Đắc Chí
Với vị thế là Thủ đô trái tim của cả nước, đầu não chính
trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế
và giao dịch quốc tế, trước yêu cầu của công tác phòng, chống dịch ở vào thời
điểm vô cùng quan trọng này, công tác phòng chống dịch tại Hà Nội càng trở nên
cấp bách. Mặc dù một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh sẽ ảnh hưởng nhất định
đến hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cũng như cuộc sống
hằng ngày của nhân dân; song với ý thức trách nhiệm trước sự an toàn sức khỏe
nhân dân là mục tiêu quan trọng hàng đầu; để tiếp tục giữ vững kết quả đạt được
trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua, chủ động ngăn chặn, kiểm soát dịch
trong giai đoạn mới, ngày 3-4-2020, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính
trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TU của Ban Thường vụ
Thành ủy về “Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng,
tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ
đô”. Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố và nhân dân Thủ đô thực hiện
nghiêm túc những nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Toàn hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, các tổ chức… trên địa bàn, lực
lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô quyết tâm thực hiện tốt Lời kêu gọi của Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; bám sát sự lãnh đạo của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đoàn kết
một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, trách nhiệm, hiệu
quả; tập trung cao độ, ưu tiên nguồn lực, thời gian và công sức tiếp tục chủ động
ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân.
2. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở tiếp tục tuyên truyền, vận động tạo đồng
thuận, thống nhất cao trong việc thực hiện giãn cách toàn xã hội theo đúng tinh
thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16. Vận động người dân nâng
cao ý thức tự bảo vệ mình, thực hiện đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của
Bộ Y tế và chính quyền địa phương; khai báo y tế tự nguyện, thông báo kịp thời
với cơ sở y tế về tình hình sức khỏe nếu có yếu tố, biểu hiện nghi nhiễm
Covid-19 và thực hiện cách ly theo đúng quy định; phát huy tinh thần đoàn kết,
trách nhiệm, tự giác chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh, với tinh
thần mỗi người dân Thủ đô là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh
vì an toàn sức khỏe của bản thân, gia đình và có trách nhiệm với cộng đồng.
3. Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, thủ
trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch
Covid-19 trên địa bàn phụ trách với phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ,
chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Phân công lãnh đạo, cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động ứng trực để kịp thời xử lý các tình huống
phát sinh. Lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch, đồng thời chịu trách nhiệm về
việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định
phòng, chống dịch tại công sở.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành; tăng cường họp trực tuyến; chủ động bố trí cho cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động làm việc tại nhà, trừ những trường hợp cần thiết
theo yêu cầu nhiệm vụ mới đến làm việc tại công sở. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và tổ chức thành công đại hội đảng
các cấp thực hiện Chỉ thị 35-CT/TƯ và Kế hoạch 155-KH/TU của Thành ủy. Thực hiện
tiết kiệm chi phí chi thường xuyên, cắt giảm những công việc chưa thực sự cần
thiết để dành nguồn lực cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội
(các đơn vị của thành phố thực hiện cắt giảm thêm ít nhất 5% chi tiêu thường
xuyên ngoài kế hoạch tiết kiệm 10% từ đầu năm).
4. Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo rà soát, cập nhật
phương án, kịch bản phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, bám sát chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ, sẵn sàng ứng phó trong tình huống triển khai phong tỏa diện rộng
trên địa bàn thành phố khi cần thiết.
Chỉ đạo tiếp tục khẩn trương rà soát, theo dõi chặt chẽ,
phát hiện và khoanh vùng, cách ly kịp thời những người đã tiếp xúc với người
nghi nhiễm hoặc nhiễm bệnh, không để lây lan dịch bệnh. Tiếp tục thực hiện vệ
sinh tiêu độc, khử trùng; phối hợp với Bộ Y tế để thực hiện tiêu độc, khử trùng
tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành Trung ương trên địa bàn. Phối hợp với Bộ
Y tế, Bộ Công an và các đơn vị liên quan cương quyết dồn mọi nguồn lực, bằng mọi
giải pháp xử lý triệt để tình hình dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, tranh thủ từng
giờ, từng phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các
trường hợp có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh, người qua lại khu vực Bệnh viện
Bạch Mai; công khai, minh bạch thông tin theo quy định.
Chỉ đạo các ngành chức năng đảm bảo đầy đủ các điều kiện
về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, nhân lực, lương thực, thực phẩm và
nhu yếu phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch của toàn thành phố; cung cấp đầy
đủ điện, nước phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân; xử lý
nghiêm việc đầu cơ tăng giá vật tư y tế và lương thực thực phẩm.
Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch, vừa
sản xuất, kinh doanh, khôi phục kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Kêu gọi các
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối thuộc thành
phố thực hiện tiết giảm chi tiêu, chi phí hoạt động để dành kinh phí cho công
tác phòng, chống dịch Covid-19. Rà soát, hỗ trợ những trường hợp người lao động
khó khăn, mất việc làm, chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (bao gồm cả người
lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập tự
chủ, cơ sở giáo dục ngoài công lập…); đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù (ngoài
các quy định của Chính phủ) đối với các trường hợp trên, chỉ đạo triển khai đảm
bảo ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội để “không ai bị bỏ lại
phía sau” trong cuộc chiến chống dịch bệnh và giám sát việc thực hiện đúng các
quy định hiện hành. Chủ động xây dựng Kế hoạch khôi phục, phát triển kinh tế
ngay sau khi hết dịch bệnh. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, đấu tranh quyết liệt phòng chống tội
phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân.
5. Đảng Đoàn HĐND thành phố phối hợp với Ban Cán sự đảng
UBND thành phố cân đối, phân bổ nguồn lực, đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống
dịch trên địa bàn thành phố; xem xét, quyết định kịp thời các biện pháp hỗ trợ
các đối tượng yếu thế, các tổ chức, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh,
góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh
xã hội.
6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị -
xã hội các cấp của thành phố tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân
nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh; vận động
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan thuộc thành phố ủng
hộ tối thiểu mỗi người một ngày lương; vận động các tổ chức, nhân dân và các
nhà hảo tâm, kiều bào ta ở nước ngoài tích cực ủng hộ sáng kiến, kinh phí, hàng
hóa, phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội chung sức, đồng
lòng, chia sẻ, giúp đỡ cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh, ổn định cuộc sống.
7. Các ban Đảng, Văn phòng Thành ủy căn cứ chức năng, nhiệm
vụ được giao, nắm chắc tình hình, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tham mưu Ban Thường
vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí thành
phố và phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương tăng cường tuyên truyền về
công tác phòng, chống dịch bệnh; biểu dương người tốt, việc tốt, định hướng dư
luận trong quá trình tổ chức thực hiện; đồng thời đấu tranh, ngăn chặn, phản bác
thông tin xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, tạo sự tin tưởng, đồng
thuận của nhân dân đối với các giải pháp phòng, chống dịch của Trung ương và
thành phố. Theo dõi, đôn đốc, thường xuyên hướng dẫn và tổng hợp các hoạt động,
kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.
8. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở quán triệt, triển khai
nghiêm túc Chỉ thị, thường xuyên báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy kết quả thực hiện
(qua Ban Tuyên giáo Thành ủy để tổng hợp). Trường hợp khó khăn, vướng mắc hoặc
phát sinh vấn đề đột xuất kịp thời báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy
để được chỉ đạo giải quyết.
Phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng,
Thành phố Vì hòa bình; Ban Thường vụ Thành ủy tin tưởng toàn hệ thống chính trị
từ thành phố đến cơ sở; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học...
trên địa bàn; toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động,
lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô cùng chung sức, đồng lòng vượt qua khó
khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19./.
HÀ Nội là thành phố đông dân và là thủ đô của cả nước, đây là nơi nhiều người, nhiều khách và nguy cơ bùng phát dich bệnh rất cao. Chính vì vậy chính quyền Hà nội phải quyết liệt trong chỉ đạo việc phòng chống dịch bệnh, để chủ động trong công tác này thì cần sự hỗ trợ từ người dân lchur yếu
Trả lờiXóaNhìn vào các đề mục ở trên đa thấy được sự huy động sức mạnh tổng thể lực lượng ở Thủ đô để phòng chống dịch bệnh một cách chủ động, tích cực như thế nào. Triển khai đồng bộ như thế này thì chế áp được dịch bệnh là đúng rồi, ở Mỹ mà họ nhận thức sớm, hành động như chúng ta thì làm gì phải đua top mệt mỏi thế
XóaTHủ đô Hà Nội là nơi có mật độ dân số cao; do đó phải có các biện pháp để triệt để hạn chế lây lan dịch bệnh
XóaHà Nội vốn là địa bàn có nhiều ca nhiễm covid19 nhất cả nước nhưng nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch mà đã hạn chế được tối đa sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng, đưa mọi hoạt động xã hội trở lại bình thường, đây là một tâm gương cho các địa phương học theo, không những trong đợt này mà là các sự kiện về mai sau.
Trả lờiXóaKhông chỉ Hà Nội mà các địa phương các cũng đã gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phòng chống dịch bệnh, vì vậy sau khi hết thời gian nới cách ly các địa phương đã hoàn toàn có thể yên tâm đi vào hoạt động mà không phải lo hậu quả của dịch bệnh, thành quả này là một sự khẳng định cho hành động đồng bộ từ trung ương đến từng người dân
Trả lờiXóaTriển khai đồng bộ như thế này không thành công mới lạ, Mỹ mà biết làm như thế này thì giờ đã không phải chơi một mình trên top 1 rồi, khoa học kỹ thuật số 1 thế giới để rồi đồ bảo hộ cho y bác sỹ cũng không có, chỉ một thách thức mà đã để lộ ra bao nhiêu yếu kém
Trả lờiXóaĐây là các biện pháp rất thiết thực của Hà Nội để ngăn chặn dịch bệnh lây lan
Trả lờiXóa