật cũ thì trong trường hợp này chỉ từ 2-7 năm tù giam, nhưng áp dụng điều luật mới thì từ 7-15 năm. Cho nên tòa đã chấp nhận truy tố khoản 1 Điều 349 BLHS 2015 từ 01-05 năm. Nếu tòa áp dụng khoản 3 [điều 349 BLHS 2015] là vi phạm pháp luật, bởi vì nó bất lợi, trong khi đó luật hình sự chưa có hiệu lực thi hành và luật hướng dẫn chỉ áp dụng những điều khoản có lợi [cho người dân] còn bất lợi thì không được áp dụng.”
Trang tin này cũng cho biết chứng cứ mà Tòa án nhân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra là các bị cáo đã "mua ghe, lương thực và rủ người khác cùng đi xuất cảnh" và hình phạt cụ thể với từng bị cáo như sau: "Hình phạt cụ thể tòa tuyên án ông Nguyễn Tuấn Kiệt 3 năm tù giam, Nguyễn Giao Thông 3 năm 6 tháng tù giam, bà Huỳnh Thị Mỹ Vân 18 tháng tù treo và ông Vũ Tuấn Khanh 10 tháng tù treo" với tổng hình phạt là 106 tháng tù giam cho 4 thuyền nhân với tội danh “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”, theo khoản 1, Điều 349 BLHS năm 2015.
Tuy nhiên, ở phần cuối của bài viết, Tin Mừng Cho Người Nghèo lại cho rằng: "Về vụ án, do hoàn cảnh kinh tế nghèo và gặp nhiều khó khăn, vợ chồng ông Nguyễn Tuấn Kiệt và bà Huỳnh Thị Mỹ Vân cùng nhiều người khác góp sức vượt biển sang New Zealand với mong muốn có cuộc sống ổn định và tốt hơn. Vào ngày 18.05.2016, từ cảng Long Hải, 21 người gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em cùng đi trên một chiếc ghe đánh cá vượt biển như dự định. Tuy nhiên, khi đến lãnh hải Úc đã bị hải quân bắt giữ vào ngày 10.06.2016. Sáu ngày sau, vào ngày 16.06.2016, chính phủ Úc đã trao trả 21 thuyền nhân về VN". Nghĩa là họ đang cố tình ngụy biện cho hành động của 4 bị cáo. Bởi, ở Việt Nam đâu chỉ có 4 bị cáo có "hoàn cảnh kinh tế nghèo và gặp nhiều khó khăn" mà vẫn còn đó hàng triệu, hàng trăm ngàn người đang rơi vào hoàn cảnh đó. Nhưng thay vì làm những điều phạm pháp như 4 người này thì họ lại chọn cho mình cách thức vượt nghèo, vượt lên hoàn cảnh bằng cách khác! Phàm những hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ không có một lời ngụy biện nào là vì thế và cũng không thể lấy lí do nghèo khó mà dẫm đạp lên pháp luật.
Mặt khác, việc đưa 4 người trên ra xét xử là để răn đe những người khác, bởi trên cái hành trình vượt biên đó đã có những người mãi mãi nằm lại biển khơi. Thậm chí đã có những đại gia đình đã chết trên chặng hành trình đầy may rủi đó. Cho nên, việc xét xử một cách nghiêm minh những kẻ vi phạm cũng là cách giới chức trong nước cảnh tỉnh và ngăn ngừa những cái chết thương tâm giữa biển cả, đất khách quê người!
Trong bài viết, trang Tin Mừng Cho Người Nghèo cũng dẫn lại ý kiến của LS Võ An Đôn (1 trong 2 luật sư tham gia bào chữa cho 4 bị cáo). LS này đã gọi 4 bị cáo trong phiên tòa vừa qua là "thuyền nhân" - cụm từ thường dùng để chỉ những người vượt biên có yếu tố chính trị (trong khi 4 người này vượt biên chỉ đơn thuần do khó khăn về kinh tế) và nói rằng: "Khi các thuyền nhân này về đến VN, đại diện Chính phủ Úc hứa: “Phía Việt Nam cam kết người vượt biên trả về sẽ không bị bắt bớ, tù đày, tạo điều kiện cho các bạn có công ăn việc làm, con em các bạn được đến trường và sớm hòa nhập cộng đồng”. Ông Đôn cũng lên án việc "khi các thuyền nhân vừa bước xuống phi trường, giới chức địa phương đã đưa 21 thuyền nhân về trụ sở Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để điều tra, lấy lời khai. Ông Kiệt và ông Thông bị bắt tạm giam từ đó cho đến ngày xét xử" và khuyến cáo: "Rõ ràng “đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” vẫn còn tính thời sự".
Rõ ràng, trong cách dẫn vấn đề của mình, LS Võ An Đôn đang cố gắng nhập nhằng, lẫn lộn giữa việc 4 người này vượt biên vì lí do kinh tế với lí do chính trị khi cố tình gọi họ là "thuyền nhân". Đồng thời, LS Đôn cũng trích dẫn lại lời hứa của Chính phủ Úc ở trường hợp khác chứ không phải là trường hợp của 4 người vừa bị đưa ra xét xử!
Hơn nữa, ai dám khẳng định đó là nguyên văn lời hứa của đại diện Chính phủ Úc. Nhất là khi việc đẩy những người vượt biên gốc Việt về nước là mục đích cao nhất. Và họ sẽ làm mọi thứ để những người Việt vượt biên kia yên lòng về nước mà không có bất cứ động thái như trốn ở lại hay sử dụng một mục đích khác để có thể nhập cảnh nước họ.
Cuối cùng, như đã nói ở trên, xin đừng cổ súy cho những kẻ vi phạm pháp luật. Còn ông Đôn xin ông hãy giữ miệng nếu không muốn bị pháp luật sở gáy!
An Chiến
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaRõ ràng, trong cách dẫn vấn đề của mình, LS Võ An Đôn đang cố gắng nhập nhằng, lẫn lộn giữa việc 4 người này vượt biên vì lí do kinh tế với lí do chính trị khi cố tình gọi họ là "thuyền nhân". Đồng thời, LS Đôn cũng trích dẫn lại lời hứa của Chính phủ Úc ở trường hợp khác chứ không phải là trường hợp của 4 người vừa bị đưa ra xét xử! Hơn nữa, ai dám khẳng định đó là nguyên văn lời hứa của đại diện Chính phủ Úc. Nhất là khi việc đẩy những người vượt biên gốc Việt về nước là mục đích cao nhất. Và họ sẽ làm mọi thứ để những người Việt vượt biên kia yên lòng về nước mà không có bất cứ động thái như trốn ở lại hay sử dụng một mục đích khác để có thể nhập cảnh nước họ.
Chuyện vượt biên và nhập cư trái phép đã tốn nhiều giấy mực của báo chí lắm rồi. Số phận những người vượt biên cũng quá bấp bênh. Họ chỉ đơn giản nghĩ là vượt biên sang nước khác sẽ có cuộc sống tốt hơn mà không nghĩ xa được rằng họ cũng sẽ phải đối mặt với quá nhiều rủi ro ngay cả trên đường đi lẫn khi đã đến được nơi họ muốn. là một công dân hợp pháp, sống và làm việc theo pháp luật, bằng năng lực của bản thân dù sao vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.
Trả lờiXóavõ an đôn từ lâu đã là một luật sư có tiếng là hành nghề luật thì ít mà nhăm nhe bàn chuyện chính trị thì nhiều. những lần khác, với giọng điệu tương tự như thế này thì võ an đôn cũng đã có nhũng " bài " tương tự để xuyên tạc.
Trả lờiXóaviệc đưa 4 người trên ra xét xử là để răn đe những người khác, bởi trên cái hành trình vượt biên đó đã có những người mãi mãi nằm lại biển khơi. Thậm chí đã có những đại gia đình đã chết trên chặng hành trình đầy may rủi đó. Cho nên, việc xét xử một cách nghiêm minh những kẻ vi phạm cũng là cách giới chức trong nước cảnh tỉnh và ngăn ngừa những cái chết thương tâm giữa biển cả, đất khách quê người!
Trả lờiXóaCứ hoàn cảnh khó khăn mà đòi rủ nhau chốn đi nước ngoài, tha phương cầu thực như thế thì còn gì là đất nước nữa, đó không phải là lý do, có nhiều người có thể nói là còn hoàn cảnh khó khăn hơn, nhưng họ vẫn cố gắng bám trụ quê hương, dần vượt qua khó khăn tiến lên làm giàu cho mình và xã hội.
Trả lờiXóaMột luật sư tốt là người biết dùng hiểu biết về pháp luật của mình để giúp người dân đòi lại công lý, bảo vệ quyền lợi đúng đắn của mình chứ không phải là lợi dụng một số hoàn cảnh thực tế để cổ súy cho người dân tiếp tục vi phạm pháp luật. Rõ ràng, Võ An Đôn không còn cố tình nhập nhằng giữa những đối tượng vượt biên bất hợp pháp.
Trả lờiXóaviệc đưa 4 người trên ra xét xử là để răn đe những người khác, bởi trên cái hành trình vượt biên đó đã có những người mãi mãi nằm lại biển khơi. Thậm chí đã có những đại gia đình đã chết trên chặng hành trình đầy may rủi đó. Cho nên, việc xét xử một cách nghiêm minh những kẻ vi phạm cũng là cách giới chức trong nước cảnh tỉnh và ngăn ngừa những cái chết thương tâm giữa biển cả, đất khách quê người
Trả lờiXóa