Đắc Chí
Ngay sau khi phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người”
và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ
Đức, Hà Nội) khép lại, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights watch - HRW)
và Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đã trở lại điệp khúc lên án, chỉ trích
cùng những cáo buộc có tính áp đặt, can thiệp công việc nội bộ của cơ quan tư
pháp.
Theo thông tin được RFA đăng tải, ông Phil Robertson, Phó
giám đốc khu vực Châu Á của HRW đã ra tuyên bố bày tỏ “quan ngại” về bản án
dành cho 29 bị cáo trong vụ án: “Những
bàn án nặng nề, trong đó có hai án tử hình, tuyên đối với các bị cáo Đồng Tâm
không hề gây ngạc nhiên. Cũng giống tất cả mọi cấp tòa xử khác, tòa án Hà Nội
không hề độc lập vì hội đồng xét xử phải đưa ra những phán quyết được định trước
do đảng cộng sản. Giới cai trị tại Việt Nam đang đi bước ngược lại nhằm chứng tỏ
bộ mặt cứng rắn nhất có thể đối với những người dân làng Đồng Tâm. Lý do chỉ vì
giới lãnh đạo Việt Nam lo lắng tính phản kháng, thách thức của cộng đồng dân
làng có thể truyền lan ra dù rằng người dân Đồng Tâm phải bị những hình phạt nặng
nề nhất.”
Chưa dừng lại, vị Phó giám đốc khu vực Châu Á của HRW còn
cố tình cố tình “chính trị hóa” vụ án tại Đồng Tâm khi xuyên tạc rằng “khi mà đại
hội Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn ít tháng nữa sẽ diễn ra, không hề có khả
năng nào khác ngoài một phiên xử vội vàng được kiểm soát để tuyên án các bị cáo”.
Cùng một giuộc với HRW, Tổ chức Ân Xá Quốc tế cũng lặp lại
điệp khúc phê phán xưa cũ, lên án cho rằng “những bản án vô nhân được tuyên sau
một phiên xử hoàn toàn không công bằng”. Tổ chức này còn đưa ra phản đối về việc
“án tử hình trong bất cứ mọi trường hợp, không hề có ngoại trừ dù người bị
tuyên án là ai, bản chất và tình huống phạm tội là gì đi chăng nữa”.
Có thể thấy rõ, để phục vụ mưu đồ riêng, các tổ chức đội
lốt “theo dõi nhân quyền”, “đấu tranh vì nhân quyền” như HRW và Ân Xá Quốc tế đã
cố tình bất chấp thực tế những gì diễn ra tại phiên tòa xét xử nhằm mục đích “tẩy
trắng” cho hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo, qua đó vu khống Đảng, Nhà
nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Nhưng những chứng cứ “hai năm rõ mười”
đưa ra tại phiên tòa đã chứng minh và khẳng định hành vi vi phạm pháp luật Việt
Nam của các bị cáo trong vụ án tại Đồng Tâm.
Theo cáo trạng, năm 2014, UBND TP Hà Nội đã có quyết định
xác định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng. Bộ Quốc phòng đã lập bản
đồ quản lý sân bay và giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân diện tích
236,7ha, trong đó diện tích đất tại xã Đồng Tâm là 64,66ha. Ngày 27/3/2015, Bộ
Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) ban hành quyết định thu hồi 50,03ha đất do Quân
chủng Phòng không - Không quân đang quản lý tại khu vực sân bay Miếu Môn để
giao cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) xây dựng dự án quốc
phòng, trong đó diện tích thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là 32,57ha.
Mặc dù biết rõ điều này nhưng từ năm 2013, Lê Đình Kình (ở
thôn Hoành, xã Đồng Tâm) đã cùng một số đối tượng lập "Tổ đồng thuận"
với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh, xã Đồng Tâm chia nhau. Đồng thời, có nhiều
hành động phá hoại an ninh trật tự tại địa phương; kêu gọi người dân “đấu tranh
để giữ đất” và hứa hẹn, nếu lấy lại được đất thì sẽ chia cho những người tham
gia đòi đất và đi theo “Tổ đồng thuận”…
Cuối năm 2019, đầu năm 2020, khi biết Công an thành phố
Hà Nội phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân triển khai bảo vệ lực
lượng thi công xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, Lê Đình
Kình đã cùng với một số người bàn bạc, góp tiền mua 10 quả lựu đạn, mua xăng
làm 85 chai bom xăng, mua khoảng 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và liềm, nhặt gạch
đá, làm bùi nhùi, mua pháo…, nhằm tấn công lực lượng chức năng. Cùng với đó,
ngày 1/1/2020, Lê Đình Kình cùng Lê Đình Công, Bùi Viết Hiếu, Nguyễn Văn Tuyền
còn tổ chức quay video, ghi hình trực tiếp, rồi đăng tải lên mạng xã hội với
tuyên bố sẽ giết lực lượng công an.
Rạng sáng 9/1/2020, khi lực lượng công an đến chốt cổng
làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra thì Bùi
Văn Niên và Lê Đình Quân đánh kẻng báo động. Các đối tượng dùng gạch đá, bom
xăng, dao bầu tấn công, buộc lực lượng chức năng phải áp dụng các biện pháp trấn
áp trong trường hợp các đối tượng có hành vi phạm tội quả tang.
Do sự chống đối quyết liệt của các đối tượng phạm tội, 3
cán bộ công an là Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân bị rơi
xuống hố ở gần nhà Lê Đình Kình.
Lúc đó, Lê Đình Chức nói Lê Đình Doanh đổ xăng từ can ra
chậu để Chức đổ xuống hố nơi 3 cán bộ công an rơi xuống và châm lửa đốt. Hậu quả
là cả 3 cán bộ công an tử vong do ngạt khí và bị thiêu cháy.
Vào lúc đó, tổ công tác phát hiện Lê Đình Kình đang cầm 1
quả lựu đạn và hô hào chống đối nên đã dùng súng tiêu diệt. Cơ quan điều tra kết
luận hành vi của Lê Đình Kình cấu thành tội “Giết người”, tuy nhiên do đối tượng
đã chết, nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý theo các quy định hiện hành của
Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.
Từ những diễn biến thực tế tại phiên xét xử cho thấy, đây
là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của 29 bị cáo bất chấp pháp luật, đặc
biệt nguy hiểm cho xã hội và coi thường tính mạng, sức khỏe của những người thi
hành công vụ. Tại phiên tòa, hầu hết các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của
mình. Lời khai nhận của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai tại cơ
quan điều tra cũng như người làm chứng, kết luận giám định tư pháp, vật chứng
thu giữ và các tài liệu, chứng cứ khác được thu thập hợp pháp trong hồ sơ vụ
án. Các mức án dành cho các bị cáo đã thể hiện rõ tinh thần thượng tôn pháp luật luôn
được đặt lên trên hết, song cũng cho thấy rõ chính sách khoan hồng của
pháp luật và bản chất của hình phạt mang tính răn đe, giáo dục.
Do đó, những phát biểu hay lên tiếng chỉ trích của tổ chức
HRW và Ân Xá Quốc chỉ là những chiêu trò lạc điệu, vô căn cứ./.
Rõ ràng,để phục vụ mưu đồ riêng, các tổ chức đội lốt “theo dõi nhân quyền”, “đấu tranh vì nhân quyền” như HRW và Ân Xá Quốc tế đã cố tình bất chấp thực tế những gì diễn ra tại phiên tòa xét xử nhằm mục đích “tẩy trắng” cho hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo, qua đó vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Nhưng những chứng cứ “hai năm rõ mười” đưa ra tại phiên tòa đã chứng minh và khẳng định hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của các bị cáo trong vụ án tại Đồng Tâm.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi cũng nghĩ như vậy
Xóabản chất xuyên tạc của HRW là không thay đổi
Trả lờiXóaThật là hành động lố bịch khi ngay sau khi phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) khép lại, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights watch - HRW) và Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đã trở lại điệp khúc lên án, chỉ trích cùng những cáo buộc có tính áp đặt, can thiệp công việc nội bộ của cơ quan tư pháp.
Trả lờiXóaÔng phó giám đốc kia đang lấy thông tin, nhìn vấn đề dưới lăng kính của kẻ chống đối nên mới có phát biểu phiến diện như thế, trên mạng có bao nhiêu kênh tại sao không tham khảo để đưa ra nhận định chính xác hơn, lời ông nói ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự của ông chứ đùa.
Trả lờiXóa