Đắc Chí
Trả lời VOA về Dự thảo Luật An ninh mạng, Nguyễn Chí Tuyến,
một thành viên của No-U Club (nhóm trá hình núp bóng dưới danh xưng CLB bóng đá
do tổ chức khủng bố Việt Tân dựng lên, nuôi dưỡng và điều khiển) đã nói như
sau: “Luật này thông qua thì nó sẽ phần
nào thắt chặt kiểm soát thông tin trên mạng. Quốc gia nào cũng phải tăng cường
bảo vệ an ninh mạng nhưng thực sự họ nhằm vào tiếng nói của người dân hơn, họ
mượn chuyện an ninh quốc gia để họ tròng vào cổ người dân.”
Điều mà Nguyễn Chí Tuyến muốn hướng tới là xuyên tạc, vu
cáo Việt Nam “không có tự do ngôn luận”. Và đây cũng chính là mục đích của VOA.
Tuy nhiên, ý đồ mang tính chất phá hoại này đã nhanh chóng bị nhận diện.
Ở Việt Nam, quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận
và tự do Internet của mọi công dân nói riêng được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp
luật và được thực thi nghiêm minh trong thực tiễn. Cũng như mọi quốc gia khác,
dù tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tự do Internet thì Việt Nam không dung
túng cho những hành vi lạm dụng quyền tự do Internet, tự do ngôn luận để tuyên
truyền xuyên tạc, bôi nhọ Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động,
kêu gọi lật đổ chế độ đã được nhân dân ta lựa chọn... Nhà nước Việt Nam thừa nhận
và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, song cũng khẳng định tự do ấy phải tuân thủ
quy định của pháp luật. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã nhấn mạnh: “Mỗi
người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về
tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo
đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp
với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung
trong một xã hội dân chủ”.
Thực tế hiện nay cho thấy, an ninh mạng đang là chủ đề nóng
không chỉ gây ảnh hưởng đến một vài cơ quan, tổ chức mà còn ảnh hưởng tới nhiều
mảng thuộc chính trị, kinh tế. Đáng chú ý, một số loại tội phạm và các đối tượng
chống phá Nhà nước đã và đang sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi
phá hoại, trục lợi hoặc xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá
nhân... Do đó, việc xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng hết sức cần thiết, đáp
ứng yêu cầu của công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật
tự an toàn xã hội; phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; khắc
phục tồn tại, hạn chế liên quan bảo vệ an ninh mạng; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời
các chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng; bảo đảm sự phù hợp với quy
định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo
vệ Tổ quốc, sự phù hợp với thông lệ quốc tế.
Được biết, Dự thảo Luật An ninh mạng do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, gồm 8 chương và 55 Điều quy định về nguyên tắc, biện pháp, nội dung công tác an ninh mạng, hoạt động bảo đảm triển khai công tác an ninh mạng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng không gian mạng và bảo vệ an ninh mạng của nước ta. Hiện Dự thảo Luật An ninh mạng đang được lấy ý kiến rộng rãi để tiếp tục hoàn chỉnh./.
Việc xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan bảo vệ an ninh mạng; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng; bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc, sự phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng ra đời là rất cần thiết, nó bảo vệ những người sử dụng MXH không bị những thông tin xấu, độc tiêm nhiễm, người nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm
Xóadự thảo luật an ninh mạng đang được sự ủng hộ của người dân. không có cái gọi là k có tự do ngôn luận. đừng xuyên tạc
Trả lờiXóaCác cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, để các thế lực thù địch, các tổ chức phản động và các đối tượng không thể lôi kéo, kích động người dân tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
Trả lờiXóaĐưa ra luật an ninh mạng là điều cần thiết vì đó sẽ là nguyên tắc cũng nhưu chuẩn mực để hành động ứng xử đúng quy cách, xã hội phát triển rồi không thể để người ta tự tung tự tác thích làm gì trên mạng thì làm được, mình mà để trống đất là bọn phản động nó chiếm là công cụ ngay
Trả lờiXóaPhải khẳng định rằng, trong thời kì phát triển hiện nay, thì luật an ninh mạng đóng một vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia cũng như đời sống của nhân dân. Hacker có thể tấn công vào hệ thống lấy các bí mật của các cơ quan, tổ chức, cũng như cá nhân, hay làm tê liệt hệ thống máy để tống tiền, gây ảnh hưởng? Nên chúng ta cần phải có biện pháp ngăn chặn chứ không phải cái lí do vớ vẩn không cho quyền ngôn luận như Tuyến nói.
Trả lờiXóaCHẳng qua là cái lũ dân chủ cuội sợ cái sân chúng lâu nay vẫn đá tự do sẽ bị siết luật không tự biên tự diễn được nên mới phản ứng chứ ban hành luật an ninh mạng mà xâm phạm quyền con người thì cái luật hình sự khi nào cho ra đời được
Trả lờiXóaMạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của xã hội Viêt. Ai sử dụng điện thoại di động thì hầu hết đều sử dụng mạng xã hội. Có người chỉ sử dụng mạng xã hội với các mục đích đơn thuần như xem tin tức, chia sẽ thông tin cá nhân… nhưng cũng có người sử dụng đó làm mục đích kinh doanh, buôn bán; thậm chí nhiều người còn lợi dụng để thực hiện hành các hành vi vi phạm pháp luật như buôn bán hàng cấm, ma túy, súng ống…. Rõ ràng vấn đề đặt ra là ta phải quản lý như thế nào. Nếu không quản lý sẽ gây lên tình trạng hỗn loạn thông tin, mất kiểm soát…. Cho nên việc ban hành bộ quy tắc ứng xử và luật An ninh mạng là điều hoàn toàn hợp lý.
Trả lờiXóaMột cái vòng kim cô sắp được gắn lên đầu sẽ là gọng kìm khóa tay chân miệng đám zân chủ cuội. Khi đó hãy xem chúng khua chân múa tay trong thời gian tới như nào. Và khi đó, kịch bản cầu cứu ngoại bang từ các tổ chức nhân quyền lại diễn ra. Tuy nhiên, chúng chỉ được cứu khi còn giá trị lợi dụng. Nhưng nếu vào tù rồi thì chúng sẽ thấm thía câu “Mạng ảo tù thật” là như thế nào.
Trả lờiXóaMọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Một khi vi phạm pháp luật thì cái giá phải trả chắc chắn là đắt giá rồi, nhất là đối với những tên phá hoại zân chủ.
Trả lờiXóaBộ Công an trình Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, không chỉ “khóc thuê” cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Facebook, Google, đám phản động và lều báo ở trong nước cũng đã liên tục rêu rao, kêu gào về việc Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, tự do thông tin và sự kiểm soát gắt gao của Chính phủ. Giờ đây khi Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường mạng xã hội được xây dựng, thông qua nữa thì chắc đám dân chủ phải khóc ra tiếng mán, tiếng mường mất.
Trả lờiXóaHiện tình hình an ninh mạng phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề mang tính toàn cầu. Thời gian qua, một loạt sự kiện liên quan tới hoạt động của Facebook, Google đã tác động đến kinh tế, chính trị của một số quốc gia như Mỹ, Nga, liên minh châu Âu... Vì vậy, việc đặt ra vấn đề tăng cường quản lý an ninh mạng là cần thiết.
Trả lờiXóaviệc xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan bảo vệ an ninh mạng; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng; bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc, sự phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trả lờiXóa