Đắc Chí
Ngày 13/2/2018, Đài Á Châu Tự do cho biết:
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop trong
thư phúc đáp đề ngày 5/2 gửi Dân biểu Úc Chris Hayes đã khẳng định “Chính phủ
Úc cam kết làm việc với chính phủ Việt Nam và các tổ chức nhân quyền để thúc đẩy
tình hình nhân quyền tại Việt Nam, kể cả việc thông qua cuộc Đối thoại thường
niên Nhân quyền Việt - Úc.”
Trong thư, Ngoại trưởng Úc cũng cho biết
chính phủ Úc thường xuyên nêu lên sự quan tâm với nhà cầm quyền Việt Nam về những
hạn chế đối với tự do ngôn luận, hội họp, cũng như bảo vệ các nhà hoạt động vì
nhân quyền khỏi việc bị quấy rối, đe dọa và tấn công khi họ thực hiện những hoạt
động ôn hòa.
Bà Julie Bishop cho biết thêm rằng Đại Sứ
quán Úc tại Hà Nội đang theo dõi những trường hợp của blogger Mẹ Nấm - Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Oai; đồng thời yêu cầu chính phủ Việt
Nam cho phép các nhà quan sát được theo dõi những phiên tòa kháng cáo của ba “nhà
hoạt động” trên.
Bên cạnh đó, Đại Sứ quán Úc tại Hà Nội
cùng với Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội
trả tự do ngay lập tức cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga và Nguyễn Văn
Oai.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop (trái) và Bộ
trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ở Hà Nội hôm 18/2/2014 (Ảnh RFA)
Cần phải nói ngay rằng, việc làm trên của
bà Julie Bishop là hành động sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ giữa Úc và Việt Nam.
Thật đáng tiếc! lẽ ra, với tư cách là
Ngoại trưởng của nước Úc bà cần có nhận thức đúng đắn, khách quan về tình hình
nhân quyền tại Việt Nam và từ đó tỏ thái độ đúng mực. Bà cần phải hiểu việc kết
án bất kỳ công dân phạm pháp nào cũng là thực hiện nhân quyền vì đó là sự thực
hiện lẽ công bằng, có công thì thưởng, có tội thì phạt, như trong bất cứ một xã
hội văn minh nào.
Những nhân vật mà bà Julie Bishop viện dẫn
ra để minh chứng cho cái gọi là “vi phạm nhân quyền ở Việt Nam” và yêu cầu “trả
tự do vô điều kiện” như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai… thực
chất là những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Hành vi phạm tội của
các đối tượng nêu trên là rất rõ ràng. Bằng chiêu trò lập ra các blog, các
trang mạng xã hội, chúng đã tán phát nhiều thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch,
bịa đặt, đổi trắng thay đen, thật giả lẫn lộn để kích động, gây rối, lôi kéo
người dân nhẹ dạ tham gia vào những hoạt động trái pháp luật; hướng lái dư luận
theo quan điểm sai trái, thù địch...
Hành vi của các đối tượng là biểu hiện của
chủ nghĩa tự do cực đoan, của tình trạng tự do vô chính phủ gây mất an ninh trật
tự, ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Hành vi ấy không chỉ vi phạm
pháp luật Việt Nam mà còn trái với Điều 29 của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền
và Điều 19 của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Việc các cơ
quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, điều tra để xử lý các đối tượng trên là
cần thiết, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
Cũng cần phải nói thêm rằng, Việt Nam cũng như Úc là một quốc gia có chủ quyền, có hệ thống luật pháp của mình và không một cá nhân nào có thể can thiệp. Bà là người Úc, vì thế bà không thể và không đủ tư cách để can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam bằng cách “yêu cầu trả tự do vô điều kiện” cho những tên tội phạm như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Oai, Trần Thị Nga. Bằng cách đó, bà đã cổ súy cho cái ác, dung dưỡng cho tội phạm xâm hại tới quyền con người của đại đa số người dân Việt Nam. Đây rõ ràng là hành động không thể chấp nhận./.
Thật đáng tiếc! lẽ ra, với tư cách là Ngoại trưởng của nước Úc bà cần có nhận thức đúng đắn, khách quan về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và từ đó tỏ thái độ đúng mực. Bà cần phải hiểu việc kết án bất kỳ công dân phạm pháp nào cũng là thực hiện nhân quyền vì đó là sự thực hiện lẽ công bằng, có công thì thưởng, có tội thì phạt, như trong bất cứ một xã hội văn minh nào.
Trả lờiXóaViệt Nam cũng như Úc là một quốc gia có chủ quyền, có hệ thống luật pháp của mình và không một cá nhân nào có thể can thiệp. Bà là người Úc, vì thế bà không thể và không đủ tư cách để can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam bằng cách “yêu cầu trả tự do vô điều kiện” cho những tên tội phạm như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Oai, Trần Thị Nga. Bằng cách đó, bà đã cổ súy cho cái ác, dung dưỡng cho tội phạm xâm hại tới quyền con người của đại đa số người dân Việt Nam. Đây rõ ràng là hành động không thể chấp nhận.
Trả lờiXóa