THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

20 tháng 10 2020

CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN VÀ CHIÊU TRÒ XƯA CŨ CỦA TỔ CHỨC HRW

by Đắc Chí  |  at  20.10.20

Đắc Chí

Trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) với “thâm niên” chống Việt Nam của mình lại giở trò xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam, qua đó can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Theo đó, hôm 18/10 vừa qua HRW đã ra thông cáo báo chí, kêu gọi Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga gây sức ép lên chính quyền Việt Nam và Indonesia về vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm đầu tiên của ông ra nước ngoài kể từ khi ông nhậm chức Thủ tướng.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của HRW viết trong thông cáo như sau: “Nhật Bản nên sử dụng đòn bẩy là nhà tài trợ chính của Việt Nam và Indonesia để gây sức ép lên cả hai (chính quyền), chấm dứt vi phạm quyền con người,.. Thủ tướng Suga, cả công khai lẫn riêng tư, nên cho thấy Nhật Bản nghiêm túc trong các tuyên bố về chính sách của mình để cổ võ cho nhân quyền ở nước ngoài”. 

Trước đó, vào ngày 16/10, HRW cũng rắp tâm bịa đặt, thổi phồng rằng “tiếp tục có những vi phạm về các quyền dân sự và chính trị của người dân bằng cách hạn chế quyền tự do bày tỏ ý kiến, lập hội, tụ tập ôn hoà, tự do tôn giáo. Vụ bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang gần đây nhất là một ví dụ nữa về sự đàn áp này”.

Để minh chứng cho những vu cáo vô căn cứ trên, HRW đã nêu ra các vụ bắt giữ gần đây của các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam đối với một số trường hợp như Cấn Thị Thêu và hai con là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư cùng Nguyễn Thị Tâm. Theo HRW, đây là những người được xem là “đấu tranh bảo vệ quyền đất đai và đã công khai lên tiếng chỉ trích chính quyền về vụ tấn công vào xã Đồng Tâm hôm 9/1/2020 vì tranh chấp đất đai với người dân”, nhưng thực chất đây là những đối tượng có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước và đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.


Bài viết trên RFA (Ảnh chụp màn hình)

Thực ra, đó là những luận điệu cũ mèm, được lặp đi lặp lại một cách vô căn cứ, thổi phồng trong các cái gọi như “thông cáo báo chí”, “báo cáo nhân quyền”… mà HRW đưa ra trong thời gian vừa qua. Và cũng chính vì vậy, cái trò “đâm bị thóc, chọc bị gạo” của HRW ngay trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga đã nhanh chóng bị nhận diện.

Trái với “mong muốn” của HRW, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga đã diễn ra thành công với kết quả là những hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế.  

Tại cuộc hội đàm hôm 19/10, hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với sự tin cậy chính trị cao thời gian qua, cũng như việc hai nước đã tích cực chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch COVID-19. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về phương hướng lớn và các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.

Thủ tướng Suga cũng cho biết Nhật Bản đang hỗ trợ kỹ thuật, vật tư, thiết bị máy móc y tế trị giá khoảng 4 tỷ yen và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong phòng chống COVID-19. Thủ tướng Suga đánh giá cao hợp tác nguồn nhân lực giữa hai nước, khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường sự tin cậy chính trị thông qua việc duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại; tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản cũng như giữa Chính phủ và Quốc hội hai nước.

Hai bên nhất trí áp dụng quy chế đi lại ưu tiên giữa hai nước, sớm nối lại đường bay thương mại, tạo điều kiện quan trọng đẩy mạnh khôi phục các hoạt động hợp tác giữa hai nước; thúc đẩy sớm ký kết Tầm nhìn trung và dài hạn hợp tác nông nghiệp giai đoạn tiếp theo, cam kết sớm mở cửa thị trường cho quả nhãn tươi của Việt Nam và quả quýt unshu của Nhật Bản; tăng số lượng và lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản. Hai Thủ tướng nhất trí phối hợp thúc đẩy triển khai hiệu quả các dự  án hợp tác trọng điểm, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường, xử lý úng ngập tại các dòng sông, đô thị lớn, xây dựng Chính phủ điện tử.

Hai Thủ tướng nhất trí phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, Mekong, Liên Hợp Quốc, phối hợp chặt chẽ thúc đẩy các cơ chế liên kết kinh tế như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật tại Biển Đông, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trong các hoạt động trên biển.

Hai Thủ tướng nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên tầm cao mới, đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, phát huy những thế mạnh bổ sung cho nhau giữa hai nước, quan tâm thúc đẩy triển khai những dự án lớn, cụ thể, đồng thời hợp tác chặt chẽ, cùng đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và quốc tế. 

Đáng chú ý, sau hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Suga Yoshihide đã chứng kiến lễ trao đổi 12 văn kiện ký kết giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước với tổng trị giá gần 4 tỷ USD./.

8 nhận xét:

  1. Thực ra, đó là những luận điệu cũ mèm, được lặp đi lặp lại một cách vô căn cứ, thổi phồng trong các cái gọi như “thông cáo báo chí”, “báo cáo nhân quyền”… mà HRW đưa ra trong thời gian vừa qua. Và cũng chính vì vậy, cái trò “đâm bị thóc, chọc bị gạo” của HRW ngay trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga đã nhanh chóng bị nhận diện.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là trò hề. Trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) với “thâm niên” chống Việt Nam của mình lại giở trò xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam, qua đó can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHúng muốn nhờ sự can thiệp của Nhật Bản để thực hiện tiếp chiêu bài nhần quyền tại Việt Nam, nhưng nước Nhật đâu có rảnh để diễn kịch cùng các ông, họ còn phải làm ăn, còn phải mở rộng quan hệ giao thương nữa chứ, một đối tác tốt như Việt Nam thì phải tận dụng, không hùa theo mà mất bạn được

      Xóa
  3. Thủ tướng Nhật Bản còn bao nhiêu việc phải làm cho nước Nhật; không rỗi hơi đâu mà nghe theo đài phản động HRW

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như bạn thấy đấy trong suốt cuộc gặp với Việt Nam thủ tướng đâu có đề cập đến một câu một chữ nào liên quan đến vấn đề nhân quyền đâu, ông chỉ quan tâm tới quan hệ ngoại giao giữa hai nữa và giao lưu với sinh viên Việt Nam thôi, thứ mà HRW vẽ ra thực chất người ta đâu quan tâm

      Xóa
  4. Hai Thủ tướng nhất trí phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, Mekong, Liên Hợp Quốc, phối hợp chặt chẽ thúc đẩy các cơ chế liên kết kinh tế như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

    Trả lờiXóa
  5. Không đời nào một ông thủ tướng mới lên lại đi xỉa xói vấn đề dân chủ nhân quyền của đối tác họ trong khi họ biết rằng đấy chỉ là một chiêu bài xưa của đồng minh giờ không được quan tâm nữa, dám phản động hi vọng vào ông suga là dại khờ rồi, ngồi đấy mà đợi đến mùa quýt cũng không có kết quả

    Trả lờiXóa
  6. "hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản với sự tin cậy chính trị cao thời gian qua" tình cảm như thế này thì đám phản động đâu có cơ hội mà trông chờ ông suga ngó nghiêng đến chúng nữa, ngoan ngoãn mà ngồi ngoan trong tù thôi.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.