THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

18 tháng 12 2018

HRW LẠI DIỄN CHIÊU BÀI XUYÊN TẠC VỀ TÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

by Đắc Chí  |  at  18.12.18

Đắc Chí

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) vừa đưa ra những thông tin sai sự thật và thiếu thiện chí về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đây là những luận điệu cũ rích của một tổ chức phi chính phủ có cái nhìn không khách quan về vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Trong báo cáo đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) hôm 16/12, HRW vu cáo, xuyên tạc rằng “Chính phủ Hà Nội chỉ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam một chút ít kể từ thời điểm Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) năm 2014 cho đến nay, và tiếp tục hạn chế các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo của người dân”!?.
Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận rằng: Bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Đến nay, hàng chục văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân đã được thông qua, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Công ước Chống tra tấn (CAT), Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD), Công ước Liên hợp quốc về quyền con người...
Trên thực tế, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân phát triển ổn định, các tổ chức xã hội và người dân tham gia tích cực vào quá trình kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp, chính sách của Nhà nước. Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động. Các quyền của người dân về tự do hội họp và lập hội được bảo đảm và quy định cụ thể trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và nhiều văn bản pháp luật. Trong khi đó, báo chí, internet cũng phát triển mạnh. Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao nhất châu Á, đứng thứ 12/20 quốc gia dẫn đầu thế giới về số người dùng internet. Đặc biệt, mọi người dân có thể dễ dàng thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình thông qua các tài khoản mạng xã hội.
Đáng chú ý, hồi đầu tháng 12/2018, tại Hội thảo công bố Báo cáo quốc gia về nhân quyền UPR chu kỳ 3 của UNHRC, đại diện của Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam đã thực hiện xong 96,2% khuyến nghị về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và sẽ báo cáo tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của UNHRC vào ngày 22/01/2019.
Việc nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người là sự thật không thể phủ nhận và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Vì vậy, HRW cần có cái nhìn khách quan và đúng đắn về tình hình nhân quyền Việt Nam./.

3 nhận xét:

  1. Tên nó là tổ chức theo dõi nhân quyền mà, một năm 365 ngày ăn tiền của mẽo mà giờ bảo việt nam nhân quyền tốt thì có mà thành ngược đời à, nên những cái báo cáo kiểu như này thì trước khi ra chúng ta cũng đã nắm bắt được nội dung rồi

    Trả lờiXóa
  2. Một năm trôi qua với bao nhiêu sự kiện chỉ có hrw vẫn như vậy anh ấy vẫn quan điểm như vậy, báo cáo như vậy mặc cho việt nam có thay đổi đến cỡ nào đi nữa, nên người ta đã dần trở nên nhàm chán hơn là tin vào đó là sự thật rồi

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.