Đắc Chí
RFA
tiếng Việt đưa tin: Tổ chức Stefanus Alliance International của Na Uy hôm 20/10
thông báo trao giải thưởng Stefanus 2020 cho Nguyễn Bắc Truyển - người đang phải
chấp hành bản án 11 năm tù và 3 năm quản chế về tội “hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân”.
Ông
Ed Brown, Tổng Thư Ký của Liên Minh Quốc Tế Stefanus (Stefanus Alliance
International) nói với RFA rằng: “Từ một
danh sách những ứng viên rất sáng giá, Ủy ban giải thưởng, một bộ phận độc lập
với Liên minh Stefanus, đã ghi nhận việc làm lâu năm của ông Nguyễn Bắc Truyển
nhằm thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ những sắc tộc thiểu số tôn giáo.
Ông làm như thế không chỉ với cộng đồng của mình mà còn với các cộng đồng tôn
giáo khác”.
Trong
khi đó, bà Ingvill Thorson Plesner, Chủ tịch Uỷ ban trao giải Stefanus, cũng
đưa ra nhận định rằng: “Nguyễn Bắc Truyển xứng đáng nhận giải. Bà nói ông nhiều
lần đấu tranh cho quyền lợi của những người có niềm tin khác với ông, bất chấp
hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình của ông.”
Được
biết, giải thưởng Stefanus được trao mỗi hai năm một lần, kèm theo giải là
10.000 Euro và được trao cho những cá nhân được cho là “đã thể hiện lòng dũng cảm
và cống hiến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như các quyền
con người khác ở nhiều nơi trên khắp thế giới”.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên mà Nguyễn Bắc Truyển được nhận “giải thưởng nhân quyền”. Trước đó, vào năm 2011, Truyển cũng đã nhận được giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Gần đây, Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Truyển. Phó chủ tịch của USCIRF, bà Anurima Bhargava từ năm 2019 đã nhận bảo trợ cho Truyển qua Dự án Tù Nhân Lương tâm Tôn Giáo của Ủy hội.
Như vậy
có thể thấy, giải thưởng Stefanus 2020 được trao cho Nguyễn Bắc Truyển nó không
có nhiều sự khác biệt với các giải thưởng có tính chất tương tự được các tổ chức
có “thâm niên” chống phá Việt Nam thực hiện trong nhiều năm qua. Có thể kể đến
như “giải thưởng Hellman/Hammet” của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW); “giải
thưởng quốc tế Gruber” của Nghiệp đoàn Luật sư quốc tế; danh hiệu như “công dân
mạng” của Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF); giải “Phụ nữ can đảm nhất
thế giới” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ...
Để
gây sự chú ý, các tổ chức này phối hợp với một số cơ quan truyền thông như BBC,
RFA, VOA… kẻ tung người hứng, rêu rao việc trao giải thưởng với những mục đích,
ý nghĩa hết sức cao đẹp như: nhân danh, đề cao vấn đề quyền con người; xem việc
ngợi ca những cá nhân tranh đấu cho lý tưởng nhân quyền là cách để thúc đẩy,
làm cho quyền con người được thực hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất...
Trong
khi đó, những ứng viên, rồi chủ nhân các giải thưởng này khi “vinh danh” đều được
tung hô với những ngôn từ hết sức mĩ miều, như: “nhà tranh đấu bất bạo động cho
lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”; “một nhà tranh đấu dũng cảm cho nhân quyền
và dân chủ tự do cho Việt Nam”; “nhà đấu tranh cho quyền lợi của những người có
niềm tin tôn giáo, bất chấp hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình”…
Tuy
nhiên, ngay sau lớp câu từ mỹ miều đó là sự thật khôi hài. Đó là những chủ nhân
của giải thưởng, chỉ gồm những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, đang bị
điều tra hoặc chịu án tù thuộc nhóm tội danh xâm phạm an ninh quốc gia. Và chính Bắc
Truyển là một ví dụ điển hình.
Nguyễn
Bắc Truyển sinh năm 1968 tại TP.HCM. Năm 2004, Truyển cùng một Việt kiều Mỹ tên
Đỗ Thành Công tham gia thành lập cái gọi là “đảng Dân chủ Nhân dân”, một tổ chức
trái pháp luật có âm mưu thay đổi thể chế hiện hành tại Việt Nam. Năm 2006, Truyển
bị bắt do có liên quan đến kế hoạch biểu tình, rải truyền đơn vào dịp Việt Nam
tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC, và bị xử 3 năm 6 tháng tù giam vì tội “Tuyên truyền
chống nhà nước” vào năm 2007.
Sau
khi mãn hạn tù vào năm 2010, Truyển tuyên bố mình vẫn là “đảng viên đảng Dân chủ
Nhân dân”, và tiếp tục tham gia nhiều tổ chức chống đối khác trong những năm
sau, như “Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam”, các tổ chức “Phật
giáo Hòa hảo đối lập”, “Văn phòng Công lý & Hòa bình thuộc dòng Chúa Cứu thế
TP.HCM”, và “Hội Anh em Dân chủ”.
Ngày
30/7/2017, 04 đối tượng là thành viên của “Hội Anh em Dân chủ” gồm Nguyễn Bắc
Truyển, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức bị bắt và truy tố vì
tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Qua
quá trình điều tra, truy tố và xét xử khách quan, các cơ quan bảo vệ pháp luật
của Việt Nam đã làm rõ, Nguyễn Bắc Truyển và các thành viên khác trong tổ chức
“Hội Anh em Dân chủ” đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã
hội dân sự” để liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ
chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước
ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời
điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế
chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền,
phân lập”...
Ngày 5/4/2018, Nguyễn Bắc Truyển bị Tòa án tuyên phạt 11 năm tù và 3 năm quản chế về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”./.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên mà Nguyễn Bắc Truyển được nhận “giải thưởng nhân quyền”. Trước đó, vào năm 2011, Truyển cũng đã nhận được giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Gần đây, Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Truyển. Phó chủ tịch của USCIRF, bà Anurima Bhargava từ năm 2019 đã nhận bảo trợ cho Truyển qua Dự án Tù Nhân Lương tâm Tôn Giáo của Ủy hội.
Trả lờiXóaKhông thể gọi các tội phạm là tù nhân lương tâm được; chắc ở Na Uy cứ vi phạm pháp luật thì được trao giải thưởng nhân quyền
Xóanhững ứng viên, rồi chủ nhân các giải thưởng này khi “vinh danh” đều được tung hô với những ngôn từ hết sức mĩ miều, như: “nhà tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”; “một nhà tranh đấu dũng cảm cho nhân quyền và dân chủ tự do cho Việt Nam”; “nhà đấu tranh cho quyền lợi của những người có niềm tin tôn giáo, bất chấp hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình”…
Trả lờiXóangay sau lớp câu từ mỹ miều đó là sự thật khôi hài. Đó là những chủ nhân của giải thưởng, chỉ gồm những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, đang bị điều tra hoặc chịu án tù thuộc nhóm tội danh xâm phạm an ninh quốc gia. Và chính Bắc Truyển là một ví dụ điển hình.
Trả lờiXóa"Giải thưởng nhân quyền" là giải do một số tổ chức phản động đẻ ra và trao cho các thành phần có thành tích bất hảo nhất; do đó nên đổi lại là "Giải thưởng bất hảo" thì đúng hơn.
Trả lờiXóaGiải thưởng nhân quyền do các tổ chức khịa ra nhiều lắm bạn à, họ có mất gì đâu, nên chia đều cho tất cả các nhà rận chủ bị chúng ta bắt giữ, lớn bé gì đều có giải hết, không tin bạn cứ thông kê lại là thấy.
XóaQua quá trình điều tra, truy tố và xét xử khách quan, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam đã làm rõ, Nguyễn Bắc Truyển và các thành viên khác trong tổ chức “Hội Anh em Dân chủ” đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền, phân lập”...
Trả lờiXóa'Được biết, giải thưởng Stefanus được trao mỗi hai năm một lần, kèm theo giải là 10.000 Euro" cũng là một dạng tài trợ tiền chẳng qua là hình thức nó chuyên nghiệp hơn, hãm hại con người ta để vào tù rồi mà cũng không tha vẫn muốn cố vũ họ chống đối tiếp
Trả lờiXóaNgôn từ càng mỹ miều thì chất lượng càng bị người ta hoài nghi, vì giải thưởng chất lượng thì chỉ cần xướng cái tên lên người ta đã phải ngưỡng mộ rồi, Stefanus xem ra có rất nhiều điểm chung với những giải mang tính người nhà động viên nhau, vậy thì cả người trao lẫn người nhận đang làm trò cười cho dư luận rồi
Trả lờiXóa