Đắc Chí
Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ
và chống chạy chức, chạy quyền vừa được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng ký ban hành ngày 23-9.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày 23-9 đã
ký ban hành quy định chống chạy chức chạy quyền
Quy định gồm 4 chương, 15 điều, nêu rõ các cơ chế kiểm
soát quyền lực; nhận diện 6 hành vi chạy chức, chạy quyền; 8 hành vi bao che, tiếp
tay cho chạy chức cũng như quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chống
chạy chức, chạy quyền.
6 hành vi chạy chức, chạy quyền
Điều 10 của quy định đã miêu tả chi tiết 6 hành vi chạy
chức, chạy quyền.
Thứ nhất, tiếp cận, thiết lập quan hệ với người có chức vụ,
quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi mong
muốn.
Thứ hai, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, các cơ hội để sử dụng
danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân
khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí
cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích
được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
Thứ ba, lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi
thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, gây sức ép với người
có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, tiến cử, bổ nhiệm mình hoặc
người khác, "cánh hẩu" vào vị trí, chức vụ mong muốn.
Thứ tư, lợi dụng việc nắm bắt thông tin nội bộ hoặc thông
tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có
thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm mình.
Thứ năm, dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích
công tác của bản thân để mặc cả, đặt điều kiện, đòi hỏi vô lý đối với tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi mình
mong muốn.
Thứ sáu, các hành vi không chính đáng khác để có được vị
trí, chức vụ, quyền lợi mong muốn.
8 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức
chạy quyền
Quy định cũng nêu 8 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức,
chạy quyền.
Đó là che giấu, không báo cáo hoặc không xử lý hành vi chạy
chức, chạy quyền.
Không xử lý theo thẩm quyền, không báo cáo cấp có thẩm
quyền xử lý khi nhận được đơn thư, phản ánh, tố cáo nhân sự có hành vi chạy chức,
chạy quyền.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của
bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây sức ép người khác để tham mưu, đề xuất,
nhận xét, đánh giá, biểu quyết, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự theo ý mình.
Xác nhận, chứng thực không đúng sự thật hoặc làm giả, làm
sai lệch nội dung hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu
tín nhiệm, thi tuyển để có lợi cho nhân sự.
Trì hoãn, không thực hiện khi thấy bất lợi, hoặc chọn thời
điểm có lợi đối với nhân sự theo ý mình.
Trực tiếp hoặc gián tiếp nhận hối lộ.
Hỗ trợ, môi giới cho nhân sự thực hiện các hành vi chạy
chức, chạy quyền.
Quy định cũng nêu các hành vi bao che, tiếp tay cho chạy
chức, chạy quyền khác mà chưa có trong quy định này nếu xảy ra thì cấp ủy cấp
trên trực tiếp xem xét, xác định.
Khai trừ Đảng, xử lý hình sự
Quy định mới cũng quy định rất rõ người làm công tác cán
bộ và nhân sự liên quan nếu có hành vi chạy chức, chạy quyền hay bao che, tiếp
tay cho chạy chức, chạy quyền sẽ bị xử lý rất nghiêm.
Cụ thể, cán bộ, đảng viên chạy chức, chạy quyền hay bao
che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định
hiện hành thì tùy mức độ kỷ luật còn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách
(không đưa vào quy hoạch hoặc đưa ra khỏi quy hoạch trong thời gian 18 tháng kể
từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, không bố trí công tác tham mưu, nghiệp
vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra).
Cảnh cáo (không đưa vào quy hoạch hoặc đưa ra khỏi quy hoạch
trong thời gian 30 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Xem xét cho
thôi tham gia cấp ủy, thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, không bố trí công tác
tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra).
Cách chức (không đưa vào quy hoạch hoặc đưa ra khỏi quy
hoạch trong thời gian 60 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật có hiệu lực,
không bố trí công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh
tra).
Khai trừ Đảng, buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng.
Cán bộ, đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền hoặc
bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền liên quan đến việc đưa, nhận hối lộ
và các biểu hiện vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển
hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét, xử lý, nghiêm cấm giữ lại để xử lý
hành chính nội bộ.
Theo https://tuoitre.vn
Cán bộ, đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền hoặc bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền liên quan đến việc đưa, nhận hối lộ và các biểu hiện vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét, xử lý, nghiêm cấm giữ lại để xử lý hành chính nội bộ.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
XóaThế khi họ làm đúng qui trình sau khi đã bôi trơn bộ máy qui trình thì sao nhỉ?
Trả lờiXóaĐể tăng sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng và Nhà nước cần ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc khi phát hiện các cán bộ chạy chức, chạy quyền, tránh tình trạng cán bộ, đảng viên ngồi nhầm chỗ, thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm với chức vụ, lợi dụng các mối quan hệ để ngồi vào vị trí không phải của bản thân gây ảnh hưởng tới công việc và toàn thể xã hội.
Trả lờiXóaLàm rắn như này để tránh tình trạng đưa toàn người nhà với người quen vào nội bộ bất chấp năng lục như thế nào, rồi thì chạy việc, dùng tiền mua công việc các thứ,... rất nhức nhối trong xã hội hiện nay, còn tình trạng chạy thì động lực để người tài phát triển sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều
XóaBạn Mai Ha nói rất chính xác
Xóacán bộ, đảng viên chạy chức, chạy quyền hay bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành thì tùy mức độ kỷ luật còn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách (không đưa vào quy hoạch hoặc đưa ra khỏi quy hoạch trong thời gian 18 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, không bố trí công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra). Đây là quy định cụ thể để mang tính răn đe những hành vi sai trái của cán bộ Đảng viên
Trả lờiXóaBác Trọng phải làm căng như này thì mới chấn chỉnh được công tác cán bộ, tuyển dụng của bây giờ được, chứ theo nếp cũ thì dễ mà phát sinh tiêu cực, bê bối lắm, người ta trước họ không dám về một phần cũng là vì thế
Trả lờiXóaQuy định này rất thiết thực
XóaNgười làm cán bộ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước, việc nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất quan trọng vào chất lượng cán bộ. Mỗi cán bộ phải có đạo đức, làm việc phải có tâm , có lập trường chính trị vững vàng thì mới có thể xây dựng nên được bộ máy trong sạch vững mạnh
Trả lờiXóaNgày nay đã có rất nhiều cán bộ trong bộ máy nhà nước vì đồng tiền mà tha hóa bản chất, xuát hiện các hiện tượng chạy chức chạy quyền chạy việc. Xuất phát đều là do sự quản lí thiếu chặt chẽ về quyền uy của các vị cán bộ này
Trả lờiXóaPhải chỉ rõ và làm rắn như này thì mới mong đẩy lùi được cái nạn bợ đỡ chạy chức chạy quyền như bây giờ được, chứ nhiều người lên cái là kéo cả hộ cả hàng lên làm quan với mình cho dù có năng lực đâu, làm mất hết cả động lực phát triển cống hiến của một tập thể
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ vậy
Xóa