THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

21 tháng 6 2018

Nói với Ls Hà Huy Sơn: TÔN GIÁO VÀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ KHÔNG QUYẾT ĐỊNH TỚI VIỆC ĐỘC TÀI HAY DÂN CHỦ!

by An Chiến  |  at  21.6.18

Thực tình tôi rất nể những người trong giới luật sư vì không chỉ họ là những người am hiểu pháp luật mà còn bởi nhiều người trong đó có những suy nghĩ vượt tâm thời đại. Bằng chứng rõ ràng nhất là trong lịch sử Việt Nam đã có rất nhiều chính khách xuất thân từ Ls và khi được giao phó nhiệm vụ thì chính họ đã làm rất tốt. Chính họ đã mang lại tiếng thơm cho mình, gia đình và cái ngề xuất thân của họ. 
Stt của Ls Hà Huy Sơn (Nguồn: FB). 

Nhưng, đó có vẻ như là câu chuyện của ngày xưa, ít nhất là sau khi tôi được nghe stt sau đây của Ls dân chủ có tiếng Ha Huy Son. Toàn văn stt của ông Sơn như sau: "Thực tế, nhiều quốc gia có những tôn giáo lớn tồn tại với số lượng tín đồ rất đông và chiếm tỷ lệ lớn dân số. Nhưng các quốc gia đó có thể là một nước dân chủ hoặc một nước độc tài. Như vậy, tôn giáo ko phải là yếu tố quyết định dân chủ hay độc tài mà là vấn đề ở các đảng phái chính trị.

Vì vậy, chính quyền ko nên sợ tôn giáo mà nên tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Chính quyền can thiệp vào tôn giáo nào thì tôn giáo đó có nguy cơ ko còn là tôn giáo". 

Ls Hà Huy Sơn (Nguồn: FB). 

Trong nhiều ngề thì Ls là người am hiểu và tinh tường hơn cả chuyện chính trị (tất nhiên là xếp sau các chính trị gia và các học giả chính trị). Nhưng, tôi đã cười khi nghe cái cách nói không thể ngây ngô hơn ở trên của Ls Hà Huy Sơn. Nó đơn giản đến nỗi mà tôi đã tưởng đó là một đoạn văn của con Ls Hà Huy Sơn hoặc một đứa trẻ lên 8 - 9 nào đó. 

Ở đây, nếu như trong mệnh đề 1 ("Thực tế, nhiều quốc gia có những tôn giáo lớn tồn tại với số lượng tín đồ rất đông và chiếm tỷ lệ lớn dân số. Nhưng các quốc gia đó có thể là một nước dân chủ hoặc một nước độc tài. Như vậy, tôn giáo ko phải là yếu tố quyết định dân chủ hay độc tài mà là vấn đề ở các đảng phái chính trị), Ls Hà Huy Sơn đã quá vội vàng trong việc quy kết sự độc tài hay dân chủ của một chế độ gắn với vai trò của đảng chính trị. Bởi, trên thế giới có không ít quốc gia 1 chính đảng lãnh đạo hay đa đảng lãnh đạo thì họ vẫn dễ dàng thiết lập được nền dân chủ. Và khi nhắc tới điều này thì chúng ta không thể nhắc tới sự độc tài tại Lybia, quốc gia mà nếu chỉ nhắc đến thôi nhiều người sẽ nghĩ tới sự tồn tại của thể chế gia đình trị, độc tài do Đại tá Gaddafi thiết lập gần nửa thế kỷ. Tuy nhiên, hẳn nhiều người sẽ bất ngờ khi hay biết: "Các Đảng chính trị đã bị cấm hoạt động theo Đạo luật về việc cấm các Đảng Chính trị số 71 năm 1972.[25] Theo Đạo luật bổ sung năm 1971 cho phép thành lập các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Bởi vì chúng phải thích hợp với những mục tiêu của cách mạng, tuy nhiên, có quá ít các tổ chức như vậy khi so sánh với các nước xung quanh. Các Liên đoàn Thương mại cũng không hề tồn tại,[26] nhưng nhiều hiệp hội nghề nghiệp được đưa vào trong các cơ cấu của chính phủ trở thành một trụ cột thứ ba, cùng với các Đại hội Nhân dân và các Ủy ban. Các hiệp hội đó không có quyền bãi công. Các hiệp hội nghề nghiệp cử các đại biểu tới các Đại hội nhân dân Quốc gia, và họ có tư cách đại diện" (Theo Wikipedia) và mãi tới năm 2012 vừa rồi sau khi chế độ của Đại tá Gaddafi bị lật đổ thì quốc gia này mới thông qua luật thành lập các chính đảng (Xem thêm: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=244761). 

Đó là chưa nói đã, đang có một sự nhập nhằng nhất định trong cái gọi là đa đảng lãnh đạo nhưng thực chất đó chỉ là một đảng; hoặc việc chia đa đảng chẳng qua là cách làm dân chủ hoá đời sống chính trị để lừa mị người dân trong nước và sử dụng đó làm chiêu bài chống phá các nước khác. Hoạt động của các chính đảng tại Mỹ là điều dễ thấy cho điều này! 

Nói như thế để thấy, bản thân Ls Hà Huy Sơn đã nhận thức hết sức phiến diện về chính trị và quy luật hoạt động của nó, nhất là cơ chế hình thành sự độc tài. Và riêng với điều này thôi, nó đủ sức chứng minh một thực tế tại sao, vị Ls gốc Bắc Giang này lại ham hố và thích chơi với đám dân chủ (tất nhiên ngoài mục tiêu tiền bạc từ họ) và thích cổ suý xu hướng hình thành xã hội dân sự. 

Và tôi đã thực sự bất ngờ hơn khi đọc phần hệ quả từ mệnh đề nói trên của Ls Hà Huy Sơn: "Vì vậy, chính quyền ko nên sợ tôn giáo mà nên tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Chính quyền can thiệp vào tôn giáo nào thì tôn giáo đó có nguy cơ ko còn là tôn giáo". Tôi đã cố công tìm ra mối liên hệ giữa nội dung ở trên với điều vừa trích dẫn này. Kỳ thực, tôi sẽ thấy dễ hiểu hơn nếu như Ls Sơn nói ra một ý đại loại như chế độ chính trị nào thì sẽ hướng quốc gia đó đi theo xu hướng dân chủ và ngược lại. Nào ngờ, lại là lời khuyên đối với chính quyền trong cách ứng xử với tôn giáo (?????). Đúng là hài hước và ngộ nghĩnh hết chỗ nói... 

Để thay cho lời kết xin được dẫn về đây ý kiến của Fbker Hà Như: "Bạn đã lầm, tôn giáo có trước các đảng phái chính trị hàng ngàn năm và có ảnh hưởng nhất định đến việc định hướng đi cho thể chế chính trị. Bạn đã tưng biết ảnh hưởng của nhà thờ lớn đến mức nào thời phục Hưng và VN vào thời kỳ Lý-Trần, đạo phật cũng có ảnh hưởng rất lớn đến triều đại khi đó. Đến nỗi Phật hoàng Trần Nhân Tông đã bỏ ngôi để đi tu, đủ cho thấy vai trò của tôn giáo, ảnh hưởng lớn tới mức nào và khi những linh mục phương Tây đi truyền giáo tại VN, chỉ hơn 3 thế kỷ, đạo thiên Chúa đã phát triển mạnh mẽ tới mức khiến triều đình nhà Nguyễn lo sợ, vua Minh Mạng đã phải ra chỉ dụ cấm đạo thiên Chúa và bắt người dân phải từ bỏ nhưng bất thành. Vì vậy, đảng csvn rất lo sợ ảnh hưởng của tôn giáo. Với chủ trương và tư tưởng độc tài toàn trị, họ không cho phép bất cứ tổ chức nào được hoạt động ngoài sự độc tôn của đảng cs. Nhưng phế bỏ được những tôn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu rộng là điều không tưởng. Họ đã thâu tóm các tôn giáo bằng việc đàn áp, khống chế các tôn giáo tuân theo chủ trương đường lối của họ, phục vụ cho mục đích chính trị của họ và phật giáo đã bị họ chinh phục hoàn toàn. Hiện nay, chỉ còn một nhóm nhỏ trong hội phật giáo thống nhất của hoà thượng Thích Quảng Độ, là hoạt động độc lập trong vòng vây cương tỏa của nhà nước mà thôi!". 

Dù còn nhiều điều phải đính chính và chỉnh lại cho phù hợp nhưng nó có thể xem là sự phản biện đối với ý kiến trên của Ls Sơn và ít ra nó còn có nhiều điều đúng đắn hơn lối suy nghĩ của vị Ls này!

An Chiến

10 nhận xét:

  1. Nói như thế để thấy, bản thân Ls Hà Huy Sơn đã nhận thức hết sức phiến diện về chính trị và quy luật hoạt động của nó, nhất là cơ chế hình thành sự độc tài. Và riêng với điều này thôi, nó đủ sức chứng minh một thực tế tại sao, vị Ls gốc Bắc Giang này lại ham hố và thích chơi với đám dân chủ (tất nhiên ngoài mục tiêu tiền bạc từ họ) và thích cổ suý xu hướng hình thành xã hội dân sự.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lợi ích quốc gia là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.

      Xóa
  2. Dạo này thấy các luật sư có vẻ có mối quan hệ rất chặt chẽ với các nhà dân chủ, thực sự nếu như bị đám dận chủ này tác động không chỉ về tư tưởng mà bị tiền làm mờ mắt thì các luật sư trong đó có LS Hà Huy Sơn chắc chắn có những hoạt động chống phá rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Tên luật sư chuyên đi bào chữa cho đám dân chủ này thì đâu ai lạ mặt nữa đâu, phát ngôn của nó chỉ nhằm cong kích vào chính quyền chứ làm gì có chuyện khách quan mà tin cho được

    Trả lờiXóa
  4. Luật sư Hà Huy Sơn sao lại có cách nhìn phiến diện đến vậy? Một luạt sư mà suy nghĩ lệch lạc vậy thì không thể chấp nhận nổi.

    Trả lờiXóa
  5. SỰ thật là tôn giáo và chính trị phải hòa hợp với nhau thì mới tồn tai được, trên thế giới này chưa bao giờ có chuyện hai vấn đề này chống đối nhau mà một xã hội có thể yên bình cả, ở việt nam cũng thế HĐGM lẫn giáo hội đều có mối quan hệ rất chặt chẽ với chính quyền, không có chuyện làm mất bản chất của một tôn giáo được

    Trả lờiXóa
  6. Ls Hà Huy Sơn đã quá vội vàng trong việc quy kết sự độc tài hay dân chủ của một chế độ gắn với vai trò của đảng chính trị. Bởi, trên thế giới có không ít quốc gia 1 chính đảng lãnh đạo hay đa đảng lãnh đạo thì họ vẫn dễ dàng thiết lập được nền dân chủ. Và khi nhắc tới điều này thì chúng ta không thể nhắc tới sự độc tài tại Lybia, quốc gia mà nếu chỉ nhắc đến thôi nhiều người sẽ nghĩ tới sự tồn tại của thể chế gia đình trị, độc tài do Đại tá Gaddafi thiết lập gần nửa thế kỷ

    Trả lờiXóa
  7. Người chiến thắng chính là người không bao giờ để mình vào một cuộc chiến tranh nào hết, chứ không phải là anh đánh bại ai trong chiến tranh. Đất Nước chúng ta đã trải qua nhiều khổ đau, mất mát rồi. Thằng nào muốn chiến tranh thì cút khỏi đất nước này để chúng tao được thanh bình, dân tao không phải khổ với lũ ăn bám chúng mày

    Trả lờiXóa
  8. Các cụ bảo rằng đã ngu rồi còn hay chơi chữ cấm có sai, thằng cha này đã không hiểu gì về vấn đề tôn giáo và chính trị rồi còn bày đặt phát biểu cơ, nghĩ là làm luật sư rồi thì nói cái gì cũng đúng à

    Trả lờiXóa
  9. Một thằng mà bố mẹ từng bị chế độ xử trong quá khứ thì làm sao có thể chung tiếng nói với chính quyền hiện tại được, cơ mà cố gắng chống phá của sơn cũng sẽ chẳng đâu vào đâu, vì bản thân tên này cũng không đủ năng lực để làm những điều mình muốn được

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.