Đắc Chí
Đài Á Châu tự do (RFA tiếng Việt) cho biết, Liên đoàn
Nhân quyền Quốc Tế (FIDH), trụ sở tại Paris, vào ngày 25/10 ra thông cáo báo
chí lên án Việt Nam gia tăng đàn áp xã hội dân sự và thiếu vắng công lý về môi
trường nhân Hội nghị lần thứ 40 tại Đài Bắc.
Theo thông cáo báo chí của FIDH, hơn 400 nhà lãnh đạo về
nhân quyền, các vị học giả, và đại diện của những tổ chức xã hội dân sự khắp
nơi trên thế giới tham gia Hội nghị lần thứ 40 của Liên đoàn diễn ra từ ngày 21
đến 25/10. Chủ đề của hội nghị lần này là “Phục hồi Tính Phổ quát của Nhân quyền”.
Tại hội nghị, Võ Trần Nhật, người đại diện cho Ủy Ban Quyền
Làm Người Việt Nam, một thành viên của FIDH, lên tiếng cảnh báo về tình trạng
gia tăng đàn áp các bloggers, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động xã hội
dân sự tại Việt Nam.
Một nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Việt Nam được
nhất trí thông qua tại hội nghị. Nghị quyết lên án biện pháp đàn áp có hệ thống
của chính phủ Việt Nam đối với tất cả những chỉ trích và phản đối ôn hòa về sự
đàn áp cũng như những vấn đề nhân quyền khác. Cụ thể đó là thực trạng gia tăng
bắt bớ, tuyên những bản án tù dài đối với giới hoạt động xã hội dân sự, hình sự
hóa quyền tự do biểu đạt bằng những điều luật mang tính giới hạn và một chính
sách chung nhằm tạo nên một bầu khí lo sợ trong những người muốn tham gia vào
công việc chung.
Liên đoàn Nhân quyền Quốc Tế (tên giao dịch quốc tế tiếng
Anh: International Federation for Human Rights - viết tắt FIDH) là một liên hiệp
tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền được thành lập vào
năm 1922, hoạt động trên nguyên tắc không bè phái không phụ thuộc, chịu sự ảnh
hưởng của bất kỳ chính phủ nào. Nhiệm vụ cốt lõi của nó là để thúc đẩy sự tôn
trọng cho tất cả các quyền được quy định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền,
Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Công ước Quốc tế về các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Theo wikipedia.
Tuy nhiên, với Việt Nam, FIDH thường xuyên có những hoạt
động chọc ngoáy, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhà nước. Thực tế,
FIDH vẫn thường xuyên hà hơi tiếp sức cho hầu hết những kẻ chống phá chính quyền, bôi
đen thực tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Và nội
dung “thông cáo báo chí lên án Việt Nam gia tăng đàn áp xã hội dân sự và thiếu
vắng công lý về môi trường nhân Hội nghị lần thứ 40 tại Đài Bắc” hôm 25/10 vừa
qua là một ví dụ điển hình.
Nói với FIDH thế này, muốn nhận xét, đánh giá về một lĩnh
vực nào đó của bất cứ quốc gia nào cần dựa trên cơ sở khoa học, phải đảm bảo
tính khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Căn cứ thực tiễn,
đánh giá trung thực, xuyên tạc, bóp méo; nhìn nhận toàn diện vấn đề được đánh
giá trong mối liên hệ với những vấn đề khác, nhất là trong khuôn khổ của Hiến
pháp và pháp luật của nước đó; sự đánh giá phải trên cơ sở so sánh theo chiều
dài lịch sử vấn đề của quốc gia đó và đi vào cụ thể những biểu hiện của vấn đề,
thấy được ưu điểm, hạn chế, nhìn nhận theo chiều hướng tích cực của sự phát triển
đi lên.
Điều có thể dễ dàng nhận thấy là, nội dung thông cáo báo
chí mà FIDH đưa ra tại Hội nghị lần thứ 40 tại Đài Bắc hôm 25/10 vừa qua hoàn
toàn không dựa vào một nguồn tin chính thức nào của cơ quan, tổ chức Nhà nước
Việt Nam, kể cả báo chí Việt Nam; cũng không dựa trên bất cứ nguồn tin nào của
các tổ chức của Liên hợp quốc, như UNDP, UNESCO, Hội đồng nhân quyền… mà đều dựa
trên những nguồn tin mạng vốn kỳ thị với các chế độ xã hội do Đảng Cộng sản
lãnh đạo, thậm chí cả những “blogger cá nhân”. Vì vậy, những nhận xét, đánh giá
về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam mà FIDH đưa ra rõ ràng là không có cơ sở, hoàn
toàn là quy chụp, xuyên tạc.
Thực tiễn sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang chứng
minh cho thế giới thấy sự tiến bộ mọi mặt, trong đó có vấn đề nhân quyền, Việt
Nam luôn đảm bảo các quyền cơ bản của con người, của công dân; những quyền tự
do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được thừa nhận, bảo
đảm. Một minh chứng sinh động có thể kể đến là, vào ngày 25/1/2019, Nhóm làm việc
về Rà soát Định kỳ Phổ quát chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã
đồng thuận thông qua Báo cáo về kết quả rà soát của Việt Nam và khẳng định: Việt Nam luôn đảm bảo những quyền tự do cơ bản
của công dân phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người. Sự đảm bảo đó
được thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm trên thực tế ở Việt Nam.
Rõ ràng, FIDH chưa bao giờ thực sự quan tâm đến nhân quyền.
Tổ chức này chỉ quan tâm đến lợi ích của những người đang muốn chi phối thế giới
này bằng các giá trị do họ sản xuất và áp đặt, và “nhân quyền” thực ra là cái
bình phong để giúp họ thực hiện được mưu đồ đen tối đó./.
FIDH thường xuyên có những hoạt động chọc ngoáy, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhà nước, đây vẫn là tổ chức chống phá chính quyền, bôi đen thực tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
XóaFIDH vẫn thường xuyên hà hơi tiếp sức cho hầu hết những kẻ chống phá chính quyền, bôi đen thực tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Và nội dung “thông cáo báo chí lên án Việt Nam gia tăng đàn áp xã hội dân sự và thiếu vắng công lý về môi trường nhân Hội nghị lần thứ 40 tại Đài Bắc” hôm 25/10 vừa qua là một ví dụ điển hình.
Trả lờiXóaChính xác là những tổ chức tương tương như thế này thì đều được tài trợ để ủng hộ các cá nhân hoạt động chống đối chính quyền ở một số nước trên thế giới, nên việc họ chọc ngoáy lên án chúng ta là một điều không quá khó hiểu
XóaThực tiễn sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang chứng minh cho thế giới thấy sự tiến bộ mọi mặt, trong đó có vấn đề nhân quyền, Việt Nam luôn đảm bảo các quyền cơ bản của con người, của công dân; những quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được thừa nhận, bảo đảm.
Trả lờiXóa"hoạt động trên nguyên tắc không bè phái không phụ thuộc, chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ chính phủ nào" làm được điều này thì FIDH không tồn tại đến bây giờ rồi, không có kinh phí bơm vào thì lấy gì mà hoạt động, nghe nguyên tắc là nhiều người đã cười rồi
Trả lờiXóaKhông thể tin FIDH được
Xóa