Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona
gây ra (Covid-19) đang là vấn đề lớn mang tính toàn cầu. Từ khi xuất hiện, sau
hơn 3 tháng đã có gần 190 quốc gia, vùng lãnh thổ (chiếm 2/3 trong tổng số toàn
cầu) đã và đang có người bị nhiễm bệnh.
Tốc độ lây lan về số người bị nhiễm vi rút chưa dừng; số
người tử vong vẫn tiếp tục gia tăng. Bởi thế, tất cả các quốc gia đều khẩn cấp
triển khai nhiều biện pháp nhằm chặn đứng sự lây lan và từ đó dập tắt dịch bệnh.
Tại nước ta, ngay từ rất sớm, Đảng và Nhà nước ta đã nhận
diện rõ mức độ nguy hiểm, phức tạp của dịch Covid-19, nên đã đề ra phương châm
hành động với tinh thần quyết liệt: “Chống dịch như chống giặc”.
Và trận chiến chống
“giặc Covid-19” đã được cả nước tiến hành với đúng nghĩa như vậy.
“Bộ chỉ huy tối cao” là Trung ương Đảng, Chính phủ đề ra
chủ trương, đường lối, giải pháp rất kịp thời sát theo diễn biến từng ngày. Cả
hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở chuyển động ngày càng mạnh mẽ chủ động
“đánh giặc” với phương châm “4 tại chỗ”. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp
thường xuyên nắm chắc tình hình, triển khai các biện pháp kịp thời. Các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp cùng đồng loạt ra tay chống dịch với
tinh thần bền bỉ, mạnh mẽ, ý thức trách nhiệm cao và cả trái tim nhân văn sâu sắc.
Đời sống xã hội nhiều mặt thay đổi, có mặt khó khăn.
Nhưng niềm tin và ý chí quyết tâm chống “giặc Covid-19” trong toàn dân ngày lại
càng dâng cao. Như nhà báo Tạ Bích Loan công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam
nhận xét: “Vi rút corona chủng mới đang phát huy một khả năng là phép thử trên
nhiều mặt”.
Nhìn lại hai tháng qua, kể từ ca mắc Covid-19 đầu tiên ở
nước ta (ngày 23-1-2020) - chúng ta có thể rút tỉa được nhiều điều về kết quả
các “phép thử” trong cuộc chiến chống “giặc” này.
Dịch Covid-19 càng phức tạp và nguy hiểm, ta tự hào và
vui mừng biết bao khi ngày càng nở hoa những tấm gương quên mình trên tuyến đầu
chống giặc. Biết bao bác sĩ đã bám bệnh viện hằng tháng trời không về nhà để
dành mọi tâm sức chăm lo cho người bệnh. Cảm phục biết bao người nữ bác sĩ để lại
con nhỏ chưa đầy 1 năm tuổi ở nhà để đêm ngày cần mẫn làm nhiệm vụ tiếp nhận,
kiểm tra sức khỏe những hành khách nhập cảnh sân bay Nội Bài.
Tiếp sức cho họ, hàng trăm sinh viên ngành Y năm cuối đã
sẵn sàng tỏa về các trọng điểm chống dịch. Và mới nhất, ngành Y tế đã chính thức
tổng huy động toàn bộ lực lượng trong ngành, kể cả cán bộ y tế đã nghỉ hưu cùng
tham gia vào cuộc chiến với dịch Covid-19.
Tinh thần “ba sẵn sàng”, “năm xung phong” năm nào chống
giặc Mỹ, giờ đang được tiếp tục nhân lên chống thứ giặc mới!
Thương mến, xúc động biết bao những tháng ngày qua hình ảnh
các chiến sĩ công an, quân đội, cán bộ nghiệp vụ tại các sân bay… tận tụy trong
các hoạt động chống dịch. Không chỉ tổ chức tốt việc giúp người dân cách ly,
nhường nơi nghỉ ngơi của mình cho họ, mà còn là biết bao hình ảnh đẹp về nghĩa
cử “thương người như thể thương thân”. Những bữa ăn vội, những giấc ngủ nhanh của
các anh trong những điều kiện thiếu thốn để duy trì đều đặn vòng quay công việc…
mãi là hình ảnh lay động con tim, khối óc.
Sự lay động ấy không chỉ dừng ở những lời cảm ơn, ghi nhận
của những công dân sau khi hết hạn cách ly. Có những công dân nước ngoài đã tự
tìm cách giới thiệu trên mạng internet về những giá trị tốt đẹp. Có người nước
ngoài làm việc tại Hà Nội đã đứng ra kêu gọi bạn bè cùng tham gia hiến máu để
phục vụ công việc chữa bệnh với tâm nguyện “muốn làm việc gì đó để đền đáp ân
tình”.
Thời gian qua cũng là lúc đất nước bừng nở nhiều sáng kiến,
việc làm để tạo nên sức mạnh tổng hợp, quyết tâm “diệt giặc”. Từ tặng khẩu
trang, nước rửa tay diệt khuẩn, tới hỗ trợ nhau trong cuộc sống, tham gia ủng hộ
cho cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ… Cuộc vận động “Toàn dân ủng hộ phòng,
chống dịch Covid-19” của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động
chưa đầy một tuần đã nhận được sự ủng hộ gần 300 tỷ đồng.
Đạo lý nhân nghĩa của dân tộc mãi mãi tỏa sáng, nhất là
trong gian khó!
Hoàn cảnh gian khó “giặc giã” cũng là “mảnh đất” để một số
kẻ ích kỷ bộc lộ những bản chất của mình. Nào trục lợi tăng giá hàng hóa, tung
dư luận tạo những “cơn sốt” gây hoang mang dư luận để trục lợi, rồi tung tin đồn
bịa đặt nhằm đánh bóng tên tuổi, tư vấn sai trái gây rối tình hình và sức khỏe
người dân (như kiểu tư vấn dùng thuốc chữa sốt rét để ngừa Covid-19). Mừng là số
này không nhiều và đã bị chính quyền cùng sức mạnh toàn dân lên án, dẹp tan.
Mỗi người dân Việt Nam đang là một chiến sĩ; mỗi gia
đình, đơn vị, địa phương là một pháo đài trên mặt trận phòng, chống dịch
Covid-19.
Sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã mang lại kết
quả rất đáng tự hào: Trong giai đoạn đầu tiên của “trận chiến”, cả 16 người bị
nhiễm Covid-19 đã được chữa khỏi và hơn 20 ngày sau đó, đất nước có một khoảng
nghỉ thanh bình.
Ở giai đoạn mới, mặc dù “giặc Covid-19” đang “tấn công” từ
nhiều hướng, trên diện rộng hơn... nhưng cho đến hiện tại, chúng ta vẫn đang
làm chủ tình hình, tổ chức khoanh vùng chặt, cách ly kịp thời, rồi tiếp tục biện
pháp chống và diệt dịch từng đem lại hiệu quả trước đây.
Thực tế những kết quả bước đầu đang mang đến niềm tin chiến
thắng và cho ta thấy rõ hơn một chân lý: Muốn thắng giặc - phải đồng lòng!
Theo: Hà Nội mới
Cuộc chiến chống dịch không ai bị bỏ lại và cũng không dành riêng cho ai. Cuộc chiến mà mỗi người dân đều có vai trò nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để tự bảo vệ mình và xã hội. Việt Nam ta đã chiến thắng rất nhiều các cuộc chiến lớn nhỏ nhờ tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Và trong thời điểm này cũng vậy, mọi công dân cần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, tuyên truyền phổ biến nhau chủ động phòng ngừa và cách ly để sớm đẩy lùi dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Trả lờiXóaChỉ có sự chung tay của người dân thì mới ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên diện rộng
XóaThời gian qua chúng ta đã thấy được sự quyết tâm toàn Đảng, toàn dân ta. Chính quyền đã quyết tâm từ chuẩn bị những nhu yếu phẩm nhỏ nhất cho việc cách ly tới việc đón người Việt ở vùng dịch về nước chữa trị, quân đội, các y bác sĩ đã vượt mệt mỏi ngày đêm để chữa trị cách ly cho người đi từ vùng có dịch về nước...Một sức mạnh đoàn kết, sự quyết tâm, sự ý thức của mỗi người nghi nhiễm bệnh tốt thì chắc chắn chúng ta sẽ nhanh chóng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch này.
Trả lờiXóaThực sự cảm động và hoan nghênh đội ngũ y bác sĩ đã hi sinh quyền lợi của bản thân để chống dịch, công lao của các anh là hết sức lớn, tổ quốc và nhân dân sẽ không quên công lao này của các bạn
XóaThay vì phản ứng theo kiểu tiến hành xét nghiệm hàng loạt, Việt Nam tập trung phát hiện sớm các ca nghi nhiễm và tiến hành cách ly, đồng thời huy động cả xã hội nỗ lực hết sức chống lại sự bùng phát của dịch bệnh.Trong khi đó, truyền thông Nhà nước Việt Nam liên tục cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh để người dân nắm rõ và phòng tránh. Bộ Y tế thường xuyên gửi tin nhắn văn bản cho người dân, trong đó cập nhật tin tức và lời khuyên về sức khỏe liên quan đến dịch COVID-19.
Trả lờiXóaXét nghiệm hàng loạt chỉ tiến hành khi mất kiểm soát trong xã hội, còn ở chúng ta làm tốt công tác phòng ngừa ngay từ đầu thì đâu cần phải như thế. Nhìn các phóng sự, bản tin đưa lên mới thấy sự cần mẫn nhiệt tình của đội ngũ y, bác sĩ trong công cuộc phòng chống dịch bệnh
XóaBạn Hoàng nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn
XóaChính tờ Financial Times nhận định, chính sự chủ động của Việt Nam ngay từ khi dịch mới bùng phát đã giúp quốc gia Đông Nam Á sớm hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh. Thời báo này cho rằng, Việt Nam dù có nguồn lực hạn chế nhưng đã minh chứng được công tác phòng dịch ở nước này tốt đến như thế nào. Điều đó chủ yếu nhờ sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo và sự đồng lòng của người dân. Muốn thắng đại dịch thì người dân và chính phủ hãy cùng đồng lòng dập dịch!
Trả lờiXóa-Số ca nhiễm Covid -19 ở VN đã lên hơn 100 có đáng sợ không? => Câu trả lời là KHÔNG. Từ khi Mỹ, Ý, Hàn, Pháp... còn hững hờ với Covid-19 thì Chính phủ VN đã lên sẵn phương án cho tình huống này rồi, vì vậy, mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát. Việc chuẩn bị sẵn đã giúp VN còn cầm cự tốt trong trận chiến này chứ không vỡ trận kiểu mấy trăm người chết mỗi ngày như của Ý hiện tại. Những thứ còn nằm trong kế hoạch thì không đáng sợ, thứ đáng sợ là những thứ nằm ngoài kế hoạch, mà những thứ đó có xảy ra hay không giờ lại phụ thuộc vào chúng ta, những người không hề đứng ngoài cuộc chiến này.
Trả lờiXóaĐảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã và đang làm rất tốt trong công cuộc chống lại dịch bệnh. Thế nhưng đâu đó vẫn có những kẻ thiếu ý thức, thiếu suy nghĩ khi trốn cách ly, bất hợp tác trong cách ly hay tụ tập nơi đông người tạo điều kiện lây nhiễm dịch bệnh. Đấu tranh chống dịch không phải là nhiệm vụ của bất kỳ ai vì vậy mỗi người cần ý thức được vai trò nhiệm vụ của của bản thân để góp phần chiến thắng dịch bệnh trong toàn xã hội.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, người dân cần có ý thức chấp hành tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh
XóaPhải những lú khó khăn, thậm chi nguy hiểm cận kề như thế này mói thấy được những truyền thống đáng quý của dân tộc ta được trỗi dậy mạnh mẽ như thế nào, càng nhìn càng thấy tự hào về đất nước Việt Nam của chúng ta, những người thầy thuốc bây giờ không khác gì những người lĩnh cụ hồ ngày xưa cả.
Trả lờiXóaChính quyền mà mạnh tay thì gian thương làm gì có cơ hội mà kiếm ăn được, có như thế này thì người dân mới an tâm tin tưởng được, công cuộc chống dịch sau đó thành công vang dội cũng nhờ vào những hoạt động tạo dựng niềm tin như thế này
Trả lờiXóaSự lay động ấy không chỉ dừng ở những lời cảm ơn, ghi nhận của những công dân sau khi hết hạn cách ly. Có những công dân nước ngoài đã tự tìm cách giới thiệu trên mạng internet về những giá trị tốt đẹp. Có người nước ngoài làm việc tại Hà Nội đã đứng ra kêu gọi bạn bè cùng tham gia hiến máu để phục vụ công việc chữa bệnh với tâm nguyện “muốn làm việc gì đó để đền đáp ân tình”.
Trả lờiXóaChỉ có sự chung tay của người dân cả nước thì chúng ta mới chống dịch thành công
Trả lờiXóa