THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

13 tháng 1 2019

Hà Nội: NỘI QUY TIẾP DÂN HƯỚNG ĐẾN SỰ HÀI HÒA TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP DÂN

by An Chiến  |  at  13.1.19

Nếu ai đó chịu khó theo dõi báo giới tuần lại nay sẽ thấy có khối chuyện xung quanh bản nội quy tiếp dân được Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành. 

Trong rất nhiều chuyện đó, blog Việt Nam mới xin đề cập tới một câu chuyện đó là: Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai công tác năm 2019 của ngành tư pháp. Để hướng tới một nền tư pháp liêm chính, minh bạch, công khai, thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong phát biểu chỉ đạo của mình, đã yêu cầu các ngành tư pháp, bộ phận tiếp dân phải thực hiện ghi âm, ghi hình để thực hiện việc giám sát và xử lý khi có sai phạm. 

Chỉ đạo này của thủ tướng Chính phủ đã được không ít  kẻ dẫn chiếu về để đả phá, lên án và cả công kích bản nội quy trong đó có quy định “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” của ủy ban nhân dân Tp Hà Nội. Họ cũng cho đó là việc Hà Nội chống lệnh của thủ tướng, đi ngược lại nội dung chỉ đạo của ông Thủ tướng.

Song nếu am hiểu tí, nếu chịu khó tìm hiểu tí thì họ có lẽ đã thấy khác, thậm chí phải khen chứ không có chuyện trách cứ Hà Nội như mấy ngày gần đây. 

Theo đó, ngoài lí giải của blog Tre Làng trong bài HÀ NỘI "CHỐNG LỆNH" CỦA THỦ TƯỚNG?": "Xin trả lời ngay, Quy định của Hà Nội hoàn toàn không trái với ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. 

Thực tế là tại các Trụ sở tiếp dân của Hà Nội đều được trang bị phương tiện ghi âm, ghi hình đầy đủ với mục đích (1) quản lý, giám sát cán bộ tiếp dân cũng như công dân đến làm việc; (2) ghi lại, lưu giữ thông tin phục vụ lâu dài và (3) đề phòng những trường hợp công dân có hành vi xấu, hành vi thiếu chuẩn mực, hay những kẻ đến Trụ sở tiếp dân với mục đích gây rối. 

Như vậy, Hà Nội đã đảm bảo yêu cầu này từ trước khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và trước khi Quy định số 12 ra đời"
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung (Nguồn: Internet). 

Thì xin phân tích cũ hơn về mặt học thuật, ngôn từ. 

Rõ ràng, Hà Nội không "cấm" hay "không cho quay phim, ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân". Họ chỉ yêu cầu thực hiện điều đó (quay phim, ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân) khi có sự đồng ý của người đứng ra tiếp dân. Điều này như thế hoàn toàn không hề trái với quy định của thủ tướng. Thậm chí còn thấy được sự hài hòa và mục đích không ngoài để công tác này trở nên hiệu quả hơn. 

Vấn đề thứ hai được chỉ ra ở đây là việc ai là chủ thể được quay phim, ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân trong chỉ đạo của thủ tướng? là người dân hay đại diện cơ quan tiếp dân? 

Một bước tiến và cũng thực hiện rất đúng chỉ đạo của thủ tướng là Hà Nội đã tạo điều kiện cho người dân cùng tham gia việc giám sát thông qua việc được ghi âm, ghi hình. Và khi đó cả đại diện cơ quan tiếp dân và công dân đều được tham gia vào quá trình đó. Và đến đây sẽ có một điều mà bất cứ nhà làm luật, làm quy định nào cũng phải lưu tâm, đó là có phải tất cả những công dân thực hiện việc quay phim, ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân đều vì mục đích tốt? 

Sẽ không loại trừ, có những kẻ nhân danh việc này để sử dụng những tư liệu có được thực hiện những việc khác. Có thể lấy ra những mục đích như đe dọa, xúc phạm chủ thể tiếp dân. Khi đó, rõ ràng sẽ không ai kiểm soát được mục đích, động cơ của việc này... 

Công dân nếu cần thì có thể đề nghị trích xuất những tư liệu được cơ quan tiếp dân ghi lại. Thiết nghĩ vấn đề này nên kết thúc tại đây, vì ngay cả bản test thăm dò ý kiến của Dân trí mới đây cũng cho kết quả: Đa số người dân đồng thuận với phướng an công dân chỉ được quay phim, ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân khi có sự đồng ý của người tiếp dân. 

Hãy đừng tước đi quyền công dân của người tiếp dân. Đó là bức thông điệp mà nội quy tiếp dân số 12 của UBND TP Hà Nội ban hành mới đây. 

An Chiến

12 nhận xét:

  1. Cán bộ các cơ quan công quyền khi tiếp xúc với nhân dân cũng như giải quyết các vấ đề của nhân dân cũng cần thiết phải có một thái độ đúng mực,nhất là không được có các biểu hiện quan liêu cửa quyền dẫn đến sự bức xúc của nhân dân và sự chê trách của những người đến cơ quan công quyền

    Trả lờiXóa
  2. Nhân dân không biết trông chờ vào đâu cả,đứng trước mọi vấn đề thì nhân dân chỉ nhìn và mong mỏi vào cơ quan chức năng thôi chứ không thể nào nhìn vào đâu. Vì vậy mà cán bộ tiếp dân cần có sự thấu hiểu,hài hòa và cầu thị,giải quyết cho nhân dân được mãn ý mới là thể hiện đầy đủ bản chất của chính quyền nhân dân

    Trả lờiXóa
  3. Thực ra nhiều sự việc đã khiến nhân dân mất niềm tin khi mà hình ảnh người cán bộ tiếp dân không mấy hài hòa. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhân dân không mấy yêu mến những người này. Vì vậy cần thiết phải có sự thay đổi trong cách tiếp nhân dân nhé

    Trả lờiXóa
  4. Xin hãy nhớ rằng quy định là không được quay phim chứ không phải là cấm bởi sẽ được phép quay khi mà cán bộ cảm thấy được dùng, còn cấm thì không . Còn về việc thủ tướng ban hành quy định phải thực hiện ghi âm, ghi hình để thực hiện việc giám sát và xử lý khi có sai phạm thì mỗi cơ quan , trụ sở tiếp dân đều đã có thiết bị ghi hình có sẵn rồi chứ không cần đến người dân phải làm vậy. CHính vì thế việc ban hành quy định này của TP Hà Nội là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy định của thủ tướng chính phủ!

    Trả lờiXóa
  5. Cán bộ tiếp dân cần thật sự hiểu dân,trọng dân,học dân,có thái độ tôn trọng nhân dân. Nhưng ngược lại vấn đề là nhân dân cần có thái độ đúng mực khi tiếp xúc với cán bộ của các cơ quan chức năng vì người ta là người giải quyết việc cho mình chứ không phải là tôi đòi mà lên giọng với họ một cách vô cớ nhé

    Trả lờiXóa
  6. Thực ra mà nói thì không ban hành thì lâu nay vẫn có rồi , chẳng qua là ban hành để cho có hiệu lực chính thức mà thôi chứ công dân khi làm việc với cán bộ đều đã có thiết bị tại trụ sở quay lại rồi nên không cần người dân phải làm thế cũng như đây là sự hài hòa trong việc tiếp dân mà thôi. Chứ không phải như những lời xuyên tạc, bịa đặt của những tên phản động và những trang phản động đã đăng. Mong mọi người có một cái nhìn khách quan về vấn đề này!

    Trả lờiXóa
  7. Cán bộ tiếp dân chứ đâu phải là những người trộm cắp hay những tên tội phạm đâu mà lúc nào cũng kè kè cái máy ảnh hay máy quay phim. chính những đối tượng luôn có ý tưởng thực hiện quay phim chụp ảnh thường là phần tử chống đối chứ việc hợp tác với cán bộ tiếp dân giải quyết vấn đề thắc mắc thường rất ít. cấm quay phim chụp ảnh khi chưa được sự đồng ý của cán bộ tiếp dân là điều kiện đảm bảo sự hài hào khi tiếp dân.

    Trả lờiXóa
  8. cán bộ tiếp dân cần phải giữ thái độ đúng mực khi tiếp dân không được có những biểu hiện quan liêu hách dịch đối với nhân dân. việc quay phim chụp ảnh phải được sự đồng ý của cán bộ tiếp dân đó là quy định cấn thiết để có những buổi làm việc hài hòa. Vấn đề quy đinh này không hề đụng chạm đi đến quyền của công dân.

    Trả lờiXóa
  9. Thực ra tại trụ sở tiếp dân luôn có những máy quay luôn ghi hình quá trình tiếp dân của cán bộ. Như vậy trụ sở tiếp dân luôn chủ động bảo đảm quyền giám sát và kiểm tra của người dân rồi. Nếu người dân có nhu cầu tự quay thì ok, xin phép cán bộ đi đã. Thoải mái thế thôi mà sao có mấy người cứ thích làm căng thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
  10. Cán bộ tiếp dân họ cũng là người chứ tại sao lấy đi hình ảnh của họ mà bất chấp việc họ có đồng ý hay không, tôi nghĩ không chỉ hà nội đâu mà các tỉnh thành khác cũng nên căn cứ vào đây để sửa đổi cho phù hợp ấy

    Trả lờiXóa
  11. Cán bộ tiếp dân bị giám sát là chuyện bình thường nhưng cũng phải làm sao để mỗi người dân vào đây họ ý thức được mình nên làm gì chứ không phải là tùy ý tùy hứng để thích quay phim chụp ảnh gì cũng được cả

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.