Đắc
Chí
Đối
thoại về nhân quyền là hoạt động đã được các cơ quan chức năng của Việt Nam và
EU tổ chức từ nhiều năm nay, mục đích nhằm tăng cường hiểu biết về nhân quyền,
góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai phía. Dự kiến phiên họp trong năm 2020 sẽ được
diễn ra vào ngày 19/2 tới đây tại Hà Nội. Và như thường lệ, ngay trước khi diễn
ra phiên đối thoại, một số tổ chức đội lốt nhân quyền quốc tế lại tìm mọi cách
xuyên tạc trắng trợn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Mới
đây, trên RFA tiếng Việt đã phát đi thông tin: Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền
(FIDH) và tổ chức thành viên là Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR)
hôm 17/2 ra thông cáo kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) gây sức ép lên Việt Nam để
cải thiện tình hình nhân quyền trong nước nhân Đối thoại Nhân quyền giữa hai
phía dự định diễn ra vào ngày 19/2 tới tại Hà Nội.

Theo
FIDH và VCHR: “Kể từ lần Đối thoại Nhân
quyền EU - Việt Nam được tổ chức vào ngày 4 tháng 3 năm 2019, giới chức Việt
Nam đã tiếp tục xách nhiễu, hành hung, và bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền,
bảo vệ quyền của người lao động, quyền môi trường và đất đai, các bloggers, nhà
báo, những người chỉ trích chính phủ và những người theo đạo. Từ ngày 5/3/2019
đến ngày 2/2/2020, Việt Nam đã bắt giữ 29 nhà hoạt động nhân quyền (bao gồm 3
phụ nữ) và két án 42 người (bao gồm 5 phụ nữ) những án tù lên đến 12 năm”.
Ngoài
ra, FIDH và VCHR cũng bay tỏ quan ngại về việc Nghị viện Châu Âu vừa thông qua
Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam (EVFTA) bất chấp tình hình nhân quyền
đang bị chỉ trích ở Việt Nam?!
Những
việc làm và giọng điệu trên thêm một lần nữa chứng minh, mang danh là tổ chức
nhân quyền nhưng hoạt động của FIDH và VCHR không phục vụ cho sự phát triển
nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy rằng:
xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam đã trở thành bản chất của FIDH và VCHR. Rõ
ràng, những thông tin mà FIDH và VCHR đưa ra trong thông cáo hôm 17/2 vừa qua đều
dựa trên những thông tin xuyên tạc, bịa đặt và không có cơ sở, không phản ánh
đúng bức tranh nhân quyền của Việt Nam.
Thực
tiễn sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang chứng minh cho thế giới thấy sự
tiến bộ mọi mặt, trong đó có vấn đề nhân quyền, Việt Nam luôn đảm bảo các quyền
cơ bản của con người, của công dân; những quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, tự
do ngôn luận, tự do báo chí luôn được thừa nhận, bảo đảm. Một minh chứng sinh động
có thể kể đến là, vào ngày 25/1/2019, Nhóm làm việc về Rà soát Định kỳ Phổ quát
chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo
cáo về kết quả rà soát của Việt Nam và khẳng định: Việt Nam luôn đảm bảo những quyền tự do cơ bản của công dân phù hợp với
các Công ước quốc tế về quyền con người. Sự đảm bảo đó được thể hiện trong Hiến
pháp, pháp luật và bảo đảm trên thực tế ở Việt Nam.
Hệ
thống pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ và các công ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia; lịch sử văn hóa truyền thống và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Mục tiêu cao nhất mà hệ thống pháp luật Việt Nam hướng tới là bảo đảm cho người
dân được thụ hưởng quyền con người một cách tốt nhất. Mọi công dân sống, làm việc
trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội,
thành phần dân tộc hay trình độ đều bình đẳng trước pháp luật. Những trường hợp
mà FIDH và VCHR gọi là “tù nhân lương tâm”, “nhà bất đồng chính kiến” đã và
đang bị chính quyền Việt Nam kết án tù, thực chất đó là những công dân đã vi phạm
pháp luật Việt Nam và họ phải chịu những hình phạt của luật pháp là hoàn toàn
chính xác. Đòi trả tự do cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật của FIDH
và VCHR là hành động trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi
phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế.
Đối
thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và EU được các cơ quan chức năng của hai phía
tiến hành nghiêm túc trong nhiều năm qua, nhằm phát triển quan hệ hữu nghị và hợp
tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi giữa Việt
Nam và EU. Và vì thế, dẫu FIDH và VCHR có cố tình xuyên tạc vấn đề nhân quyền của
Việt Nam đến đâu thì cũng không thể làm thay đổi nội dung đối thoại phù hợp với
lợi ích của Việt Nam và EU./.
Đối thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và EU được các cơ quan chức năng của hai phía tiến hành nghiêm túc trong nhiều năm qua, nhằm phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi giữa Việt Nam và EU. Và vì thế, dẫu FIDH và VCHR có cố tình xuyên tạc vấn đề nhân quyền của Việt Nam đến đâu thì cũng không thể làm thay đổi nội dung đối thoại phù hợp với lợi ích của Việt Nam và EU.
Trả lờiXóaCác tổ chức thù địch luôn tìm mọi cách để chống phá Việt Nam, nên chúng mới xuyên tạc như vậy
XóaCó thể thấy được bộ mặt thật của FIDH và VCHR chẳng mấy tốt đẹp gì khi lợi dụng nhân quyền để gây sức ép về mặt kinh tế đối với Việt Nam. Âm mưu hạ uy tín hình ảnh nước ta trên trường quốc tế, tạo cớ để các tổ chức và các quốc gia dè chừng khi ký kết các hiệp định nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam, từng bước biến Việt Nam quay trở lại con đường tụt hậu.
Trả lờiXóaGây sức ép cho chúng ta trong việc ký kết EVFTA không được nên chuyển qua yêu sách trong đối thoại nhân quyền, cho dù biết rằng EU họ sẽ không dại dột gì mà vẽ thêm mực vào bực tranh ngoại giao đang đẹp với Việt Nam cả.
XóaNhững việc làm và giọng điệu trên thêm một lần nữa chứng minh, mang danh là tổ chức nhân quyền nhưng hoạt động của FIDH và VCHR không phục vụ cho sự phát triển nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy rằng: xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam đã trở thành bản chất của FIDH và VCHR. Rõ ràng, những thông tin mà FIDH và VCHR đưa ra trong thông cáo hôm 17/2 vừa qua đều dựa trên những thông tin xuyên tạc, bịa đặt và không có cơ sở, không phản ánh đúng bức tranh nhân quyền của Việt Nam.
Trả lờiXóaĐối thoại nhân quyền là để nhìn nhận khách quan về vấn đề nhân quyền, để sửa chữa, phát huy theo hướng có lợi cho người dân, xã hội và đất nước chứ không phải là cái cớ để đài địch yêu sách chúng thực hiện theo ý đồ của chúng, như thế là áp đặt, phục vụ mục đích riêng chứ không phải cầu thị, trao đổi nữa
XóaBạn Nam Long nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn
XóaHai tổ chức này thúc giục EU phải yêu cầu Hà Nội chấm dứt việc đàn áp xã hội dân sự, sửa đổi Bộ Luật Hình sự, và trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân lương tâm. Qua đây thấy rõ bộ mặt thật của những tổ chức này không hề tốt đẹp như mọi người vẫn lầm tưởng, trảo trở và mất dậy đến độ trắng trợn.
Trả lờiXóaBức tranh nhân quyền ở Việt Nam hiện nay ra sao? Xin được viện dẫn chính từ đánh giá, báo cáo của các tổ chức có uy tín được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra hồi tháng 10-2018: “Việt Nam đang có nhiều tiến bộ về phát triển con người và giảm nghèo đa chiều, dù vẫn còn những thách thức trong việc giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, miền và nhóm dân cư, thu hẹp khoảng cách giới, cũng như giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến phát thải carbon dioxide và đa dạng sinh học”. Thế mới thấy FIDH và VCHR láo đến mức nào!
Trả lờiXóaMang danh là một tổ chức nhân quyền nhưng hoạt động theo mục đích định sẵn chứ không hề khách quan, không đẩy mạnh được nhân quyền cho các quốc gia, kiến nghị với eu mà gần như là một bản yêu sách can thiệp sâu vào nội bộ của đất nước chúng ta vậy, sửa luật?? đời thủa nhà ai một tổ chức yêu cầu quốc gia sửa luật của đất nước họ không.
Trả lờiXóaHRW chỉ mượn danh nhân quyền thôi chứ chúng đâu có vì nhân quyền đâu
XóaDân chủ bên nc ngoài là gì: cầm sung bắn ngay không phải đứng cãi nhau, bên tàu nhà thờ còn bị đập bỏ đó. Việt Nam luôn đảm bảo những quyền tự do cơ bản của công dân phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người. Sự đảm bảo đó được thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm trên thực tế ở Việt Nam.... sướng không biết hưởng còn già mồm.
Trả lờiXóaÂm mưu hạ uy tín hình ảnh nước ta trên trường quốc tế, tạo cớ để các tổ chức và các quốc gia dè chừng khi ký kết các hiệp định nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam, từng bước biến Việt Nam quay trở lại con đường tụt hậu.
Trả lờiXóaNhưng mấy chục năm có làm đc j đâu, thế hệ F1 thì chết gần hết rồi.
Những trường hợp mà FIDH và VCHR gọi là “tù nhân lương tâm”, “nhà bất đồng chính kiến” đã và đang bị chính quyền Việt Nam kết án tù, thực chất đó là những công dân đã vi phạm pháp luật Việt Nam và họ phải chịu những hình phạt của luật pháp là hoàn toàn chính xác. Đòi trả tự do cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật của FIDH và VCHR là hành động trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế.
Trả lờiXóaTù nhân thì phải gọi là tù nhân, không thể gọi là bất đồng chính kiến được
XóaĐây không phải lần đầu tiên phía chúng ta chịu sức ép trong các cuộc đối thoại với nước ngoài, nên phía lãnh đạo cũng đã có các phương án hành động hợp lý rồi, những vở kịch cũ soan lại này không thể làm gì được chúng ta đâu
Trả lờiXóa