Đắc Chí
Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cho biết, hiện có hơn
400.000 địa chỉ IP bị nhiễm mã độc của chiến dịch tấn công có chủ đích (APT)
vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Mã
độc tấn công APT lây lan nhanh tại Việt Nam
Ngày 30-10, Cục An toàn thông tin đã phát lệnh điều phối,
yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gấp rút rà quét, bóc gỡ các tệp tin
mã độc của chiến dịch tấn công có chủ đích (APT) quy mô lớn đang diễn ra trên
không gian mạng Việt Nam.
Lệnh điều phối, ứng cứu sự cố này được gửi tới các đơn vị
chuyên trách về CNTT, an toàn thông tin của Văn phòng Trung ương Đảng, các ban
của Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; các
đơn vị chuyên trách về CNTT, an toàn thông tin các bộ, ngành; các đơn vị thuộc
Bộ TT&TT; các Sở TT-TT; các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế, các tổ chức tài
chính, ngân hàng; các doanh nghiệp hạ tầng Internet, viễn thông, điện lực, hàng
không, giao thông vận tải cùng các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia.
Theo đó, Cục An toàn thông tin vừa phát hiện và ghi nhận
chiến dịch tấn công APT với máy chủ điều khiển đặt bên ngoài lãnh thổ đã phát
tán mã độc quy mô lớn nhằm vào các hệ thống thông tin của các cơ quan Chính phủ
và chủ quản hệ thống thông tin hạ tầng quan trọng quốc gia tại Việt Nam. Hiện
đã xác định được hơn 400.000 địa chỉ IP bị lây nhiễm với hơn 16 biến thể của mã
độc trong chiến dịch này.
“Đây là loại mã độc nguy hiểm. Tin tặc có thể đánh cắp
thông tin, tấn công mạng leo thang đặc quyền gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng,
Cục An toàn thông tin yêu cầu Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
nghiêm túc thực hiện Lệnh điều phối”- Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp thực hiện gấp các biện pháp theo dõi, giám sát những kết nối đến máy chủ
điều khiển mã độc và tải công cụ rà quét, diệt các mã độc của chiến dịch APT
theo hướng dẫn.
Được biết, mã độc chủ yếu được lây nhiễm qua đường email,
đánh lừa người dùng nhấn vào file word (.doc) đính kèm. Ngoài việc đánh cắp
thông tin, tin tặc còn có thể lợi dụng máy của người dùng để tấn công các máy
tính khác, huy động thành một mạng máy tính để tấn công DDoS vào các hệ thống lớn.
Các mã độc này cũng có thể nằm vùng, gián điệp để thực hiện tấn công leo thang
các hệ thống thông tin trọng yếu.
Đây là loại mã độc nguy hiểm. Tin tặc có thể đánh cắp thông tin, tấn công mạng leo thang đặc quyền gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, Cục An toàn thông tin yêu cầu Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện Lệnh điều phối
Trả lờiXóaBạn nói đúng, các mã độc này rất nguy hiểm
XóaHệ thống thông tin của Việt Nam luôn bị các tin tặc thường xuyên nhắm vào, nếu ý thức phòng bị của người dùng ké nhất là những người, đơn vị nắm giữ những thông tin quan trọng kém thì rất dễ làm cho thông tin bị đánh cắp, lợi dụng các trang tin chính thống để tuyên truyền nhưng thông tin bẩn gây ảnh hưởng đến uy tín của chúng ta, đến người dùng
Trả lờiXóaThời kỳ công nghệ thông tin phát triển các mọi thứ trở nên tiện dụng và nhanh hơn bao giờ hết nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi khoảng cách giữa tin tặc và người dùng rút ngắn hơn bao giờ hết, chúng ta phải tự bảo vệ mình khi tham gia nếu không muốn là một công cụ tiếp theo của các tin tặc
Trả lờiXóavới chiêu trò và thủ đoạn ngày càng tinh vi, các thế lực thù địch luôn nhắm đến phá hoại hệ thống mấy tính của ta, đánh cắp thông tin, ngắt kết nối, truyền dữ liệu...tạo nên hoang mang trong dư luận. Tuy nhiên chính phủ ta cũng đã kịp thời phát hiện, xử lí, tuyên truyền, đấu tranh với bọn tin tặc. Người dân cũng nên chú ý bảo vệ những thông tin cá nhân quan trọng trên các thiết bị điện tử dễ bị xâm nhập.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa