Đắc Chí
Ngày 6/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Bộ
trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà chủ trì Hội nghị "Công tác quản lý Nhà nước
về đầu tư xây dựng cơ bản; phát triển và quản lý đô thị trên địa bàn TP Hà Nội
và một số kiến nghị, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tế triển
khai".
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu
tại Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục
cho biết, 10 tháng đầu năm 2018, Thành phố đã tập trung chỉ đạo thẩm định các dự
án, thiết kế và dự toán các công trình, tạo điều kiện cho các dự án triển khai
đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ thực hiện được nhanh hơn đối với các dự
án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn ngoài ngân sách. Công tác cấp phép xây
dựng và hậu kiểm sau cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục
được đẩy mạnh. Thời gian cấp phép xây dựng đã thực hiện giảm xuống chỉ còn 10
ngày làm việc (theo quy định là 15 ngày đối với công trình nhà ở riêng lẻ; 30
ngày đối với công trình khác).
Cùng với đó, Thành
phố cũng tiếp tục tập trung chỉ đạo đối với công tác quản lý xây dựng và phát
triển đô thị. Hệ thống các tuyến đường giao thông quan trọng tiếp tục được đầu
tư, nâng cấp. Tháng 4/2018, Thành phố đã khởi công tuyến đường vành đai 2 trên cao,
đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở; chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến
độ dự án mở rộng đường vành đai 3, đoạn đường Phạm Văn Đồng; Chỉ đạo tiếp tục
công tác tuyên tuyền tạo sự đồng thuận của người dân để đẩy nhanh tiến độ GPMB
tuyến đường vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục); triển khai đường Vành đai
3,5, các tuyến đường sắt đô thị số 2,3,5,... Ngày 10/10/2018, Thành phố đã
khánh thành dự án nút giao thông An Dương - Thanh Niên và cải tạo, mở rộng đường
Nghi Tàm, dự án đã phát huy hiệu quả đầu tư, mang lại ý nghĩa kinh tế xã hội.
Trong công tác quản
lý, duy trì và trồng mới cây xanh, phát triển công viên, vườn hoa, thảm cỏ,
Thành phố tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương thức quản lý, duy tu, bảo trì theo hướng
hiện đại, giảm công chăm sóc và từng bước tăng độ phủ cây xanh. Chương trình trồng
1 triệu cây xanh được đẩy nhanh tiến độ; 10 tháng đầu năm 2018 toàn Thành phố
trồng mới hơn 387.100 cây, nâng tổng số cây xanh đã trồng lên 927.800 cây, đạt
92,7% mục tiêu của Chương trình. Bên cạnh đó, Thành phố cũng tiếp tục đẩy mạnh
công tác phát triển nhà, quản lý trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường…
Tại Hội nghị, UBND
TP Hà Nội kiến nghị, đề xuất với Bộ Xây dựng một số vấn đề tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc trong thực tế triển khai. Cụ thể, để đảm bảo thống nhất giữa quy định quản
lý kèm theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Luật Thủ đô, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, kiến nghị Bộ Xây dựng báo cáo Chính
phủ cho phép Thành phố chủ động xem xét, phê duyệt: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô; Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành sau khi có ý kiến
của Bộ Xây dựng, các bộ ngành có liên quan và được Chính phủ cho phép.
Kiến nghị Bộ Xây dựng
báo cáo Chính phủ cho phép Thành phố chủ động phê duyệt dự toán nghiên cứu lập
quy hoạch đối với các đồ án quy hoạch đặc thù có yếu tố tư vấn nước ngoài theo
quy định; việc thanh quyết toán sẽ được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả nguồn vốn lập quy hoạch.
Kiến nghị Bộ Xây dựng
phân cấp cho Thành phố tự xem xét, quyết định điều chỉnh dự án xây dựng nhà ờ
thương mại sang nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; điều chỉnh cơ cấu diện
tích sàn xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội đối với các dự án xây dựng nhà
ờ trên 500 căn.
Thành phố cũng kiến
nghị Bộ Xây dựng thống nhất chủ trương và phối hợp với Thành phố đề xuất với
Trung ương cho phép Thành phố nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù phù hợp với thực
tế Thủ đô nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các quy định liên quan đến chính
sách cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp trên địa bàn Thành
phố; đảm bảo tính khả thi của các dự án, hài hòa lợi ích của Nhà nước - người
dân - nhà đầu tư…
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà phát biểu
tại hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà
bày tỏ rất ấn tượng đối với sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc của Thủ đô thời
gian vừa qua. Hà Nội đã trở thành một đô thị đặc biệt với tốc độ phát triển vô
cùng nhanh chóng. Bộ trưởng cũng cho rằng, trong quá trình phát triển nhanh đó
cũng phát sinh những khó khăn thực tế. Qua các chỉ đạo của Thành ủy, Nghị quyết
của HĐND TP, UBND TP có thể thấy Hà Nội đã nhận diện rõ các khó khăn và có đánh
giá kỹ lưỡng các vấn đề khó khăn. Vấn đề tháo gỡ những khó khăn thế nào, phát
huy thế mạnh và thành tựu của Hà Nội, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp, đồng hành cùng
Hà Nội để đưa ra được những giải pháp cụ thể, phù hợp cho TP phát triển bền vững
hơn, tốc độ cao hơn.
Cho rằng Hà Nội cũng
như TP Hồ Chí Minh là những đô thị đặc biệt, “tự thân” có điều kiện thu hút đặc
biệt trong phát triển kinh tế, do vậy, Bộ trưởng nhận định, nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của hai thành phố này là “quản lý phát triển đô thị”. Theo Bộ trưởng,
cần tạo sự thuận lợi, chủ động cho Thành phố; giải quyết tháo gỡ, phân cấp ủy
quyền phù hợp với năng lực thực tiễn của các cơ quan chuyên môn của Thành phố.
Theo Bộ trưởng: Hà Nội là đô thị đặc biệt nên không thể xử lý các vấn đề như đối
với các địa phương khác. Vì vậy, mức độ phân cấp, phân quyền phải cao hơn hẳn
so với các địa phương khác.
Đối với những kiến
nghị tại Hội nghị, Bộ trưởng nhận xét, hầu hết các kiến nghị của Hà Nội đều có
cơ sở và được tổng kết từ thực tiễn, cần phải tháo gỡ để tạo thuận lợi cho Hà Nội
quản lý phát triển đô thị. Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu, nghiên cứu và có hướng giải
quyết hoặc thông tin, phối hợp với TP cùng xử lý. Trong tháng 11, Bộ Xây dựng sẽ
có phản hồi đối với các kiến nghị của Hà Nội.
Bộ trưởng cũng đề
nghị Hà Nội chú ý phát triển nhà ở xã hội, trong đó, Hà Nội xây dựng một kế hoạch
tổng thể về phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp thực hiện cùng với
Hà Nội. “Nếu có vấn đề vấn đề gì cần tháo gỡ, Bộ sẽ trình Thủ tướng sớm để cùng
với Hà Nội có được nhà xã hội theo đúng kế hoạch”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng
định.
Về vấn đề cải tạo
chung cư cũ, hiện có nhiều văn bản, chính sách về việc này nhưng thực tiễn triển
khai còn nhiều khó khăn, do vậy, Bộ trưởng mong muốn Thành phố Hà Nội nghiên cứu
để có những mô hình cải tạo chung cư, Bộ Xây dựng cùng với Hà Nội thực hiện.
Phát biểu tại cuộc họp,
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, qua ý kiến của các đại biểu,
đã có nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận. Về những vấn đề này, Thành phố giao
các đơn vị, có kế hoạch cụ thể, trên cơ sở đó, phân công báo cáo Bộ hướng dẫn để
hoàn thành các nội dung công việc.
Theo: Lê Hải (www.hanoi.gov.vn)
Mong rằng thành phố Hà Nội sẽ phát triển hơn nữa, Thủ đô của đất nước sẽ phát triển hơn.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
XóaHà Nội của chúng ta mong rằng sẽ phát triển hơn nữa, chúng ta sẽ cùng nhau chung tay xây dựng một đất nước phát triển giàu mạnh.
Trả lờiXóaĐất nước chúng ta đang ngày càng phát triển, chúng ta sẽ sánh vai với các cường quốc trên thế giới, sẽ không thể kém đất nước nào được.
Trả lờiXóaHà Nội thủ đô của chúng ta, đàu tàu phát triển về kinh tế từ đó sẽ làm cho đất nước chúng ta ngày càng phát triển hơn nữa.
Trả lờiXóaChủ tịch Nguyễn Đức Chung sẽ có những chính sách hợp lý để đưa Hà Nội ngày càng đi lên hơn nữa, đó là một điều rất tốt.
Trả lờiXóaTốc độ phát triển của Hà Nội thật là nhanh, nghe qua các báo cáo chúng ta cũng đã thấy được điều đó rồi đấy ma.
Trả lờiXóaMỗi chúng ta cùng nhau chung tay thì chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước tươi đẹp, cùng nhau phát triển mà thôi.
Trả lờiXóaCác địa phương khác cần phải học tập những gì mà Hà Nội đã thể hiện trong thời gian qua. Đây là một bước phát triển vượt bậc giúp cho vị thế của Hà Nội ngày càng được nâng cao!
Trả lờiXóaNhững năm gần đây, Thành phố Hà Nội đã có sự chuyển mình rõ rệt. Các địa phương khác cần phải tích cực học tập!
Trả lờiXóaHà nội mà cứ đà này thì phát triển chóng mặt mất, thời kỳ của chủ tịch chung công nhận là làm được nhiều điều cho thủ đô mình thật đấy, bác làm công an cũng cừ mà làm chủ tịch thì lại càng hết ý
Trả lờiXóa