THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

13 tháng 3 2020

BÁO CÁO NHÂN QUYỀN NĂM 2019 CỦA BỘ NGOẠI GIAO MỸ CHỈ LÀ BỔN CŨ SOẠN LẠI

by Đắc Chí  |  at  13.3.20

Đắc Chí

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi năm Bộ Ngoại giao Mỹ lại tung ra một bản báo cáo đánh giá tình hình nhân quyền thường niên của hàng trăm quốc gia trên khắp thế giới. Trong những báo cáo thường niên này, Bộ Ngoại giao Mỹ luôn tự khoác lên mình chiếc áo quan tòa để cho mình cái quyền mặc sức rao giảng, đánh giá, phán xét về các vấn đề dân chủ, nhân quyền của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Giữ cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu, Bộ Ngoại giao Mỹ lên án tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2019 trên một loạt các lĩnh vực.
Báo cáo mới của Hoa Kỳ xác định các vi phạm của chính quyền Việt Nam trong các vấn đề bao gồm: bắt cóc, bắt giam người tùy tiện, tra tấn người bị bắt tạm giam, tình trạng đối xử bất công đối với các tù chính trị. Hạn chế nghiêm trọng nhất ở Việt Nam theo báo cáo chính là hạn chế các quyền tự do bao gồm tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet, và tự do tôn giáo. Hoa Kỳ cáo buộc chính quyền Việt Nam đã bắt giữ tùy tiện những người dám lên tiếng chỉ trích chính phủ.
Báo cáo gồm 7 phần bao gồm: tôn trọng con người, tôn trọng các quyền tự do dân sự, bầu cử tự do, tham nhũng và minh bạch, phản ứng của chính phủ Việt Nam với các cáo buộc và điều tra của quốc tế về vi phạm nhân quyền, phân biệt đối xử và buôn người, quyền của người lao động. Trong tất cả các phần này, Việt Nam đều bị chỉ trích có những vi phạm, mức độ nghiêm trọng tùy theo từng phần…
Muốn nhận xét, đánh giá về một lĩnh vực nào đó của bất cứ quốc gia nào cần dựa trên cơ sở khoa học, phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Căn cứ thực tiễn, đánh giá trung thực, xuyên tạc, bóp méo; nhìn nhận toàn diện vấn đề được đánh giá trong mối liên hệ với những vấn đề khác, nhất là trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật của nước đó; sự đánh giá phải trên cơ sở so sánh theo chiều dài lịch sử vấn đề của quốc gia đó và đi vào cụ thể những biểu hiện của vấn đề, thấy được ưu điểm, hạn chế, nhìn nhận theo chiều hướng tích cực của sự phát triển đi lên. Song, Bộ Ngoại giao Mỹ lại không như vậy!
Những đánh giá thiếu khách quan và không đúng tình hình thực tiễn vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam của Bộ Ngoại giao Mỹ rõ ràng đã vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về việc nghiêm cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia độc lập có chủ quyền. Quy định về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được đề cập trong các điều ước quốc tế, đặc biệt trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 đã quy định rất rõ ràng về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác ở Điều 2.
Thực tiễn chứng minh, bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Trong hợp tác quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người như: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về quyền Kinh tế, Văn hóa, Xã hội; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Quyền Trẻ em;…
Việc tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người mà được thực hiện trên tất cả các mặt như: Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục... Trên thực tế, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân phát triển ổn định, các tổ chức xã hội và người dân tham gia tích cực vào quá trình kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp, chính sách của Nhà nước. Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động. Báo chí, internet phát triển mạnh…
Sự thật dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam rõ như ban ngày. Đây chính là bằng chứng đanh thép bác bỏ hoàn toàn những nhận định, đánh giá sai trái về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam trong “Báo cáo Nhân quyền Quốc gia năm 2019” Bộ Ngoại giao Mỹ./.

8 nhận xét:

  1. Việc tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người mà được thực hiện trên tất cả các mặt như: Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục... Trên thực tế, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân phát triển ổn định, các tổ chức xã hội và người dân tham gia tích cực vào quá trình kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp, chính sách của Nhà nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quyền con người phải được thực thi theo các quy định của pháp luật riêng của Việt Nam chứ không phải theo quan điểm của Mỹ

      Xóa
  2. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  3. Ai cho các ngươi có quyền bôi xấu, xuyên tạc, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam nhỉ? Ô hay, các ông đã đến, giết chóc, cướp của,... suốt mấy chục năm trời, biến người dân Việt Nam thành những nô lệ. Rồi bây giờ các ông lại đi xuyên tạc vấn đề của người Việt Nam là sao? Các ông hãy coi lại, xem lại tại nước Mỹ nhân quyền xem còn có người đánh người, còn có xả súng giết người hàng loạt, còn có giam cầm tù đày không? Rõ ràng là trơ trẽn.

    Trả lờiXóa
  4. Một nước lớn bao giờ cũng có quyền phán xét người khác, luôn nhìn về nước khác bằng quan điểm cá nhân vô lý, vô căn cứ. Xin thưa rằng Việt Nam là một nước đang được sống hòa bình, nhân dân được tự do không phải sợ ra đường bị bắn chết, trẻ em học trong các trường học không phải lo nghĩ bị khủng bố. người Mỹ vẫn đang tự cho mình cái quyền phán xét một cách vô căn cứ tình hình nhân quyền ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Độc tài mà chống được dịch, bảo vệ được người dân trong nước an toàn, yên tâm, không những thế còn đưa được đồng bào ở nước ngoài về nước để chữa trị nữa, còn thiên đường dân chủ, tự hào khoa học công nghệ số 1 nhưng không bảo vệ nổi cho người dân của mình phải dửng mắt nhìn con người bệnh tăng lên mà không làm gì được.

    Trả lờiXóa
  6. Báo cáo nhân quyền của mẽo cũng không khác của các tổ chức nhân quyền trên thế giới là mấy, thậm chí là đồng điệu về mặt quan điểm luôn, anh lớn cứng nhắc, chủ quan thế này hỏi sao đám đệ lúc nào cũng nhè Việt Nam mình ra để chỉ trích, vu khống đủ điều thậm chí còn đòi can thiệp vào cả công việc nội bộ của đất nước nữa

    Trả lờiXóa
  7. Thực tiễn những gì đã diễn ra cho thấy: không có nước nào trên thế giới coi trọng và làm tốt dân chủ, nhân quyền như ở Việt Nam

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.