Lãnh
đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội khẳng định, vị trí đặt ga ngầm C9 hồ
Hoàn Kiếm thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo không
vi phạm Luật Di sản văn hóa.
Mới
đây, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
đã có văn bản gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ kiến nghị
xem xét việc xây dựng đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Theo
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, ga ngầm C9 được
đặt gần đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, “không chỉ vi phạm Luật Di sản văn hóa mà
còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng không thể khắc phục đối với di sản, không
gian văn hóa của trung tâm Thủ đô”.
Thêm
vào đó, quá trình thi công và vận hành đường ngầm hàng ngày sẽ tạo độ rung, gây
nguy cơ hủy hoại di tích, vi phạm điều cấm của luật Di sản văn hóa…
Trao
đổi về vấn đề này, ông Lê Trung Hiếu, Phó giám đốc Ban Quản lý Đường sắt đô thị
Hà Nội khẳng định, Luật Di sản văn hóa quy định: khu vực bảo vệ I là vùng có
các yếu tố gốc cấu thành di tích; khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc
tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường - sinh thái
của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ
và phát huy giá trị của di tích...
Lãnh
đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội khẳng định, vị trí tổng thể ga ngầm C9
không vi phạm Luật Di sản văn hóa
Luật
Di sản văn hóa và các văn bản liên quan chỉ quy định cắm mốc khoanh vùng khu
vực bảo vệ I và II, không quy định khoảng cách theo chiều sâu bảo vệ di tích;
Công trình hầm đường sắt đô thị và ga ngầm C9 không xâm phạm vùng bảo vệ I,
phần lớn là ngầm dưới mặt đất dưới khu vực bảo vệ II, giúp người dân, khách du
lịch thuận tiện hơn trong việc tiếp cận, quảng bá phát huy giá trị khu di tích,
phục vụ người dân phố cổ có phương tiện giao thông thuận tiện, góp phần giảm
ách tắc, tai nạn giao thông, cải thiện môi trường, cảnh quan...
“Cho
rằng công trình hầm đường sắt đô thị và ga ngầm C9 vi phạm luật Di sản văn hóa
là chưa có cơ sở, ông Hiếu khẳng định.
Hơn
nữa, trong suốt quá trình nghiên cứu, lập dự án, Ban Quản lý ĐSĐT Hà Nội đã
nhiều lần có văn bản xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vào tháng
5 và tháng 7 vừ qua, UBND TP Hà Nội đã có công văn gửi Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về tổng thể mặt bằng ga ngầm C9.
Tại
các văn bản này, Hà Nội kiến nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem
xét có ý kiến thống nhất phương án tổng mặt bằng ga ngầm C9 hồ Hoàn Kiếm làm cơ
sở phê duyệt, triển khai các bước tiếp theo, đáp ứng tiến độ của dự án.
Mức
lún dự theo tính toán xung quanh ga C9 do thi công nhà ga
Bên
cạnh đó, trong suốt quá trình triển khai kéo dài từ năm 2004 đến nay, Ban Quản
lý ĐSĐT Hà Nội đã lấy ý kiến đầy đủ của các bộ, ngành và chuyên gia giao thông
đô thị, nhà sử học… theo quy định. Từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện
khảo cổ học, các nhà sử học có tên tuổi như GS sử học Lê Văn Lan, GS Phan Huy
Lê, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc... đều đồng thuận với vị trí ga ngầm C9
hiện nay.
Đặc
biệt, đợt triển lãm kéo dài 1 tháng diễn ra hồi tháng 3 vừa qua tại khu vực hồ
Hoàn Kiếm về việc lấy ý kiến người dân, chuyên gia, nhà khoa học… về vị trí ga
ngầm C9, có đến hơn 90% ý kiến đóng góp ủng hộ vị trí này. Đồng thời bày tỏ
mong muốn dự án nhanh chóng triển khai để đi vào hoạt động.
Ban
Quản lý ĐSĐT Hà Nội cho biết, hướng tuyến hầm được thiết kế tránh các ảnh hưởng
không đáng có cho các công trình trên mặt đất và tránh phức tạp phát sinh khi
thi công như các tòa nhà có kết cấu móng cọc bê tông cốt thép sâu và tránh công
trình kiến trúc văn hóa lịch sử.
Tuyến
hầm được thiết kế nằm ở độ sâu phù hợp, lớp đất phủ bên trên dày ít nhất khoảng
12 m đảm bảo mức lún bề mặt thấp nhất trong quá trình thi công, vận hành nên
không ảnh hưởng đến các công trình nhà cửa bên trên và lân cận tuyến hầm.
Hầm
có đường kính 6,5m thi công bằng máy khiên đào TBM với công nghệ tiên tiến,
triệt tiêu hoàn toàn độ rung lắc, độ lún bề mặt không đáng kể, kiểm soát và
tránh tối đa ảnh hưởng đến các công trình lân cận thông qua các bộ cảm biến kết
nối với trung tâm điều khiển.
Xét
đến ảnh hưởng đến Tháp Bút do xây dựng đường hầm, độ sâu và khoảng cách ngang
giữa các đường hầm và tháp được giữ đủ để đảm bảo an toàn. Với khoảng cách này
độ lún phân tích của Tháp Bút trong thời gian thi công chỉ khoảng 1-4mm, đó là
độ lún rất nhỏ.
Trong
giai đoạn vận hành tàu, với việc lắp đặt hệ thống kết cấu đường sắt chạy tàu
chống rung sẽ làm giảm tối đa tiếng ồn và rung động, không ảnh hưởng tới các
công trình nhà cửa bên trên và lân cận tuyến, trong đó có Tháp Bút, đền Bà Kiệu
và các công trình, nhà cửa trong khu phố cổ.
Với
công nghệ thi công hầm và ga ngầm tiên tiến hiện nay sự tác động, ảnh hưởng đến
các hạng mục của di tích và khu phố cổ là rất nhỏ. Thêm nữa với sự khảo sát,
tính toán cẩn thận trong quá trình thiết kế; đo đạc, kiểm soát chặt chẽ bằng
các thiết bị cảm biến gắn trong công trình trước, trong và sau quá trình thi
công cùng các biện pháp phòng ngừa sự cố trong từng giai đoạn sẽ đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho các hạng mục của di tích và phố cổ.
Theo: anninhthudo.vn
Các cơ quan ban ngành chức năng có liên quan đã khẳng định như vậy rồi thì chúng ta cũng không nên bàn tán quá nhiều ở đây. Mọi người đừng nghe theo các luận điệu xuyên tạc của đám dân chủ!!!
Trả lờiXóaBọn zận chủ thì hơi đâu mà nghe chúng
XóaChúng ta không nên bàn tán quá nhiều để rồi lũ dân chủ phản động lại lấy đây là một cái cớ để xuyên tạc và chống đối Đảng và nhà nước ta. Mọi người hãy lắng nghe những kết luận của các cơ quan có trách nhiệm để có được câu trả lời chính xác nhất!!!
Trả lờiXóaThi công được ga ngầm thì người dân được hưởng rất nhiều lợi ích nhưng thực sự là phải cẩn trọng trước khi thi công vì đây đều là những di tích rất lâu năm nó không những là giá trị vè lịch sử mà còn là hình ảnh của một quốc gia, nếu quá nguy hiểm thì thiết nghĩ là không nên làm
Trả lờiXóaĐƯơng nhiên nó có ảnh hưởng hay không thì phải đợi kết luận của các cơ quan chuyên môn chứ không nghe một phía từ cái thằng thi công được, chúng ta hiểu điều này mà, đúng là muốn có một ga ngầm taaji hà nội cho dân mình tiện đi lại thật, mong là co phương án thi công hợp lý sớm để người dân họ sớm được sử dụng.
Trả lờiXóaNếu như độ lún và rung tạo ra nhỏ thì cũng có thể xem xét thi công được, quan trọng là giữ vững được kiến trúc, một ga ngầm như vậy nó hoạt động hơn chục năm nên phải tính phương án lâu dài
Trả lờiXóaTất nhiên là muốn có ga ngầm hoạt động phục vụ tốt cho người người dân thì chúng ta cũng phải chấp nhận đánh đổi một chút nếu không có phương án khả thi nhưng mà, nghiêm trọng thì phải xem xét lại rồi
Trả lờiXóa