THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

27 tháng 8 2019

VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ TRƯỚC HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC TẠI KHU VỰC BÃI TƯ CHÍNH?

by Đắc Chí  |  at  27.8.19

Đắc Chí

Thời gian gần đây, một số đài nước ngoài như RFA, BBC, VOA, cùng các đối tượng chống đối chính quyền có thâm niên như Nguyễn Lân Thắng, Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Quang A, Bùi Thanh Hiếu, Lê Dũng Vova… triệt để lợi dụng sự việc nhóm tàu khảo sát Hải dương Địa chất 08 Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên vùng biển Nam Biển Đông, gần bãi Tư Chính để quy chụp, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, như chính quyền “không nói rõ về tình hình tại khu vực bãi Tư Chính”, “không hành động gì với Trung Quốc”... từ đó kích động tâm lý chống đối, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình, gây rối an ninh trật tự.
Một bài viết xuyên tạc trên RFA (Ảnh chụp màn hình)
Sự thực mà ai cũng rõ là trong vụ việc Trung Quốc ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, đưa tàu thuyền xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại khu vực bãi Tư chính, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực hết sức mình để xử lý, giải quyết vấn đề này một cách khéo léo nhất, hiệu quả nhất, được dư luận cộng đồng quốc tế tích cực ủng hộ, lên tiếng bảo vệ và đứng về phía chúng ta, đứng về phía chính nghĩa.
Trước tiên, về đấu tranh ngoại giao. Việt Nam đã trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Bộ Ngoại giao liên tiếp đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ lên án Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực biển Đông.
Đáng chú ý, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh thậm chí chỉ đích danh và lên án hành vi xâm lược của Trung Quốc ngay tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 25. Rồi thắng thắn đề nghị "ASEAN giữ vững đoàn kết và tiếng nói chung; tái khẳng định các nguyên tắc và cam kết đối với hoà bình và ổn định; lên tiếng kêu gọi kiềm chế…". Hưởng ứng lời đề nghị này, ngay tối ngày 31/7, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã thống nhất ra Tuyên Bố chung trong đó kêu gọi các bên tự kiềm chế, giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Và mới đây nhất, tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Australia, Scott Morrison, đang có chuyến công du đến Việt Nam, ngày 23/8, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về diễn biến gần đây trên Biển Đông. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Scott Morrison thảo luận về những căng thẳng đang gia tăng tại khu vực Biển Đông. Cả hai vị đứng đầu chính phủ Hà Nội và Canberra đồng ý hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không. Thủ tướng Australia Scott Morrison nhắc lại rằng các nguyên tắc của luật quốc tế cần phải được tôn trọng nhằm bảo đảm cho các quốc gia có thể theo đuổi những cơ hội phát triển trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng lãnh hải của họ; bảo đảm hoạt động thương mại không bị cản trở.
Đi cùng với đấu tranh ngoại giao, ngoài thực địa, những lực lượng chấp pháp của Việt Nam như Kiểm Ngư, Cánh sát Biển và cả bà con ngư dân vẫn đang ngày đêm bám trụ, kiên trì tuyên truyền để các lực lượng của Trung Quốc hiểu rằng, họ đang xâm phạm, họ đang làm sai, buộc họ phải rút về nước. Chúng ta đang áp dụng những biện pháp phù hợp và đúng đắn nhất, để người dân trong nước, dư luận và các nước trên thế giới hiểu được rằng Việt Nam đang bảo vệ tổ quốc bằng những biện pháp mềm dẻo và kiên quyết nhất.
Chính cách hành xử mềm mỏng nhưng rất cương quyết, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế của Việt Nam đã được hàng loạt các tướng lĩnh và chuyên gia, học giả quốc tế như Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper; Đại tướng David L. Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, và Đại tướng Charles Q. Brown Jr., Tư lệnh Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương; Giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, Na Uy;… ghi nhận, lên tiếng ủng hộ chủ quyền và sự chính nghĩa của Việt Nam, đồng thời lên án hành vi ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông.
Những thực tế đã được chỉ ra ở trên chính là câu trả lời đanh thép cho những cáo buộc rằng Đảng, Nhà nước ta “không hành động gì” trước Trung Quốc, bỏ mặc chủ quyền biển đảo; đồng thời, vạch trần bộ mặt thật của những kẻ rêu rao luận điệu xuyên tạc, chống phá đất nước./.

15 nhận xét:

  1. Những người dân Việt Nam yêu nước tỉnh táo chắc đủ hiểu được mục đích tại sao chính quyền nhà nước ta lại cư xử như vậy trong chuyện này, bất chấp mọi hành vi gây hắn của gã khổng lồ hàng xóm. Tẩ cả vì sự an toàn, vì quyền lợi của toàn bộ nhân dân 2 nước mà thôi, chẳng ai muốn làm tổn hại tới nhân dân cả

    Trả lờiXóa
  2. Cách cư xử của chúng ta rõ ràng rất văn mình, rất trượng nghĩa mặc cho những hành động xâm phạm gây hấn của Trung Quốc trên vùng biển thuộc lãnh thổ của nước ta. Chúng ta cũng nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ bạn bè quốc tế, chúng ta sống tôn trọng nước bạn và tuôn theo luật pháp quốc tế vậy thì không có gì phải sợ cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trò xâm lấn của thằng trung quốc thì không phải lần đầu, thực chất lần này nó chỉ muốn thăm dò ý kiến của các ông lớn cũng như dư luận như thế nào, chúng ta nóng nảy, bột phát thì hậu quả chắc chắn sẽ khôn lường, hành động văn minh, lôi kéo được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế là hành động khôn ngoan nhất

      Xóa
  3. là một người dân Việt tôi ủng hộ và tôn trọng cách cư xử của nước ta trong chuyện này. Một cách cư xử vừa khéo léo nhưng lại có những điểm rất dứt khoát, thẳng thắn đề cập chứ không hề sợ hãi đối thủ. Vậy thì chẳng có lí do gì mà cái đám rận chủ lại có thể lôi ra nói linh tinh được, mà nói chung lời chúng nó nói cũng chẳng khác gì chó sủa bên tai cả

    Trả lờiXóa
  4. hính cách hành xử mềm mỏng nhưng rất cương quyết, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế của Việt Nam đã được hàng loạt các tướng lĩnh và chuyên gia, học giả quốc tế như Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper; Đại tướng David L. Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, và Đại tướng Charles Q. Brown Jr., Tư lệnh Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương; Giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, Na Uy;… ghi nhận, lên tiếng ủng hộ chủ quyền và sự chính nghĩa của Việt Nam, đồng thời lên án hành vi ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  5. Quan điểm, lập trường của Việt Nam là kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông theo con đường hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và lợi ích quốc gia dân tộc. Cho nên chúng ta tin theo con đường mà Đảng đã lựa chọn, kiên định để có một thắng lợi đến cuối cùng

    Trả lờiXóa
  6. Những thực tế đã được chỉ ra ở trên chính là câu trả lời đanh thép cho những cáo buộc rằng Đảng, Nhà nước ta “không hành động gì” trước Trung Quốc, bỏ mặc chủ quyền biển đảo; đồng thời, vạch trần bộ mặt thật của những kẻ rêu rao luận điệu xuyên tạc, chống phá đất nước.

    Trả lờiXóa
  7. Việt Nam đã trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Bộ Ngoại giao liên tiếp đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ lên án Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực biển Đông.

    Trả lờiXóa
  8. do tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc khá chênh lệch, nên một khi “các biện pháp hòa bình” của Việt Nam không cản được Bắc Kinh đưa tàu thăm dò, thậm chí cả giàn khoan, quay trở lại hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì chỉ với “mấy chục tàu hải cảnh nhỏ,” lực lượng chấp pháp của Việt Nam không thể “xua đuổi” tàu thăm dò hay giàn khoan của Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  9. Việt Nam ta biết rằng lực lượng của mình mỏng hơn, yếu hơn, nhưng khi đã bị tấn công thì họ sẽ phản ứng lại. Đấy là điều có thể khẳng định chắc chắn, không khác được. Việt Nam không để xảy ra bị động như hồi năm 1988, để cho Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma đâu

    Trả lờiXóa
  10. Việt Nam chúng ta luôn khôn khéo trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến ngoại giao và kiến quyết đối với vấn đề chủ quyền biển đảo, không bao giờ có chuyện nóng vội hay ứng xử một cách lỗ mãng để gây hậu quả cho chính mình cả, là một người dân việt nam chúng ta cần phản bác các luận điệu của các thế lực thù địch kích động mâu thuẫn trực tiếp với trung quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói quá chuẩn, đầu óc bọn phản động thì toàn bã đậu thôi, nên ta không tin bọn chúng

      Xóa

Proudly Powered by Blogger.