Đắc Chí
Không ngoài dự đoán ban đầu,
một cuộc lên đồng tập thể đã diễn ra sau khi Phạm Đoan Trang bị xộ khám về tội “tuyên
truyền chống nhà nước” hôm 7/10 vừa qua.
Trước tiên phải nhắc đến
các tổ chức khoác áo “nhân quyền” có thâm niên chống Việt Nam như Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch), Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty
International).
Theo đó, vào sáng ngày
7/10, tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) đã ra thông cáo
tự cho mình cái quyền lên án vụ bắt giữ đối với Phạm Đoan Trang, người mà tổ chức
này gọi là “nhà hoạt động nhân quyền” và lớn tiếng vu cáo rằng đây là việc “gây
ô nhục cho chính phủ”. Trong khi đó, tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty
International) cũng ra thông cáo với những nội dung xuyên tạc “Việc bắt giữ cô
Phạm Đoan Trang là phải bị lên án. Cô là một khuôn mặt hàng đầu trong công cuộc
đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Bản thân cô đã truyền cảm hứng cho nhiều
nhà hoạt động trẻ khác để lên tiếng cho một đất nước Việt Nam công bằng, trọn vẹn
và tự do hơn”.
Đồng lõa với hành động của
tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) và tổ chức Ân Xá Quốc
tế (Amnesty International), Ủy Ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) vào ngày 7/10 cũng đã bất
chấp luật pháp quốc tế bằng việc phát đi kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam phải
“trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho Phạm Đoan Trang. Ngoài ra CPJ còn
kêu gọi phía Việt Nam hủy những cáo buộc đưa ra đối với ả nhà báo tuột xích này.
Sau những tổ chức khoác áo
“nhân quyền” là các vị dân biểu Mỹ mà cái tên nổi bật nhất không thể không nhắc
đến đó là Alan Lowenthal. Trả lời phỏng vấn đài RFA về việc Phạm Đoan Trang bị
bắt, Alan Lowenthal nói rằng: “Tôi nghĩ rõ ràng Việt Nam đã lợi dụng tình hình
bận rộn trước bầu cử trên chính trường Hoa Kỳ để tăng gia đàn áp giới bất đồng
chính kiến mà mới nhất là nhà báo Phạm Đoan Trang, một tác giả, một người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, được
tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới vinh danh hồi năm ngoái. Đây là một phóng
viên từng làm việc cho báo Pháp Luật của chính phủ Việt Nam, sau này trở thành
cây viết về tự do dân chủ trên mạng. Cô rõ ràng là người phát ngôn cho dân chủ
và tự do nhưng lại là đối tượng cần bị dẹp bỏ trong mắt nhà cầm quyền Việt Nam.”
Vào hùa với những nhận định
của Alan Lowenthal, Bà Rachael Chen, Phát ngôn nhân Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt
Nam vào sáng ngày 8/10 nói với RFA: “Chúng tôi lo ngại về các báo cáo ghi nhận
tác giả Phạm Đoan Trang đã bị lực lượng an ninh ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt tại
nhà riêng vào ngày 6 tháng 10. Chúng tôi đang theo dõi tình hình chặt chẽ.
Việc giam giữ cô ấy có thể
ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Chúng tôi kêu gọi chính phủ
Việt Nam đảm bảo các hành động và luật pháp của mình phù hợp với các nghĩa vụ
và cam kết quốc tế của Việt Nam.”
Và như thường lệ, ăn theo
nói leo với các tổ chức, cá nhân bên ngoài, đám dân chủ trong nước như Trương
Huy San, Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Lân Thắng,
Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Xuân Diện… cũng ra sức tâng bốc, đánh bóng tên
tuổi cho Phạm Đoan Trang, qua đó trắng trợn, xuyên tạc, bóp méo vụ việc.
Tuy nhiên, đó chỉ là tiếng
nói lạc lõng và vô giá trị. Một nguyên tắc bất di, bất dịch nhưng rất sơ đẳng
đã được quy định tại Khoản 7 Điều 2 Hiến chương của tổ chức Liên hợp quốc:
“không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”. Việt Nam là
một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ở Việt Nam, không ai bị bắt khi
chưa có hành vi vi phạm Bộ luật Hình sự.
Phạm Đoan Trang từng là một
nhà báo, nhưng do sai phạm có hệ thống nên lần lượt bị các tờ báo sa thải. Nảy
sinh bất mãn, Trang tiến hành các hoạt động chống phá nhà nước dưới vỏ bọc “xã
hội dân sự”, núp dưới chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để lôi kéo tài
trợ và nhận được sự bảo kê về chính trị. Theo thời gian, các hoạt động vi phạm
pháp luật của Phạm Đoan Trang càng trở nên công khai tới mức cực đoan, và nguy
hiểm cho xã hội.
Đáng chú ý, Phạm Đoan
Trang chính là kẻ đứng sau giật dây cho nhiều cá nhân tổ chức hoạt động chống
phá nhà nước Việt Nam. Trang được xác định là cánh tay nối dài giúp các đối tượng
trong nước liên hệ móc nối với các cá nhân, tổ chức chống phá Việt Nam ở nước
ngoài tiến hành nhiều hoạt động gây bất ổn xã hội. Trang cũng là đối tượng đã
trực tiếp cầm bút, múa phím sản xuất, tán phát hàng trăm bài viết có nội dung
chống nhà nước lên mạng xã hôi và chính Trang cũng là tác giả nhiều ấn phẩm của
NXB Tự Do với nội dung cực kỳ phản động, phản ánh sai sự thật tình hình chính
trị xã hội Việt Nam, kích động người dân phản đối mọi chủ trương chính sách và
pháp luật của nhà nước.
Như vậy có thể thấy rằng, hành vi của Phạm Đoan Trang đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên hệ quả bị bắt, khởi tố điều tra là điều đương nhiên. Do đó, không một tổ chức hay cá nhân nào có quyền phê phán và cũng không có tư cách gì để yêu cầu, đòi hỏi một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam phải làm theo những đòi hỏi phi lý, phi pháp./.
hành vi của Phạm Đoan Trang đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên hệ quả bị bắt, khởi tố điều tra là điều đương nhiên.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, Đoan Trang phạm tội thì phải bị bắt để điều tra là lẽ đương nhiên
Xóađó chỉ là tiếng nói lạc lõng và vô giá trị. Một nguyên tắc bất di, bất dịch nhưng rất sơ đẳng đã được quy định tại Khoản 7 Điều 2 Hiến chương của tổ chức Liên hợp quốc: “không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ở Việt Nam, không ai bị bắt khi chưa có hành vi vi phạm Bộ luật Hình sự.
Trả lờiXóaCông việc của một quốc gia độc lập mà một vài cá nhân, tổ chức xen vào là tự họ đã xem thường luật pháp quốc tế, thì lấy tư cách gì để đòi hỏi chúng ta phải có sự đáp trả thiện tình, cứ mặ chúng và tiếp tục làm, chúng ta đúng thì mặc gì phải sợ
Xóakhông một tổ chức hay cá nhân nào có quyền phê phán và cũng không có tư cách gì để yêu cầu, đòi hỏi một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam phải làm theo những đòi hỏi phi lý, phi pháp
Trả lờiXóaMọi trường hợp vi phạm pháp luật đều bị xử lý; Đoan Trang cũng không phải là ngoại lệ
Trả lờiXóaPhạm Đoan Trang từng là một nhà báo, nhưng do sai phạm có hệ thống nên lần lượt bị các tờ báo sa thải. Nảy sinh bất mãn, Trang tiến hành các hoạt động chống phá nhà nước dưới vỏ bọc “xã hội dân sự”, núp dưới chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để lôi kéo tài trợ và nhận được sự bảo kê về chính trị
Trả lờiXóaDù sao cũng là người biến cái xưởng in thành nhà xuất bản tự do, từ đây cho ra đời bao nhiêu cuốn sách mà kiến thức ả có được phần lớn lấy được khi còn phục vụ cho báo đài phía mình, đúng là ăn cháo đá bát đích thực, không hiểu sao đến bây giờ mới bắt con lợn nái này
Trả lờiXóaViệt Nam mình nằm bắt cơ hội nhanh lắm, chứng cứ đủ thời cơ đến là bắt thôi chứ dung túng thêm cho đám phản động làm gì nữa, xã hội đã quá bất ổn vì những tên phá hoại như chúng rồi, tống vào tù và nuôi chúng thật lâu, người dân họ hoàn toàn tình nguyện đóng thuế để làm điều đó
Trả lờiXóaCông sức của bao nhiêu tổ chức đào tạo, tài trợ cho trang để hoạt động, giờ bị bắt thì coi như công cốc rồi, chưa kể bắt ra ả này thì sẽ khai thác được thêm bao nhiêu con người, bao nhiêu bí mật nữa, nguy cơ đối với các tổ chức không chỉ là một con người mà là cả một hệ thống
Trả lờiXóa