Đắc Chí
Mấy ngày nay, dư luận đặc biệt quan tâm
việc TAND TP. Hà Nội xét xử ông Đinh La Thăng và 22 bị cáo trong vụ án “Cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và
“Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ
phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Đáng chú ý, quá trình truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với bị cáo Đinh La Thăng diễn ra nhanh chóng. Ngày 8/12/2017, Cơ
quan điều tra của Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La
Thăng.
Chỉ sau đó 12 ngày, cơ quan này đã ra bản
kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Đinh La Thăng về tội “Cố ý làm trái
quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Điều 165 Bộ
luật Hình sự năm 1999. Đến ngày 25/12/2017, VKSND Tối cao đã ban hành bản cáo
trạng, quyết định truy tố ra trước tòa để xét xử các bị can Đinh La Thăng và đồng
phạm. Cuối cùng, TAND TP. Hà Nội quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày
8/1/2018.
Như vậy, từ khi Cơ quan điều tra của Bộ
Công an ra quyết định khởi tố đến lúc TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử chỉ có 30
ngày, trong đó, thời gian ra bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can chỉ
là 12 ngày kể từ thời điểm khởi tố.
Có một số ý kiến cho rằng tiến trình tố
tụng vụ án diễn biến quá nhanh chóng như trên có thể vi phạm quy định pháp luật
tố tụng hình sự, có thể không khách quan, bỏ sót chứng cứ hoặc bỏ lọt tội phạm.
Số theo thuyết âm mưu thì bày tỏ nghi ngờ “liệu có động cơ nào trong việc phải
xử gấp Đinh La Thăng”?!
Trước tiên cần nhận thấy rằng, việc các
cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng đưa vụ án Đinh La Thăng và các đồng phạm ra
xét xử đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, không để dây dưa kéo dài, gây bức xúc
trong dư luận. Theo đó, ai có tội thì phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật, kể cả công dân đó từng giữ những vị
trí, trọng trách rất cao trong bộ máy của Đảng, Nhà nước. Đúng như Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định “không có vùng cấm trong xử lý tham
nhũng”, “lò đã nóng thì không ai đứng ngoài cuộc được”.
Về khía cạnh pháp luật, căn cứ các điều
khoản của Bộ luật TTHS về thời hạn điều tra, truy tố và chuẩn bị xét xử thì thời
gian tiến hành tố tụng trong vụ án trên vẫn tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Cụ thể, các bị can trong vụ án bị khởi tố
theo Khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đó, thời hạn điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là không quá
4 tháng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Thời hạn ra quyết
định truy tố đối với loại tội phạm này là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được
hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra từ cơ quan điều tra. Và thời hạn ban hành
quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với loại tội phạm này là không quá 3 tháng kể
từ ngày tòa án nhận hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát.
Như vậy, Bộ luật TTHS chỉ quy định mức tối
đa của thời hạn tiến hành tố tụng chứ không quy định mức tối thiểu của thời hạn
tiến hành tố tụng. Do đó, việc rút ngắn thời hạn điều tra, quyết định truy tố
và quyết định đưa vụ án ra xét xử sớm khi đã có đủ tài liệu, vật chứng chứng minh hành vi phạm tội của các bị can là hoàn
toàn hợp lý.
Hơn thế nữa, trước khi ông Đinh La Thăng bị bắt thì các thuộc cấp đã bị khởi tố, điều tra, trong đó có bị can Trịnh Xuân Thanh và vụ án cố ý làm trái xảy ra tại tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã được khởi tố từ lâu. Trong quá trình điều tra vụ án Trịnh Xuân Thanh, từ những chứng cứ, lời khai của các bị can, Cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng.
Cần phải nói thêm rằng, phiên tòa xét xử
Đinh La Thăng và các đồng phạm là quá trình xử lý cuối cùng kể từ khi Ủy
ban kiểm tra TW kết luận những vi phạm, khuyết điểm của ông Đinh La Thăng là rất
nghiêm trọng và đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW Đảng xem xét, thi hành kỷ
luật đối với ông Đinh La Thăng theo thẩm quyền. Kết luận này được đưa ra tại kỳ
họp thứ 14 của Ủy ban kiểm tra TW ngày 27/4/2017.
Như vậy, hoàn toàn không có khuất tất
nào trong việc sớm đưa vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm
ra xét xử như những lời đồn đoán./.
Việc sớm đưa vụ án của ông đinh la thăng ra xét xử là hoàn toàn có căn cứ, và căn cứ đó là dựa trên quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, trong bộ luật này chỉ quy định mức tối đa của thời hạn tiến hành tố tụng chứ không quy định mức tối thiểu của thời hạn tiến hành tố tụng. Và việc đẩy nhanh đưa ra xét xử vụ án thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, không để dây dưa kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.
Trả lờiXóaBắt tạm giam ông Đinh La Thăng là nằm trong quá trình mở rộng điều tra vụ án, trong đó đối tượng chính là Trịnh Xuân Thanh. Đây là một vụ án kinh tế rất lớn của nhà nước, mọi công tác điều tra cũng như chi tiết nhỏ của vụ án đều được cơ quan điều tra cẩn thận điều tra kĩ càng. Do đó, Đến thời điểm ông Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt tạm giam thì vụ án đã được điều tra từ trước đó vài tháng. Những tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của ông Đinh La Thăng được kế thừa từ quá trình điều tra vụ án Trịnh Xuân Thanh. Đó chính là lí do vụ án ông Đinh La Thăng lại xử lí nhanh tới vậy
Trả lờiXóaThực tiễn điều tra vụ án cho thấy, trước khi ông Đinh La Thăng bị bắt thì các thuộc cấp đã bị khởi tố, điều tra, trong đó có bị can Trịnh Xuân Thanh và vụ án cố ý làm trái xảy ra tại tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã được khởi tố từ lâu. Trong quá trình điều tra vụ án Trịnh Xuân Thanh, từ những chứng cứ, lời khai của các bị can, Cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng.
Trả lờiXóaBắt tạm giam ông Đinh La Thăng là nằm trong quá trình mở rộng điều tra vụ án, trong đó đối tượng chính là Trịnh Xuân Thanh. Đây là một vụ án kinh tế rất lớn của nhà nước, mọi công tác điều tra cũng như chi tiết nhỏ của vụ án đều được cơ quan điều tra cẩn thận điều tra kĩ càng. Do đó, Đến thời điểm ông Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt tạm giam thì vụ án đã được điều tra từ trước đó vài tháng. Những tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của ông Đinh La Thăng được kế thừa từ quá trình điều tra vụ án Trịnh Xuân Thanh. Đó chính là lí do vụ án ông Đinh La Thăng lại xử lí nhanh tới vậy
Trả lờiXóaLà một luật sư tôi thấy quá trình tiến trình tố tụng vụ án Đinh La Thăng và đồng bọn diễn biến hoàn toàn khách quan, không bỏ sót chứng cứ hoặc bỏ lọt tội phạm. Sở dĩ cần nhanh như vậy để thể hiện sự quyết tâm, cứng rắn của Đảng, Nhà nước ta.
Trả lờiXóaBất kì ai có tội đều phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, kể cả công dân đó từng giữ những vị trí, trọng trách rất cao trong bộ máy của Đảng, Nhà nước. Các cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng đưa vụ án Đinh La Thăng và các đồng phạm ra xét xử đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, không để dây dưa kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.
Trả lờiXóaQuá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Đinh La Thăng diễn ra hết sức nhanh chóng, từ khi Cơ quan điều tra của Bộ Công an ra quyết định khởi tố đến lúc TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử chỉ có 30 ngày, trong đó, thời gian ra bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can chỉ là 12 ngày kể từ thời điểm khởi tố. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phù hợp với luật định và không ảnh hưởng gì tới tính đúng đắn của vụ án.
Trả lờiXóaViệc đẩy nhanh tiến độ như thế là cần thiết để tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân trong việc quyết tâm diệt tham nhũng của đảng và nhà nước ta.Nhưng chúng ta cũng thấy được tiến độ xét xử không phải là nhanh và đốt cháy giai đoạn mà đây là bước cuối cùng khi trước đó đảng đã có căn cứ xử lý kỷ luật.
Trả lờiXóaVới sự quyết tâm của Đảng trong phòng, chống tham nhũng, chắc chắn, những tội trạng sẽ nhận hình phạt thích đáng của pháp luật trong phiên tòa đáng chú ý này. Vì vậy, hãy cảnh giác trước những thông tin thiếu chính xác trên internet nhằm xuyên tạc sự thật
Trả lờiXóaNhững bản án nghiêm khắc, khách quan sẽ được tuyên dành cho các bị cáo căn cứ vào kết quả xét xử. Dư luận hoàn toàn tin tưởng rằng: Luật pháp của chúng ta không có vùng cấm!
Trả lờiXóaChứng cứ đã quá rõ ràng,hơn nữa trước khi đưa ra tòa án thì bộ chính trị cũng đã tuyên bố kỷ luật đối với đinh la thăng và đồng phạm,vậy thì chúng ta có thể thấy việc giải quyết nhanh gọn là một điều dễ hiểu,tránh dây dưa vòng vèo tốn thời gian với những đối tượng này,lại làm cho nhân dân nao núng.
Trả lờiXóaViệc sớm đưa vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm ra xét xử cho thấy cơ quan công an đã có quá trình chuẩn bị thu thập bằng chứng một cách đầy đủ, đồng thời cũng cho thấy thái độ quyết tâm chống tham những của Đảng, không khoan nhượng với bất kỳ người nào
Trả lờiXóaBộ luật TTHS chỉ quy định mức tối đa của thời hạn tiến hành tố tụng chứ không quy định mức tối thiểu của thời hạn tiến hành tố tụng. Do đó, việc rút ngắn thời hạn điều tra, quyết định truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử sớm khi đã có đủ tài liệu, vật chứng chứng minh hành vi phạm tội của các bị can là hoàn toàn hợp lý.
Trả lờiXóa