Chỉ ra những hành vi lộng ngôn của tướng Bảo tàng Lê Mã Lương: "Tại cuộc “Tọa đàm khoa học về vùng biển Bãi Tư chính và luật pháp Quốc tế” do toàn gương mặt thân quen của nhóm người tự nhận là “nhân sỹ trí thức” tổ chức, ông Thiếu tướng Lê Mã Lương đã có màn độc diễn, chiếm diễn đàn phát đi lập luận quen thuộc của nhóm tự nhận “nhân sỹ trí thức” khuấy động từ khi đoàn HD8 xâm phạm bãi Tư Chính là phải kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế" và phân tích: "Nếu đơn thuần chỉ là quan điểm, ý kiến của ông Lê Mã Lương thì khỏi bàn, vấn đề nghiêm trọng nằm ở chỗ ông mượn diễn đàn này, lợi dụng danh nghĩa các cựu chiến binh để kích động chiến tranh, xúc phạm, miệt thị các tướng lĩnh quân đội như “tên lửa Việt Nam vươn đến Thượng Hải”, nào là “anh em phải chiến đấu để giữ đảo”, “nếu không kiện, để mất Bãi Tư chính thì ông sẽ cầm đầu anh em Quân đội đến hỏi thăm Bộ Ngoại giao”, xúc phạm Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “không biết đọc bản đồ”, “không ra thực địa”, miệt thị Chủ nhiệm TCCT “chưa trải qua chiến tranh”, cho đến các tướng lĩnh quân đội đều dốt, kém hơn anh ta, thậm chí có dấu hiệu vu cáo họ “chỉ có mỗi mặt mạnh, đó là rất nhiều tiền”….

Nguyễn Biên Cương/ Blog Tôi Là Một Người Lính đã đề nghị: "Quân đội nên xem xét tước quân tịch, quân hàm với ông Lê Mã Lương.
Xin được trở lại với một nội dung được ông này nói ra tại cuộc “Tọa đàm khoa học về vùng biển Bãi Tư chính và luật pháp Quốc tế”: "Lần đầu tiên trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam một Bộ trưởng không đọc được bản đồ, không cầm bản đồ đi thực hiện..." khi nói về Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Ở đây nếu ai đó theo dõi những phát ngôn gần đây của ông tướng này sẽ thấy rất rõ những sự thay đổi trong suy nghĩ, hành động của ông này. Nếu như trước đây những điều ông nói ra hướng đến tổ chức và số đông thì nay đã chuyển sang địa hạt của việc thoá mạ, tấn công cá nhân. Điều đó ít nhiều cho thấy sự bất lực của ông trong giải quyết những vấn đề nêu lên bằng phát biểu của chính mình.
Và thay vì tiếp tục thuyết phục người ta bằng những luận chứng của mình thì ông đã quay sang tấn công người khác bằng những chi tiết thiếu căn cứ. Sự bất lực của ông tướng này là rất rõ ràng và nó đang phản ánh rất rõ một thực tế: Ông tướng này đang trở nên cục cằn, thô lỗ và thiếu liêm sỷ đi trong thấy...
Xung quanh cáo buộc của ông đối với đại tướng Ngô Xuân Lịch, đọc tiểu sử của ông này thì sẽ thấy: Ông Lịch trưởng thành từ chiến sĩ, trải qua nhiều chức vụ trong Quân đội, cụ thể:
"Tháng 01/1972 – 7/1973: Chiến sĩ, Tiểu đội phó, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 320, Sư đoàn 308.
Tháng 8/1973 – 10/1974: Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4.
Tháng 11/1974 – 10/1978: Trung úy, Trung đội trưởng, Chính trị viên phó, Chính trị viên đại đội, Đảng ủy viên Đảng ủy Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4.
Tháng 11/1978 – 3/1981: Thượng úy, Trợ lý tổ chức Phòng Chính trị, Sư đoàn 341, Quân khu 4.
Tháng 4/1981 – 8/1982: Thượng úy, Học viên Trung cấp Trường Quân chính, Quân khu 4; Học viên Trường Văn hoá Quân đội.
Tháng 9/1982 – 7/1985: Đại úy, Học viên Học viện Chính trị - Quân sự.
Tháng 8/1985 – 7/1987: Đại úy, Phó Chủ nhiệm chính trị, Phó Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Trung đoàn 667, Trung đoàn 779, Sư đoàn 346, Quân đoàn 26, Quân khu 1; Đảng ủy viên Đảng ủy Quân sự tỉnh Cao Bằng.
Tháng 8/1987 – 01/1988: Thiếu tá, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Phó Chính ủy Trung đoàn 462, Sư đoàn 392, Quân khu 1.
Tháng 02/1988 – 8/1994: Trung tá, Trợ lý Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị; Học viên Học viện Quốc phòng Việt Nam.
Tháng 9/1994 – 10/2000: Thượng tá, Đại tá, Phó phòng, Trưởng phòng Công tác Chính trị rồi Cục phó Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị; Học viên hoàn thiện cử nhân tại Học viện Chính trị - Quân sự (1995 – 1996).
Tháng 11/2000 – 4/2003: Đại tá, Phó Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị.
Tháng 5/2003 – 11/2004: Đại tá, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3.
Tháng 12/2004 – 3/2006: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu 3.
Tháng 4/2006 – 11/2007: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 3" (theo Wikipedia).
Đồng ý là con đường binh nghiệp của tướng Lịch gắn với nghiệp chính trị (nhiệm vụ của chính trị viên, Chính uỷ) nhưng điều đó không đồng nghĩa ông không hiểu về tác chiến. Đó là chưa nói, trong quá trình học tập tại nhiều nhà trường Quân đội, ông này đã trải qua, được đào tạo qua các trường của quân đội thì việc học các môn địa hình quân sự, bản đồ quân sự... Có chăng là do trải qua nhiều cương vị công tác (chính trị) sau này nên tướng Lịch không giỏi như nhiều vị tướng chiến trận khác...
Một chi tiết khác cũng cần nói đến trong chuyện này, nếu so sánh với những quốc gia có nền quân sự, quân đội hùng cường của thế giới sẽ thấy rất rõ thực tế: Người đứng đầu Quân đội các nước này không phải là người xuất thân từ quân đội, mà là dân sự thuần tuý. Nước Mỹ là ví dụ điển hình cho điều này. Người đứng đầu đơn giản chỉ làm nhiệm vụ quản lý, đề ra đường hướng chung và chỉ đạo thực hiện. Còn thực hiện thế nào thì đã có các đơn vị chuyên môn trong Quân đội, họ đủ sức lo và đảm nhiệm các nhiệm vụ tác chiến, trong đó có việc đọc, hiểu, vận dụng bản đồ như được nói đến...
Kể ra tướng Lê Mã Lương đã rất thâm nho, thậm chí có phần hiểm khi chỉ ra chi tiết xung quanh quá trình xuất thân, trưởng thành của Đại tướng Ngô Xuân Lịch. Nhưng cái ông thiếu chính là cái nhìn tổng quan, và nếu như chỉ vì điều đó thôi thì những bộ não tập thể trong Bộ Chính trị, Ban bí thư TƯ Đảng và bản thân Quân đội đã không giao trách nhiệm đứng đầu cho Đại tướng Ngô Xuân Lịch...
Chỉ có những đầu óc thủ cựu, chậm tiến mới nghĩ đã là người đứng đầu thì phải giỏi toàn thiện, cái gì cũng làm được... Nếu như thế thì người đó chỉ xứng đáng là một người lĩnh giỏi, chứ nhất định không lên được cương vị cao như đại tướng Lịch đang đảm nhiệm!
An Chiến
Có thể thấy, trong quá trình trưởng thành từ một chiến sỹ đến người đứng đầu Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch chủ yếu công tác, trải qua các cương vị chủ chốt, quan trọng bởi ngạch chính trị Quân đội và hơn nữa người đứng đầu chủ yếu làm nhiệm vụ quản lý là chính, họ là nhân tố đề ra đường hướng, chỉ đạo thực hiện hơn là trực tiếp thực hiện nên họ không nhất thiết phải giỏi, thông thạo chiến thuật.
Trả lờiXóaNhững việc làm gần đây của ông Lê Mã Lương đã phản bội lại chính con đường ông đã chọn
XóaVới nhiều người những thông tin được Tướng Lương nói về tướng Lịch là mới mẻ nhưng hoàn toàn thiếu cơ sở, thiếu căn cứ, đừng quên để cất nhắc một ai đó vào cương vị quan trọng, trong đó có bộ máy Quân đội thì những bộ máy, những nhà tổ chức đã phải suy tính, tính toán hết sức cẩn thận, căn cơ. Họ không thể chọn bừa một cá nhân để cá nhân đó làm hỏng đại cục.
Trả lờiXóaLàm đến cấp tướng rồi mà phát biểu hay thật đấy, miệt thị từ bộ trưởng trở xuống thế, suy nghĩ theo kiểu xoi mói như ông lương thì ai mà chả có cái sai, chủ nghĩa công thần làm cho ông hơi đề cáo bản thân rồi thì phải
XóaBạn Nam Long nói rất chuẩn đó
XóaÔng Lê Mã Lương nói thì hay lắm, những phát biểu mang tính hừng hực, thế nhưng chắc gì làm có ra thế thống gì đâu. Xét về Đại tướng Ngô Xuân Lịch chúng ta không thể phủ nhận được tài trí của ông khi đảm nhận nhiều vị trí nòng cốt.
Trả lờiXóaTư tưởng công thần bạn à, có chụt công hiến, năng lực nên nghĩ mình có quyền nói những người khác, chắc cũng bị mua chuộc rồi, chứ người bình thường chả ai dám làm điều này đâu, một đời cống hiến mà thế này là coi như tiêu tan rồi
XóaChỉ cần xem xét những đóng góp của ông Lê Mã Lương cho đất nước này biết trình của ông đến đâu rồi
Xóađể lên đưuọc tầm bộ trưởng thì phải là người xuất chúng như thế nào thì mọi người cung biết rồi đây, ông Lê Mã Lương chỉ là một người "trông coi" bảo tàng đã trải qua chiến tranh nhưng lại có những chỉ trích thiếu khách quan về bộ trưởng bộ quốc phòng như vậy. Những người cựu chiến bịh, những tướng lĩnh giỏi của quân dội còn không có suy nghĩ như vậy bởi họ biết thức thời họ biết tình hình thế giới hiện nay ntn và nhiệm vụ ccuar quân đội như thế nào
Trả lờiXóacá nhân tội thì đánh giá kết quả công việc hơn là xem người đó đã từng kinh qua vị trí gì vì như thế là đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm, đôi khi mang tính máy móc sách vở, thực tế thời kỳ bộ trưởng lịch tại nhiệm đã giữ vững cho nền quốc phòng của chúng ta thực hiện được nhiều chính sách mới, xử lý nhiều cá nhân vi phạm, và nhiều thứ nữa, bác làm rất tốt thì đâu có lý gì cứ phải vạch lá tìm sâu đến mức xoi việc cầm bản đồ chứ, lãnh đạo cái quan trọng nhát là tầm nhìn, thế người ta mới có câu 1 người lo bằng cả kho người làm.
XóaÔng Lê Mã Lương đã biến chất rồi
XóaCó người nói câu này mình cũng rất tâm đắc: Nhớ lại những lần phong tướng, Bác Hồ thường có những lời khuyên, lời răn sâu sắc đối với những vị tướng – phần lớn còn trẻ tuổi đời, là tướng phải là chỗ dựa đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân chứ đừng có mà có chút danh vị, chức quyền mà hoạn thần. Thế nhưng gần đây, thiếu tướng Lê Mã Lương lại đang bị mất phương hướng với những phát ngôn hàm hồ, đi sai với đạo làm tướng
Trả lờiXóaNgười đã từng là tướng quân đội như ông ta, lên mặt báo để trả lời về một vấn đề đang được tranh luận nghiêm túc thì không khỏi khiến cho người ta cảm thấy hụt hẫng và làm sứt mẻ niềm tin vào những người có trách nhiệm truyền lửa thiêng lịch sử lại cho các thế hệ sau, không chính đốn nhanh thì hỏng
Trả lờiXóaÔng Lương đang phát biểu trên tư tưởng công thần, kiểu mình làm được việc nên đi phe phán bới móc những người không như mình, suy nghĩ như bác lương thì không sớm thì muộn cũng có ngày hẹo thôi, ngần đấy tuổi rồi mà dại dột quá
Trả lờiXóaÔng Lê Mã Lương đang đi ngược lại lợi ích dân tộc
Xóa