Đắc Chí
Hôm qua, một số phương tiện truyền thông nước ngoài bằng tiếng
Việt (RFA, BBC, VOA) loan tin: Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân Trương
Minh Đức đã bị “câu lưu”, tước hộ chiếu sau khi đáp máy bay từ Đức về Sài Gòn
vào sáng ngày 21/2.
Trước đó, bà Thanh cùng một số thân nhân của các đối tượng
trong Hội Anh em dân chủ đã có chuyến tham dự chương trình Kiểm điểm Nhân quyền
Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ và gặp Bộ Ngoại
giao Đức để vận động việc kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các “nhà hoạt động” đang
bị giam.
Trong cùng một diễn biến khác, Hội Anh em dân chủ hôm 21/2
lên tiếng trong một thông cáo: “việc an
ninh sân bay Tân Sơn Nhất tùy tiện câu lưu chị Nguyễn Thị Kim Thanh, đã phản
ánh sự vô pháp luật, và thực trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam.”
Trả lời VOA từ Đức, LS Nguyễn Văn Đài - “Chủ tịt” Hội Anh
em dân chủ bình loạn:
“Những người hoạt động dân chủ và nhân quyền
trong nước phần lớn đều bị cấm xuất cảnh. Một số vẫn được phép xuất cảnh nhưng
khi quay về thì bị câu lưu trong nhiều giờ… Một số bà vợ của các tù nhân lương
tâm cũng bị như vậy, họ đi vận động tự do cho chồng cũng bị thẩm vấn.
Việc này vi phạm ngay chính Hiến pháp của
Việt Nam vì các mối quan hệ khi đi ra nước ngoài là mối quan hệ riêng của của
người dân. Điều 26 của Hiến pháp bảo mật đời sống riêng tư của người dân. Việc
họ hỏi, chất vấn các mối quan hệ đó là không đúng. Việc tạm giữ người như vậy
là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Nguyễn Thị Kim Thanh
(thứ hai, trái qua) trong cuộc gặp giới chức Bộ Ngoại giao Đức
Thông thường người nhập cảnh Việt Nam sẽ bị mời làm việc
ngay tại sân bay nếu mang hàng cấm, có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc có hoạt
động liên quan tới an ninh quốc gia khi còn ở nước ngoài. Và với những gì mà
RFA, BBC, VOA và Hội Anh em dân chủ loan tải thì có thể thấy rõ, hoàn toàn
không có chuyện Nguyễn Thị Kim Thanh bị “bắt” hay bị “sách nhiễu”. Bà Thanh bị
cơ quan chức năng mời làm việc để kiểm tra về nội dung các hoạt động của bà này
tại Đức, đặc biệt là chuyến tham dự chương trình Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ
quát đối với Việt Nam (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ và việc gặp Bộ Ngoại giao Đức để
vận động việc kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các “nhà hoạt động” đang bị giam. Hoạt
động kiểm tra hành chính đơn thuần này là cần thiết và hoàn toàn đúng theo các
quy định của pháp luật hiện hành.
Chồng của bà Nguyễn Thị Kim Thanh là Trương Minh Đức, trước
khi bị bắt từng là Phó Chủ tịch của tổ chức phản động “Hội Anh em dân chủ”.
Trương Minh Đức bị bắt hồi hồi tháng 07/2017 cùng với các đối
tượng khác trong “Hội Anh em dân chủ”, gồm: Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn,
Phạm Văn Trội, Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển. Tại phiên tòa hồi tháng 4/2018,
Trương Minh Đức bị tuyên án 12 năm tù và 3 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999./.
Thằng cha Nguyễn Văn Đài mà giờ cũng dám lôi Hiến pháp của Việt Nam ra để nói chuyện cơ đấy. Thứ nhất là Nguyễn Thị Kim Thanh không bị bắt hay bị sách nhiễu, mà là được mời về để kiểm tra hoạt động của bà này tại Đức. Thứ hai là đã có dính dáng đến hoạt động chống phá, phản chính quyền thì đừng nói đến chuyện mình vô tội nhé!
Trả lờiXóaBạn nói quá chuẩn
XóaNhững thông tin sau khi qua miệng của Nguyễn Văn Đài hay các thành viên của Hội anh em dân chủ đều bị bóp méo , dựng chuyện nên và sai sự thật . Nguyễn Thị Kim Thanh sau khi đi tham dự chương trình Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ và việc gặp Bộ Ngoại giao Đức để vận động việc kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các “nhà hoạt động” đang bị giam thì cơ quan chức năng có đủ lý do để kiểm tra một cách bình thường nhằm đảm bảo an ninh quốc gia , không có sự câu lưu hay làm khó gì ở đây đối với bà ấy ở đây cả .
Trả lờiXóaLại là những luận điệu xuyên tạc của Nguyễn Văn Đài cùng với các kênh RFA , BBC , VOA . Khi các cơ quan cảm thấy có sự đe dọa về an ninh quốc gia thì việc kiểm tra hành chính một cá nhân , tổ chức là điều hết sức bình thường hơn nữa đây là Nguyễn Thị Kim Thanh vợ của một kẻ chống phá cách mạng Trương Minh Đức , vừa tham dự chương trình Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ và việc gặp Bộ Ngoại giao Đức để vận động việc kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các “nhà hoạt động” đang bị giam .
Trả lờiXóaĐúng là một sự trơ trẽn đáng kinh ngạc giữa BBC, VOA , RFA và Nguyễn Văn Đài khi một kẻ thì đưa tin thất thiệt còn một người thì trả lời báo chí phỏng vấn , chẳng khác gì là con hát mẹ khen hay . Sự việc kiểm tra hành chính Nguyễn Thị Kim Thanh đúng thủ tục và tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam vậy mà chúng cũng xuyên tạc , bịa đặt và dựng chuyện được .
Trả lờiXóaChỉ là yêu cầu làm việc để làm rõ một vài vấn đề có liên quan đến các hoạt động có nghi ngờ thôi, chứ làm gì mà câu lưu với trái pháp luật cơ chứ, đám này cứ hễ thấy ai làm việc với công an là kiểu gì cũng khịa ra đủ thứ
Trả lờiXóaKệ chúng nó, mình không làm gì sai là được, chúng thích nói gì tùy, có ai thèm tin đâu, xưa có ai vào cơ quan công an làm việc mà về không kêu ỏm tỏi đâu, nhưng rồi ai cũng hiểu và không quan tâm tới
Trả lờiXóaĐám ba que đến mấy thằng đàn ông còn điêu ngoa như thế huống gì các chị em phụ nữ, trông cho mình động vào hắn mà kêu thôi, tự nhiên đang thiếu việc lại được công an mời làm việc, lại có cái để nói rồi
Trả lờiXóa