Đắc Chí
Từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự 2015
chính thức có hiệu lực pháp luật. Đáng chú ý, các tội danh Tội hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 Bộ luật Hình sự 1999), Tội tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999) và Tội
lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân (Điều 258 Bộ luật Hình sự 1999) đều được giữ lại
trong Bộ luật Hình sự 2015 nhưng thay đổi số thứ tự điều luật và còn có thay đổi
về hình phạt cho mỗi tội danh này.
Bình luận với BBC về sự kiện này, luật
sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật Đặng Đình Mạnh tại TP. Hồ Chí Minh nói
rằng: sự thay đổi các Điều 79, 88 và 258 trong Bộ luật Hình sự 2015 là “lợi bất
cập hại.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh và
nhà “hoạt động” Lê Mỹ Hạnh (Ảnh Internet)
Luật sư Đặng Đình Mạnh lập luận như sau:
“Sự thay đổi khái niệm này vẫn tiếp tục
giữ quan điểm điển chế (quy định) Điều 258 theo hướng định tính mơ hồ, bởi lẽ,
thế nào là gây ảnh hưởng xấu?
Việc bổ sung thêm sự chế
tài đối với cả trường hợp “chuẩn bị phạm tội” của các hành vi theo Điều 79, 88
(Luật Hình sự cũ) bị cho là có thể phương hại đến chế độ, một đàng cho thấy
thái độ ngày càng khắt khe, quyết liệt hơn của chế độ, muốn dập tắt hành vi
ngay từ trong trứng nước, đàng khác, cũng cho thấy một thực tế rằng các hành vi
này ngày càng có vẻ phổ biến, phát triển hơn, gây nguy hại nhiều hơn!
Tóm lại, thay vì thúc đẩy
thay đổi xã hội theo hướng tích cực tiệm cận hơn với các chuẩn mực của thế giới
văn minh xung quanh ta, thì việc tu chính pháp luật theo hướng khắt khe hơn
không phải là giải pháp của vấn đề, nó tựa như một sự giải khát bằng nước pha
muối vậy, lợi bất cập hại.”
Có thể nhận thấy rằng, những bình luận
trên của luật sư Đặng Đình Mạnh nó mang nặng tính chất chủ quan cá nhân, thiếu
khách quan và quy chụp.
Xét cả về lý luận và thực tiễn đều có thể
thấy, trong bất kỳ Nhà nước nào, pháp luật đều phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích
của Nhà nước đó. Pháp luật hình sự Việt Nam là một bộ phận của pháp luật Việt
Nam, đương nhiên có trách nhiệm bảo vệ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Việc xây dựng, sửa đổi Bộ luật Hình sự
là hoàn toàn cần thiết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất
nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh
cho mọi người dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế…
Cần phải khẳng định rằng, các Điều 79,
88 và 258 Bộ luật Hình sự 1999 (Điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự 2015) của
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hoàn toàn phù hợp với “Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị năm 1966. Tiêu biểu như, Điều 258 Bộ luật Hình sự 1999 quy
định những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ hoặc phạt tù. Điều luật này ban hành nhằm thực hiện quyền tự do
của công dân trong khuôn khổ pháp luật cho phép, tránh những kẻ lợi dụng ý
nghĩa của việc “tự do” để thực hiện những ý đồ đen tối, gây ảnh hưởng tới an
ninh xã hội.
Trong những năm qua, tình hình các tội
phạm về xâm phạm về an ninh quốc gia diễn biến rất phức tạp. Các thế lực thù địch,
các phần tử cực đoan và bọn phản động lưu vong ở nước ngoài cấu kết với các phần
tử xấu trong nước tuyên truyền xuyên tạc nhằm chống phá chính quyền, hình thành
nên các tổ chức phản động nhằm tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam. Đặc biệt, thời gian gần đây, các đối tượng, tổ chức núp bóng dưới nhiều
hình thức hoạt động tôn giáo, tổ chức đảng phản động, tổ chức khiếu kiện... nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân diễn ra ở nhiều vùng miền. Hành vi phạm tội xâm phạm
an ninh quốc gia thường gắn liền với hoạt động của các tôn giáo, gắn liền với
việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thành lập hội cũng
như lợi dụng sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin, báo chí... Do đó,
mức độ ảnh hưởng, phổ biến, lan truyền của các hành vi phạm tội rất lớn, gây
nên hậu quả xấu và khó lường.
Việc bổ sung thêm sự chế tài đối với cả
trường hợp “chuẩn bị phạm tội” của các hành vi theo Điều 79, 88 (Bộ luật Hình sự
1999) cho thấy hành vi đe dọa tới sự tồn vong của chế độ ngày càng phổ biến,
gây ra nhiều hậu quả khó lường và nó cũng cho thấy thái độ quyết tâm của chính
quyền trong việc sẵn sàng đập tan mọi âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
ngay từ trong “trứng nước”.
Như vậy, hoàn toàn không có chuyện: sự thay đổi các Điều 79, 88 và 258 trong Bộ luật Hình sự 2015 là “lợi bất cập hại” như luật sư Đặng Đình Mạnh bình luận./.
Việc bổ sung thêm sự chế tài đối với cả trường hợp “chuẩn bị phạm tội” của các hành vi theo Điều 79, 88 (Bộ luật Hình sự 1999) là rất hợp lí trong tình hình hiện nay khi mà những hành vi đó ngày càng phổ biến, gây ra nhiều hậu quả khó lường. Do đó, cần có những thay đổi như vậy để giải quyết tình hình hiện nay
Trả lờiXóaHoàn toàn không có chuyện: sự thay đổi các Điều 79, 88 và 258 trong Bộ luật Hình sự 2015 là “lợi bất cập hại” như luật sư Đặng Đình Mạnh bình luận. Trong tình hình hiện nay thì những hành vi phạm tội ngày càng phổ biến, gây ra nhiều hậu quả khó lường. Đồng thời phải có một bước đi mới, dứt khoát và mạnh mẽ hơn để thay đổi cục diện tình hình, hạn chế cái chưa tốt và thay đổi để xử lí hiệu qủa những cái còn đang hạn chế. Do đó, đây có thể gọi là một bước đi mạnh tay của chính quyền.
Trả lờiXóaĐây là môt quyết định thay đổi hoàn toàn chính xác từ phía chính quyền. Trong khi tinh trạng phạm tội của con người trong xã hội hiện nay ngày càng manh động, thậm chí mang tính chất rất nguy hiểm hơn rấ nhiều. Thì việc thay đổi trên không chỉ để răn đe mà còn thể hiện bước đi mạnh tay của chính quyền. Hy vọng những thay đổi này sẽ mang lại nhiều hiệu quả, răn đe tội phạm
Trả lờiXóaNăm 2017 vừa qua có thể nói là một trong những năm thiệt hại về lực lượng là tương đối lớn của phong trào dân chủ trong nước. Hàng loạt các dân chủ gạo cội người thì bị bắt, người thì bị kết án về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Điều này tạo cho đám dân chủ sự cay cú đối với chính quyền khi áp dụng những điều luật này để “đàn áp” phong trào dân chủ. Nhưng chúng lại cũng đâu biết rằng, việc áp dụng các quy định này xử lý các đối tượng phạm trong thực tiễn thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và để bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta.
Trả lờiXóaPháp luật Việt Nam là để bảo vệ nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, vì vậy pháp luật Việt Nam không tha thứ, khoan nhượng cho bất kỳ kẻ nào chà đạp lên độc lập, chủ quyền của đất nước, sự tồn vong của chế độ. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội đều phải bị trừng trị thích đáng
Trả lờiXóaViệc bổ sung thêm sự chế tài đối với cả trường hợp “chuẩn bị phạm tội” của các hành vi theo Điều 79, 88 (Bộ luật Hình sự 1999) cho thấy hành vi đe dọa tới sự tồn vong của chế độ ngày càng phổ biến, gây ra nhiều hậu quả khó lường và nó cũng cho thấy thái độ quyết tâm của chính quyền trong việc sẵn sàng đập tan mọi âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ngay từ trong “trứng nước”.
Trả lờiXóarong tình hình hiện nay thì những hành vi phạm tội ngày càng phổ biến, gây ra nhiều hậu quả khó lường. Đồng thời phải có một bước đi mới, dứt khoát và mạnh mẽ hơn để thay đổi cục diện tình hình, hạn chế cái chưa tốt và thay đổi để xử lí hiệu qủa những cái còn đang hạn chế. Do đó, đây có thể gọi là một bước đi mạnh tay của chính quyền.
Trả lờiXóa